Cảnh sát gốc Việt nổ súng bắn tù nhân vượt ngục
Cảnh sát gốc Việt Nguyễn Phong, 25 tuổi trong lúc đưa tù nhân di chuyển từ trại giam đến cơ sở y tế, lợi dụng lúc sơ hở, tù nhân này đã cướp xe để bỏ trốn buộc cảnh sát Phong phải nổ súng bắn.
Tù nhân Gregory Ganci, 52 tuổi.
Cảnh sát LasVegas, Mỹ đang xem xét việc thay đổi cách thức di chuyển tù nhân sau khi xảy ra vụ cảnh sát nổ súng bắn tù nhân định vượt ngục. Sở cảnh sát cho biết, cảnh sát gốc Việt Nguyễn Phong đã nổ súng bắn tù nhân. Cảnh sát Phong đã làm việc ngoài giờ vào ngày thứ Tư tại trại giam Clark County Detention Center, nơi mà anh Phong đã được giao công tác mang tù nhân Gregory Ganci, 52 tuổi, đến cơ sở y tế Steinberg Diagnostic Medical Imaging tại địa chỉ 2950 S. Maryland Parkway.
Ngày 27.3, cũng là ngày ông Ganci được chuẩn bị nghe tòa tuyên án liên quan đến vai trò của ông trong một vụ cướp xảy ra vào ngày 16.4.2018. Chỉ có một mình cảnh sát Nguyễn Phong với tù nhân trong lúc di chuyển đến sở y tế.
Vào khoảng trước 9 giờ sáng, Nguyễn Phong đã hộ tống tù nhân Ganci. Lúc đó tù nhân này đã mang dây xích trên bụng và hai chân. Phong đã dắt tù nhân này trong bãi đậu của sở y tế trở lại chiếc xe không phù hiệu của cảnh sát.
Trong cùng thời gian, có hai người đàn ông đã cung cấp dịch vụ tô điểm cho xe của nhân viên của cơ sở y tế. Hai người này đã bước ra ngoài một chiếc xe tải Chevy Silverado 2016 mà không tắt máy. Một ông đã bước vào sở y tế, người còn lại đang lấy một món gì đó phía sau xe.
Nhận biết chùm chìa khóa còn nằm trong ổ xe, tù nhân Ganci liền nhảy vào ghế tài xế và phóng xe bỏ chạy, đưa đến sự việc cảnh sát viên Nguyễn Phong bắn ba phát súng nhắm vào hướng chiếc xe. Một phát đã bay xuyên qua cửa sổ của tài xế và trúng vào bắp tay trái của Ganci.
Video đang HOT
Bên trong chiếc xe bị ăn cắp cũng có súng của chủ xe. Biết điều đó nên sở cảnh sát đã kêu gọi lực lượng từ trung tâm thành phố cũng như từ vùng đông bắc đến trợ giúp.
Tù nhân Ganci đã lái xe ra ngoài bãi đậu và phóng lên hướng bắc của đường Maryland Parkway, tông vài lần vào một chiếc xe đang đậu ở ngã tư đèn đỏ, cố ý tìm đường vượt qua ngã tư. Trong cuộc rượt đuổi, nhiều cảnh sát đã rút súng nhắm vào xe của Ganci. Cảnh sát viên Nguyễn Phong cũng lái xe của anh chạy theo xe của tù nhân.
Cuộc rượt bắt kéo dài 13 phút xuống đến trung tâm thành phố, kết thúc tại đường Main Street và Carson Avenue, khi xe của Ganci hết xăng, cảnh sát nói.
Ganci được chở vào bệnh viện với vết thương trên tay. Cảnh sát nói rằng rất may là xe hết xăng, nếu không thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra thêm nhất là trong xe có súng.
Sau vụ việc cảnh sát Nguyễn Phong bị tạm nghỉ có lương trong lúc cuộc điều tra đang tiến hành. Tại cuộc họp báo, Phó Trưởng Cảnh Sát Charles Hank nói rằng giờ đây Sở phải xét lại thủ tục di chuyển tù nhân. Sở phải cần ít nhất hai cảnh sát viên tháp tùng mỗi tù nhân.
Ông Hank cũng cho biết Sở Cảnh Sát sẽ điều tra về việc tại sao anh Nguyễn Phong đã không gắn camera trên cơ thể theo qui định của Sở. Anh Phong đã gia nhập sở cảnh sát này vào tháng 10, 2016.
Theo Danviet
Sát nhân "Chó điên" và những vụ án kinh hoàng: Án chồng án và kết cục gây tranh cãi
Ngay cả khi bị giam giữ, kẻ sát nhân vẫn điên cuồng gây ra nhiều tội ác khiến cơ quan chức năng phải đau đầu. Tuy nhiên, sau 23 năm giam giữ, Archie bất ngờ được thả ra trong sự phản đối của nhiều người.
Những năm 1970-1980, cái tên Archibald Beattie McCaffery đã trở thành nỗi ám ảnh với người dân Australia. Được biết đến với biệt danh "Chó điên", tên sát nhân khét tiếng bắt đầu giết người điên cuồng sau cái chết của con trai 6 tuần tuổi với niềm tin mãnh liệt rằng chỉ cần sát hại đủ 7 người, đứa con chết yểu sẽ trở về với hắn.
