Cảnh sát hình sự cải trang chống gây rối ở Mỹ Đình
Hàng chục cảnh sát đặc nhiệm sẽ cải trang, dùng thiết bị ghi hình để chống gây rối, đua xe ở Hà Nội và TP HCM, sau trận bán kết AFF Cup tại sân Mỹ Đình tối nay.
12 tổ công tác công an hình sự, hoá trang để ngăn chặn gây rối trong sân vận động và trên đường phố Hà Nội, TP HCM sau trận cầu giữa Việt Nam và Malaysia tối nay. Ảnh minh hoạ: Lâm Thoả.
12 tổ cảnh sát hình sự gồm 60 chiến sĩ của Công an Hà Nội sẽ cải trang khi làm nhiệm vụ, để phát hiện, ngăn chặn, khống chế những tình huống gây rối, hành vi quá khích, đua xe trái phép. “Cùng với đó, các đội hình sự hai quận Nam và Bắc Từ Liêm cũng ra quân hỗ trợ”, lãnh đạo đội Tham mưu, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) – Công an Hà Nội cho biết.
Trong sân vận động, cảnh sát cơ động Hà Nội tung toàn bộ lực lượng chốt chặn trên khán đài, đặc biệt là vị trí giáp ranh giữa cổ động viên hai đội Malaysia và Việt Nam. Máy soi an ninh được đặt trước cổng để phát hiện vật cứng, chất cháy nổ, pháo sáng… tránh gây nguy hiểm cho khán giả trận cầu.
Trên đường phố, cảnh sát giao thông Hà Nội cũng huy động tối đa quân số, cắm chốt và tuần tra trên những tuyến đường huyết mạch, nơi có đoàn cổ động viên dự kiến đi qua. Ngoài nhiệm vụ phân luồng giao thông, tránh ùn tắc, cảnh sát giao thông đồng thời phải ngăn chặn, xử lý những trường hợp lạng lách, đánh võng và đua xe trái phép.
15 tổ cảnh sát 141 được giao nhiệm vụ hỗ trợ việc đảm bảo an toàn giao thông.
Tại TP HCM, các trinh sát của Công an thành phố sẽ cải trang xâm nhập, khảo sát những địa điểm có đông thanh thiếu niên tụ tập, sử dụng phương tiện ghi hình những trường hợp quậy phá, làm bằng chứng xử lý.
“Những người hô hào, kích động ngoài việc bị giữ phương tiện có thể còn bị cảnh sát địa phương tạm giữ về hành vi gây rối trật tự công cộng”, thượng tá Trần Thanh Trà – Trưởng Phòng CSGT Công an TP HCM – cho biết.
Video đang HOT
Phòng CSGT dự trù các tình huống ở khu lân cận để tránh trường hợp những kẻ quậy phá sẽ dạt về. “Đêm bán kết lượt đi khi Việt Nam thắng, nhiều thanh niên quậy phá, vi phạm giao thông đã bị tạm giữ. Khi được hỏi, nhiều người thừa nhận không coi bóng đá nhưng ra đường chủ yếu là để quậy”, thượng tá Trà chia sẻ.
Trong trận lượt đi bán kết AFF Cup tối 7/12, bực tức vì đội nhà thua, một số cổ động viên quá khích của Malaysia đã tấn công các cổ động viên Việt Nam, khiến một người bị thương. Vụ việc làm dấy lên lo ngại về an ninh trong trận lượt về giữa hai đội trên sân Mỹ Đình.
Bá Đô
Theo VNE
Trường chi bao nhiêu tiền cho bữa ăn của trẻ?
Tại nhiều trường mẫu giáo tư thục ở Hà Nội, trung bình phụ huynh phải đóng từ 35 - 45.000 đồng tiền ăn mỗi ngày cho các bé. Số tiền ăn nói trên đã được chi tiêu thế nào? PV Tiền Phong thâm nhập vào các công ty chuyên cung cấp thực phẩm, trường học trên địa bàn để tìm câu trả lời.
Bữa trưa của học sinh trường mầm non Bước Chân Vui Nhộn.
"Chỉ nên mua từ 10-15.000 đồng/cháu"
Trong vai người mới thành lập nhà trẻ tư tìm nguồn cung cấp thực phẩm cho trường, chúng tôi liên hệ với Công ty TNHH thực phẩm Nguyên Phong có trụ sở tại tầng 5, tòa nhà Bắc Hà (đường Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội). Tiếp chúng tôi trong văn phòng, chị Hương nhân viên cho biết, công ty hiện cung cấp thực phẩm tươi sống cho khoảng 200 trường mầm non và bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn Hà Nội. Chị Hương giới thiệu với chúng tôi bảng báo giá thực phẩm với hơn 100 mặt hàng có giá khá mềm so với thị trường. Ví dụ như: thịt vai 75.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp 65.000 đồng/kg; trứng gà công nghiệp 2.000 đồng/ quả...
