Cảnh sát giao thông phải ‘giúp đỡ nhân dân từ những việc nhỏ nhất’
Phong trào “Mỗi chiến sỹ, mỗi ngày, một việc tốt phục vụ nhân dân” đang trở thành đòn bẩy đột phá xây dựng lực lượng CSGT Thủ đô trong sạch, vững mạnh.
Lần đầu tiên khi tiếp xúc, Trung úy Võ Minh Hiếu đã để lại ấn tượng khó quên với chúng tôi, đó là khi anh đang phải cấp cứu tại Bệnh viện 198. Lúc đó, anh bị thương ở mặt, ở vai và phải khâu hơn chục mũi do dũng cảm quên mình can ngăn một trường hợp va chạm giao thông dẫn đến xích mích.
Từ câu chuyện của Trung úy Võ Minh Hiếu
Lần đó, trong lúc làm nhiệm vụ phân luồng giao thông tại nút giao Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển – Khuất Duy Tiến, anh phát hiện hai đối tượng Nguyễn Mạnh Hùng (28 tuổi) và Trần Minh Thùy (27 tuổi) ở huyện Đan Phượng va chạm giao thông và đuổi theo chém anh Nguyễn Mạnh Hà (30 tuổi) ở Nam Từ Liêm.
Với tinh thần dũng cảm, đảm bảo an toàn cho người dân, Trung úy Võ Minh Hiếu đã đuổi theo, ngăn chặn các đối tượng trên. Trong lúc can ngăn, anh bất ngờ bị đối tượng Trần Minh Thùy dùng hai tay hai dao chém vào mặt và vai. Tuy nhiên, anh Hiếu vẫn dũng cảm, kiên quyết lao vào quật ngã, bắt giữ đối tượng để đảm bảo an toàn cho người đi đường. Trung úy Võ Minh Hiếu đã được UBND TP Hà Nội tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào đấu tranh, phòng chống tội phạm năm 2014.
Đã gần 1 năm trôi qua, lần này, có duyên gặp lại Trung úy Võ Minh Hiếu tại hội nghị sơ kết phong trào thi đua của lực lượng CSGT “Mỗi ngày, mỗi chiến sỹ, một việc tốt phục vụ nhân dân” do Phòng CSGT Hà Nội tôn vinh gương cán bộ chiến sỹ, vết thương trên người anh giờ chỉ còn lại những vết sẹo mờ, nhưng nụ cười hiền hậu, nước da đen rắn rỏi vẫn không hề thay đổi.
Trung úy Võ Minh Hiếu với công việc phân luồng giao thông hàng ngày
Trung úy Võ Minh Hiếu kể một kỷ niệm khác. Vào một tối tháng 4/2015, khi đang làm nhiệm vụ tại nút giao Lê Trọng Tấn – Quang Trung, phát hiện bé trai chừng 6 tuổi đang đi một mình trên đường rất nguy hiểm. Tiếp cận, hỏi han thì cậu bé cho biết tan học, theo bạn đi chơi rồi quên mất đường về.
Nhanh trí, anh đã điện thoại đến đường dây nóng của kênh VOV Giao thông để thông báo nhận diện đặc điểm của cháu bé, số điện thoại liên lạc, rồi nhờ một chiến sỹ cùng đội đưa về trụ sở Đội CSGT số 7. Rất may, nhờ nghe được thông tin qua kênh VOV Giao thông, bé đã trở về an toàn với người thân.
Video đang HOT
Trung úy Võ Minh Hiếu chia sẻ: Từ nhỏ, anh đã mơ ước trở thành một chiến sỹ công an. Hình ảnh người chiến sỹ công an nghiêm trang trong bộ quân phục đã theo anh suốt tuổi thơ đến khi trưởng thành. Sau 2 năm nghĩa vụ tại Trại giam số 6, năm 2007, Trung úy Võ Minh Hiếu đã thi đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân, học chuyên ngành CSGT.