Tù nhân cứng đầu
Sau khi nhóm của Archie bị bắt giữ, cảnh sát không mất nhiều thời gian để thu thập bằng chứng kết tội "Chó điên" và đồng bọn của hắn. Theo đó, Mick Meredith và William Richard cùng chịu mức án 18 năm tù, Rick Webster nhận mức án 4 năm tù, Julie Todd bị kết án 10 năm tù nhưng sau đó đã treo cổ tự tử trong nhà tắm trại giam khi vừa bước sang tuổi 17. Carol Howes thoát tội do đang mang trong mình cái thai 8 tháng của "Chó điên".
Với Archie McCafferty, cơ quan chức năng cho biết dù có những dấu hiệu bất thường về tâm lý nhưng Archie không phải một kẻ điên và vẫn phải chịu trách nhiệm cho những tội ác của mình. Tòa án đã tuyên phạt 3 án chung thân cho kẻ sát nhân không hề tỏ ra hối lỗi này.
Sau hơn 23 năm bị giam giữ, "Chó điên" một thời đã được trở về với cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo sợ là Archie không hề che giấu ý định sẽ tiếp tục giết người dù bị bắt giam. Trên đường bị giải từ phòng xử án tới nhà giam, "Chó điên" liên tục vùng vẫy và la hét đòi giết thêm 4 người nữa để hoàn thành kế hoạch đưa con trai quay trở lại.
Trong nhà tù, Archie luôn tỏ ra cứng đầu khiến cán bộ trại giam khá vất vả. Khi được một đài truyền hình đến phỏng vấn, Archie hùng hồn tuyên bố rằng không trở ngại nào có thể ngăn cản hắn giết người. Các bác sỹ khẳng định Archie ngày càng có biểu hiện của chứng tâm thần phân liệt, thường xuyên ở trạng thái hoang tưởng, không làm chủ được bản thân.
Trong suốt thời gian trong tù, Archie được điều trị các liệu pháp tâm lý cũng như phải uống một liều lượng không nhỏ thuốc an thần. Bên cạnh đó, nhà tù cũng phải canh gác gắt gao, đảm bảo an ninh tối đa để kiểm soát Archie.
Kết cục gây tranh cãi
Tháng 4/1980, Archie thực hiện một cuộc vượt ngục. Hắn lợi dụng đục những tảng tường mục do ẩm ướt trong nhà giam tạo thành một đường hầm để trốn thoát. Tuy nhiên hắn đã không gặp may khi các quản ngục đã kịp phát hiện khi đường hầm vẫn chưa hoàn thành. Kể từ đó, "Chó điên" càng bị siết chặt giam giữ.
Giữa năm 1981, 4 tù nhân bị giết chết ngay trong chính nhà tù Parramatta nơi Archie đang cải tạo. Sau khi tiến hành điều tra, cảnh sát liên bang khẳng định, Archie có mặt khi vụ thảm sát xảy ra và ra tay sát hại 1 trong số 4 nạn nhân. Tháng 9/1981, Archie bị tuyên án thêm 14 năm tù giam vì tội giết phạm nhân ngay trong nhà tù.
Tuy nhiên, "Chó điên" vẫn chưa chịu ngồi yên khi tháng 11/1981, Archie bị bắt quả tang tàng trữ và vận chuyển trái phép 10 gói giấy bạc chứa heroin tổng hợp. Archie phải nhận thêm mức án 3 năm tù.
Dù phải chịu 3 bản án chung thân cộng với 17 năm tù giam nhưng Archie không ngừng gửi đơn xin được miễn giảm tội và ân xá dù rất nhiều lần bị bác bỏ. Cuối cùng, sự kiên trì của hắn cũng có kết quả. Tháng 11/1991, lá đơn của Archie được xem xét. Thẩm phán cho rằng với 20 năm ở trong tù, Archie sẽ đủ điều kiện được cấp lệnh tạm tha vào năm 1993.
Trong 4 năm cuối cùng bị giam giữ, Archie luôn thể hiện là một tù nhân mẫu mực. Ngày 19/4/1997, kẻ sát nhân "Chó điên" chính thức được thả sau hơn 23 năm bị giam cầm tại nhiều nhà tù. Tuy nhiên, lệnh thả Archie ngay lập tức vấp phải một làn sóng phản đối dữ dội của dư luận. Người dân vẫn chưa quên tuyên bố của Archie rằng sẽ không ngừng giết người cho tới khi đạt được con số 7 nạn nhân. Trước những phản ứng mạnh mẽ, cơ quan chức năng đã quyết định trục xuất Archie ra khỏi đất nước Australia, trở về nơi hắn sinh ra ở Scotland.
Tháng 10/1998, Archie bí mật kết hôn với Mandy Queen - một người phụ nữ mà "Chó điên" quen trong thời gian bị giam giữ. Kể từ đó, tội ác của kẻ từng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân Australia một thời cũng chìm dần vào quá khứ.
Theo Danviet
Thanh niên gốc Việt làm "thiên thần tuyết", được dân Mỹ hết lời khen ngợi "Cậu ấy là thiên thần của tôi, thật vậy. Cậu ấy là cứu tinh của tôi", bà cụ người Mỹ khen thanh niên gốc Việt. Max Nguyen dọn tuyết bên ngoài nhà của bà Gloria Maier ở thành phố Madison, Mỹ Tuần trước, một con bão mùa đông đã che phủ thành phố Madison, bang Wisconsin, nước Mỹ, với lớp tuyết dày. Các...