"Trước 5h chiều, các trường sẽ gọi điện thoại thông báo về số lượng thực phẩm cần cho ngày hôm sau. Bên chị tổng hợp và báo lại với các đơn vị cung cấp. Khoảng 4h sáng, nhà cung cấp đưa hàng đến kho sơ chế của công ty tại đường Ngụy Như Kon Tum (Thanh Xuân, Hà Nội). Nhân viên sơ chế, chia theo từng đơn hàng và đi giao cho các trường trước 7h30 sáng", chị Hương giới thiệu quy trình hoạt động của công ty.
Đặt vấn đề cần cung cấp lượng thức ăn cho khoảng 50 trẻ mầm non nhưng chưa có kinh nghiệm nhờ công ty tư vấn thực đơn, chị Hương nói: "Với 50 cháu, chị chỉ nên mua khoảng 10 -15.000 đồng/ cháu". Chị tiết lộ thêm, "có nhiều trường tư thục khoảng 50 học sinh nhưng mua thức ăn cho cả cháu và cô cùng lắm là 500 nghìn, thậm chí thấp hơn.
Những trường tư thì họ lấy rất ít, không biết là họ cân đối kiểu gì hay lấy thêm ở ngoài. Không may, chị đánh nhầm số lượng, mang thừa đến một chút thì họ bắt mang về bằng được. Họ lấy rất ít và cân đối căn ke, tính toán kỹ".
Bà Đỗ Thị Thanh Tú, Giám đốc điều hành công ty TNHH thực phẩm Nguyên Phong cho biết thêm, "khách hàng của công ty giờ cũng cần chọn lọc. Vì có nơi họ bắt công ty ký giá trị hóa đơn cao hơn lượng thực mua, chỉ lấy một phần thực phẩm tại công ty. Khi đoàn kiểm tra đến cứ xuất trình giấy tờ thực phẩm mua của công ty Nguyên Phong, mất uy tín của công ty thực phẩm".
Tiếp tục liên hệ với đơn vị cung cấp thực phẩm Youmart của Công ty cổ phần đầu tư My Way, ông Nguyễn Khắc Thắng - Trưởng phòng kinh doanh cho biết, công ty hiện đang cung cấp cho khoảng 300 trường mầm non trên địa bàn Hà Nội. Phương thức giao hàng, hoạt động của Youmart cũng tương tự Nguyên Phong. Ông Thắng tiết lộ: "Theo thông tin một số trường công mà tôi biết, tiền thực phẩm và sữa của các cháu chỉ khoảng 12 nghìn đồng/ngày". Ông Thắng cũng cho biết, không ít trường mầm non lấy thực phẩm ít nhưng yêu cầu công ty nâng khống hóa đơn và mua thực phẩm ngoài chợ bổ sung.
Phiếu thanh toán mua thực phẩm ngày 5 và 6/11/2014 của trường mầm non Bước Chân Vui Nhộn.
Sẽ kiểm tra việc thu mua thực phẩm
Theo quy định của ngành giáo dục, các trường mầm non đều phải ký hợp đồng cung ứng thực phẩm với đơn vị cung cấp có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Với những phiếu mua hàng mà PV Tiền Phong có được đối với trường mầm non Bước Chân Vui Nhộn ở địa chỉ Lô 123, TT3, Khu đô thị Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, cho thấy khá nhiều ngày trường này chỉ mua số lượng thực phẩm chưa tới 1 triệu đồng. Bà Vi Thị Nhung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường có 70 học sinh chia thành 4 lớp. Trường có mức đóng học phí từ 2 - 2,2 triệu đồng tùy theo độ tuổi, riêng tiền ăn mỗi ngày phụ huynh phải đóng cho mỗi trẻ là 45.000 đồng.
"Theo thông tin một số trường công mà tôi biết, tiền thực phẩm và sữa của các cháu chỉ khoảng 12 nghìn đồng/ngày". Ông Nguyễn Khắc Thắng - Trưởng phòng kinh doanh Youmart , Công ty cổ phần đầu tư My Way
Có mặt tại trường đúng giờ ăn trưa của trẻ vào thứ 5 (ngày 27/11), với thực đơn được đơn vị này đưa công khai lên website của trường gồm: bữa sáng với cháo vịt su su đối với nhóm nhà trẻ, bún vịt cho nhóm mẫu giáo; Bữa trưa gồm cháo tôm ngô ngọt cho nhóm nhà trẻ và cơm, thịt tẩm bột rán, canh bắp cải nấu thịt, hoa quả dành cho nhóm mẫu giáo. Tuy nhiên, quan sát bếp ăn, thực đơn của trẻ không được trường cập nhật trên bảng. Đáng chú ý, trường không có thực đơn dành cho cô theo quy định. Khi được hỏi, cô nuôi ở bếp nói: "Thực đơn của các cô được nhà bếp ra chợ mua hằng ngày theo yêu cầu của các cô". Chị Lê Vân Anh, người sáng lập trường cho biết: "Cô không ăn chung với trẻ. Để tiết kiệm chi phí, thực phẩm cho cô được trường lấy ở một trang trại".