Năm 2012, anh tốt nghiệp và được phân công công tác tại Đội CSGT số 7 cho đến nay. Gắn bó với công việc của CSGT tại một trong những quận có tình hình giao thông phức tạp nhất trong cả nước đã được 3 năm, công việc đòi hỏi phải tiếp xúc rất nhiều với nhân dân mỗi ngày, nhưng anh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn đặt vị trí của mình vào vị trí của người tham gia giao thông để ứng xử đứng mực nhất.
Thực hiện phong trào “Mỗi ngày, mỗi chiến sỹ, một việc tốt phục vụ nhân dân” thực hiện từ 2014 – 2015, Phòng CSGT Hà Nội đã có trên 5.000 lượt gương người tốt việc tốt phục vụ nhân dân, trong đó có nhiều gương mặt trẻ tiêu biểu của Công an Thủ đô. Cùng với Trung úy Võ Minh Hiếu, còn có Thiếu uý Lương Văn Quý, Đội CSGT số 4 đã phát hiện, bắt giữ đối tượng tàng trữ trái phép vũ khí thô sơ, bắt giữ đối tượng chở hàng hoá nhập lậu; Thiếu úy Nguyễn Văn Hùng, Đội CSGT số 6 nhặt được ví rơi trên đường có 50 triệu đồng, cùng nhiều giấy tờ quan trọng, trả lại người mất…
CSGT phải biết giúp đỡ nhân dân từ những việc làm nhỏ nhất
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT Hà Nội cho biết: Phong trào thi đua “Mỗi ngày, mỗi chiến sỹ, một việc tốt phục vụ nhân dân” tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, tư tưởng cán bộ, chiến sỹ, từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, thi đua lập thành tích, xây dựng gương người tốt việc tốt.
Phòng CSGT Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì phong trào đồng hành với các phong trào thi đua khác như: Xây dựng lực lượng nữ CSGT hướng dẫn giao thông tại các điểm nóng, CSGT học cách sơ cứu người để cấp cứu, vì an ninh tổ quốc…
“Ngoài làm tốt công tác chuyên môn, CSGT phải biết giúp đỡ nhân dân từ những việc làm nhỏ nhất. CSGT Hà Nội với hơn 50% quân số là đoàn viên thanh niên, tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng đã luôn phát huy vai trò xung kích, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, tình nguyện khắc phục mọi khó khăn gian khổ hoàn thành tốt nhiệm vụ Thủ đô giao phó”, Đại tá Đào Vịnh Thắng nhấn mạnh.
Thượng tá Nguyễn Ngọc Mẽ, Phó trưởng Phòng CSGT Hà Nội đánh giá thêm: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng luôn được đơn vị chú trọng, xây dựng tác phong, thái độ đúng đắn, kính trọng, lễ phép với nhân dân. Đặc biệt, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, chấn chỉnh tư thế, tác phong, lời ăn, tiếng nói đối với cán bộ chiến sỹ là nhiệm vụ hàng ngày của từng người đội trưởng các đội CSGT, nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong giao tiếp ứng xử.
Thực tế, CSGT Hà Nội đã để lại nhiều hình ảnh đẹp, thân thiện, tận tụy với nhân dân trên mỗi đường phố Thủ đô.
Rõ ràng, những hi sinh vất vả của cán bộ chiến sĩ CSGT không ồn ã, mà là những chiến công thầm lặng, đóng góp cho sự thông suốt, an toàn trên các tuyến đường.
Theo Thê thao & Văn hoa
Hà Nội phạt gần 700 tài xế uống rượu, bia khi lái xe
Theo thống kê, sau 2 đợt ra quân cao điểm xử phạt lái xe uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, các Đội CSGT Hà Nội đã xử phạt gần 700 trường hợp vi phạm.
