Cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ 19 sinh viên đột nhập nhà Đại sứ Mỹ
19 sinh viên Hàn Quốc tham gia biểu tình bị bắt giữ hôm 18/10 sau khi đột nhập vào khuôn viên dinh thự Đại sứ Mỹ ở Seoul, cảnh sát Hàn Quốc cho biết.
Nhóm này tự nhận là liên minh của các sinh viên đại học tiến bộ, đăng tải các bức ảnh trên tài khoản Facebook với hình ảnh một số thành viên của nhóm đang sử dụng thang để trèo tường, đột nhập vào khuôn viên dinh thự Đại sứ Mỹ Harry Harris tại Hàn Quốc.
Theo video khác, dường như được phát trực tiếp từ bên trong khu phức hợp cơ quan đại diện ngoại Mỹ ở Seoul, nhóm sinh viên Hàn Quốc giương cao biểu ngữ “Ông Harris, hãy rời khỏi vùng đất này”, phản đối việc Mỹ yêu cầu tăng 500% chi phí để duy trì sự hiện diện của 28.500 binh sĩ Mỹ ở Hàn Quốc.
Trước khi bị cảnh sát đưa ra khỏi khu vực cư trú của cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ, nhóm sinh viên la hét “Dừng can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi”, “Cút đi” và “Chúng tôi không cần quân đội Mỹ”
Đại sứ quán Mỹ tại Hàn Quốc (Ảnh: wikimedia)
Video đang HOT
Đại sứ quán Mỹ tại Hàn Quốc chưa có bình luận về vụ việc. Một quan chức cảnh sát cho Reuters biết, 19 sinh viên bị dẫn đến đồn cảnh sát để thẩm vấn.
Tháng 1/2018, các sinh viên cũng cố gắng đột nhập vào Đại sứ quán Mỹ tại Seoul trước khi bị cảnh sát chặn lại.
Tổng thống Donald Trump gần đây liên tục thúc giục đồng minh Hàn Quốc tăng cường đóng góp tài chính để duy trì sự hiện diện của 28.500 binh sĩ Mỹ. Seoul và Washington đang có các cuộc đàm phán về việc chia sẻ chi phí duy trì sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại quốc gia Đông Bắc Á.
Theo thỏa thuận Các biện pháp đặc biệt (SMA) được hai bên ký kết vào tháng 2 năm nay, có hiệu lực từ tháng 4 và hết hạn vào ngày 31/12/2019, Hàn Quốc đồng ý chi 871 triệu USD, tăng 8,2% so với năm trước.
(Nguồn: Reuters)
KÔNG ANH
Theo VTC
Thủ tướng Anh trúng đòn "kép"
Chính phủ Anh hôm 5-9 thông báo từ bỏ nỗ lực vận động thượng viện bác bỏ một dự luật, theo đó ngăn nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - gọi tắt là Brexit - mà không đạt được thỏa thuận nào.
Bước đi này diễn ra một ngày sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson chứng kiến 2 thất bại nặng tại quốc hội trong diễn biến đe dọa khiến chính trường trong nước và tiến trình Brexit thêm hỗn loạn.
Đầu tiên, các nghị sĩ hạ viện đã bỏ phiếu thông qua dự luật có nội dung ngăn ông Johnson hiện thực hóa kịch bản một Brexit không thỏa thuận vào ngày 31-10 tới. Cụ thể, theo Reuters, nhà lãnh đạo này phải đề nghị EU dời hạn chót "chia tay" thêm 3 tháng nếu hai bên không đạt được thỏa thuận về vấn đề này vào ngày 19-10.
Trước đó, ông Johnson tuyên bố phản đối việc gia hạn này và sẵn sàng đưa Anh khỏi EU ngay cả khi không có thỏa thuận nào đạt được, nếu cần. Dự luật này nhiều khả năng được Thượng viện Anh thông qua và sau đó được Nữ hoàng Anh phê chuẩn để trở thành luật trước khi quốc hội Anh dừng hoạt động vào tuần tới.
Một người ủng hộ và một người chống Brexit biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội Anh ở thủ đô London hôm 5-9 Ảnh: Reuters
Sau khi trúng đòn đầu tiên, ông Johnson đã đề xuất tổ chức bầu cử sớm vào ngày 15-10 nhưng không nhận được sự ủng hộ của 2/3 nghị sĩ hạ viện. Đáng chú ý, các nghị sĩ của Công đảng đối lập đã bỏ phiếu trắng đối với đề xuất này. Các thủ lĩnh của đảng này tuyên bố họ chỉ ủng hộ bầu cử sớm nếu dự luật nói trên được ký ban hành thành luật.
Diễn biến trên không có gì quá bất ngờ, nhất là sau khi Đảng Bảo thủ cầm quyền mất thế đa số tại hạ viện do một số nghị sĩ đảng này "đào tẩu". "Đây là kỳ trăng mật ngắn ngủi nhất trong lịch sử chính trị Anh" - ông Jon Tonge, chuyên gia tại Trường ĐH Liverpool (Anh), nhận định với báo The Washington Post về những gì ông Johnson trải qua sau khi nắm quyền được 6 tuần.
Giới chức ngoại giao EU có lẽ cũng ít nhiều thất vọng khi thấy tình cảnh của ông Johnson lúc này. Họ từng hy vọng nhà lãnh đạo này thành công hơn người tiền nhiệm Theresa May trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của quốc hội đối với một thỏa thuận Brexit. Dù vậy, các nhà thương thảo EU nói thêm họ vẫn đang chờ những đề xuất mới từ chính quyền ông Johnson về vấn đề Brexit.
Hoàng Phương
Theo nld.com.vn
Người biểu tình làm loạn trong toà nhà lập pháp Hong Kong Người biểu tình đã làm loạn trong toà nhà Hội đồng lập pháp Hong Kong, đập phá tranh, bôi bẩn lên các bức tường bằng graffiti. Cuộc biểu tình náo loạn diễn ra đúng ngày kỷ niệm Hong Kong được trả về Trung Quốc năm 1997. Theo Reuters, một nhóm nhỏ hầu hết là sinh viên đội mũ cứng và mặt nạ trước...