Khẳng định không bớt tiền ăn của trẻ, bà Nhung lý giải, 45.000 đồng này được trường chi hết cho tiền ăn gồm bữa sáng, bữa trưa và 2 bữa phụ (bữa phụ thường là sữa hoặc hoa quả, sữa chua). Trong đó, tiền sữa và hoa quả là 7.000 đồng/ trẻ mỗi bữa. Kế toán phụ trách việc mua thực phẩm của trường cũng khẳng định: "tiền mua thực phẩm tươi sống của 70 trẻ thường trên 1 triệu đồng/ngày".
Tuy nhiên theo phiếu thanh toán mua thực phẩm của Công ty TNHH thực phẩm Nguyên Phong xuất cho trường mầm non Bước Chân Vui Nhộn ngày 6/11/2014 chỉ có 592.000 đồng, với sĩ số 70 học sinh đi học sẽ tương đương 8.400 đồng/cháu/ngày. Tương tự số tiền thanh toán mua thực phẩm ngày 5/11/2014 là 828.000 đồng, với sĩ số 68 học sinh đi học sẽ tương đương với 12.170 đồng/cháu/ngày...
Theo sổ ghi chép của trường, ngày 5/11 trường thu vào 3.150.000 đồng tiền ăn, trong đó có 12 cháu không ăn sáng, 18 cháu không uống sữa, nhà trường hoàn lại số tiền 234.000 đồng, vị chi còn lại 2.916.000 đồng. Trừ đi 592.000 đồng mua thực phẩm trong ngày 5/11 còn lại 2.324.000 đồng, thử hỏi số tiền này chi cho sữa, hoa quả và các loại phụ phí khác như gạo, chất đốt, mắm, muối, công nấu bếp chế biến liệu có thỏa đáng? Cũng tương tự, ngày 6/11 trường thu 3.060.000 đồng, hoàn tiền ăn sáng và sữa cho học sinh còn lại 2.833.000 đồng, trong khi tiền mua thực phẩm chỉ hết có 828.000 đồng, vậy hơn 2.000.000 đồng còn lại chi vào những khoản gì?
Phóng viên đặt câu hỏi với 45.000 đồng tiền ăn mỗi cháu/ ngày, trường mua thực phẩm như vậy có thừa tiền của các con? Chị Hằng, nhân viên kế toán kiêm lễ tân lý giải, có nhiều thực phẩm trường phải mua của người quen ở ngoài, siêu thị hoặc đại lý. Theo tiết lộ của nhân viên tại trường, không riêng trứng gà mà nhiều thực phẩm khác trường cũng tự mua bên ngoài như: trứng cút, hoa quả...
Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Trưởng phòng giáo dục quận Nam Từ Liêm - Hà Nội cho biết, theo quy định giả dụ trường mầm non chỉ lấy thực phẩm một phần ở đơn vị cung cấp có ký hợp đồng, một phần lấy chỗ khác cũng không đúng quy định. Theo bà Hương, tất cả các loại thực phẩm cho trẻ phải được lấy ở đơn vị cung ứng có hợp đồng hai bên và đảm bảo an toàn thực phẩm. "Đồng thời trường bắt buộc phải có thực đơn của cô riêng và không được trùng với thực đơn trong ngày của trẻ", bà Hương nói. Bà Hương cho biết sẽ tiến hành kiểm tra việc thu mua thực phẩm của trường này và trả lời cho báo chí biết.
Nhóm PV Khoa giáo
Báo Tiền Phong
Hà Nội: Thiếu nữ lên cầu Chương Dương tự tử lúc 2h sáng Trên đường trở về sau khi hoàn thành ca trực tại các tổ công tác 141, ba chiến sỹ Cảnh sát giao thông đã phát hiện và giải cứu một thiếu nữ định nhảy cầu Chương Dương tự tử. Vụ việc diễn ra khoảng 2h30 sáng nay, ngày 23/11. Thời điểm trên, tại khu vực giữa cầu Chương Dương xuất hiện một thiếu...