Sáng 4/2, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, trong nửa tháng đợt 2 ra quân xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ (từ ngày 15/1-31/1/2015), các Đội CSGT trên địa bàn thành phố đã xử phạt 212 trường hợp vi phạm; trong đó mô tô là 203 trường hợp, ô tô 9 trường hợp.
Ngoài bị phạt tiền theo quy định, tất cả các trường hợp tài xế uống rượu bia khi điều khiển xe đều bị tạm giữ phương tiện, tùy theo mức độ vi phạm và có số ngày tương ứng.
Trước đó, trong 15 ngày ra quân của đợt 1 (từ 15/12/2014 31/12/2014), các Đội CSGT Hà Nội cũng đã xử phạt 464 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Như vậy, trong vòng 30 ngày của 2 đợt ra quân về xử lý vi phạm nồng độ cồn, Phòng CSGT Hà Nội đã xử phạt 676 trường hợp vi phạm.
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn của chủ phương tiện vi phạm.
Theo kế hoạch đã được phê chuẩn, các đợt cao điểm xử phạt lái xe uống rượu bia khi điều khiển phương tiện ở Hà Nội sẽ tập trung thành 3 đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, cụ thể: Đợt 1, từ 15/12 đến 31/12/2014; đợt 2, từ 15/1/2015 đến 31/1/2015; đợt 3, từ 15/2/2015 đến 28/2/2015.
"Càng đến những ngày cận Tết Âm lịch, người dân càng hay sử dụng rượu bia nên tình trạng người điều khiển phương tiện ngoài đường có nồng độ cồn vượt quá qui định chắc chắn sẽ tăng lên. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm quyết liệt trong đợt ra quân lần 3 này, vì phần lớn các vụ tai nạn đều có liên quan đến rượu bia", Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT Hà Nội cho biết.
CSGT giúp đỡ 5.000 người qua đường
Trao đổi với báo chí sáng ngày 4/2, ông Trưởng Phòng CSGT Hà Nội cho biết, trong năm qua, đơn vị này đã chủ động xây dựng triển khai thực hiện 67 chuyên đề là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông; trong đó có những chuyên đề kịp thời có hiệu quả được dư luận đánh giá cao.
Lực lượng CSGT Thủ đô đã kiểm tra xử lý hơn 609.000 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 170 tỷ đồng, tạm giữ gần 24.000 phương tiện và 176.000 bộ giấy tờ, tước giấy phép lái xe 32.929 trường hợp.
"Năm 2014, lực lượng CSGT Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ trên 5.000 lượt người già, trẻ em, phụ nữ khuyết tật, người nước ngoài khi tham gia giao thông, góp phần làm giảm ùn tắc và nâng cao hình ảnh giao thông Thủ đô", ông Trưởng Phòng CSGT Hà Nội cho biết.
Theo ông Thắng, trong năm qua, tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, Phòng CSGT Hà Nội đã lắp đặt 32 cụm loa tại 32 nút giao thông trọng điểm để tuyên truyền cho hàng triệu lượt người nghe. Việc làm này đã góp phần nâng cao ý thức và giảm tai nạn cho người tham gia giao thông....
Theo Nghị định 71/2012/NĐ CP qui định người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 0,4 mg/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng; Hành vi này đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 1.000.000 triệu đồng.
Trường hợp người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10 15 triệu đồng.Còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, hành vi vi phạm này bị phạt từ 2 3 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 30 đến 60 ngày tùy theo mức độ vi phạm.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Những bóng hồng giảm nhiệt giao thông Thủ đô Dù trời nắng như đổ lửa, hay mưa ngập đường, rét cắt da cắt thịt, những nữ cảnh sát giao thông (CSGT) thuộc công an TP Hà Nội vẫn sẵn sàng đứng chốt vào các khung giờ cao điểm để điều tiết giao thông, giảm ùn tắc. Sau giờ làm việc căng thẳng, họ lại về với trách nhiệm làm vợ, làm mẹ......