Cảnh sát đường thủy rùng mình kể chuyện tìm thấy thi thể chị Huyền
Người đầu tiên phát hiện thi thể chị Huyền – nạn nhân TMV Cát Tường) hóa ra là Trung tá Nguyễn Văn Thông, cán bộ Đội tuần tra kiểm soát đường thủy số 3 Công an Hà Nội; chứ không phải là người dân thôn Văn Đức.
Nạn nhân TMV Cát Tường
Ngày 18/7/2014, một xác người không đầu bất ngờ nổi lên trên mặt nước tại bến đò Văn Đức, xã Gia Lâm, TP.Hà Nội. Sau khi giám định gen, phân tích các đặc điểm… đến ngày 6/8/2014, người thân của chị Huyền đã chính thức nhận được kết quả giám định ADN từ Công an TP.Hà Nội khẳng định thi thể không đầu được phát hiện vào ngày 18/7 chính là xác chị Huyền.
Tìm về thôn Trung Quan, xã Văn Đức, phóng viên đã có cuộc tiếp xúc với ông Nguyễn Đức Hùng, Chủ tịch UBND xã Văn Đức. Ngay từ đầu cuộc trò chuyện, ông Hùng một mực khẳng định rằng, người phát hiện ra thi thể của nạn nhân Huyền chính là Trung tá Nguyễn Văn Thông, cán bộ Đội tuần tra kiểm soát đường thủy số 3, Công an TP.Hà Nội.
“Vào khoảng 10h ngày 18/7, tôi nhận được điện thoại của anh Thông thông báo rằng, anh và tổ tuần tra của mình vừa phát hiện thấy xác chết nổi ở sông thuộc địa bàn xã Văn Đức. Đồng thời, anh Thông cũng yêu cầu chúng tôi cử lực lượng tới bảo vệ hiện trường. Trước đó tôi chưa nhận được một thông tin gì từ người dân thông báo họ phát hiện ra xác chết đó”, ông Chủ tịch khẳng định.
Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với Trung tá Nguyễn Văn Thông khi anh vừa hoàn thành ca trực tuần tra về.
Thưa anh, anh cùng tổ tuần tra đã phát hiện ra thi thể nạn nhân vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường như thế nào?
Công việc hằng ngày của tôi và đồng đội là làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát đảm bảo an toàn trật tự giao thông đường thủy trên tuyến sông từ Km150 đến Km177. Hôm đó, theo lịch phân công của đội, tôi được cử làm tổ trưởng một tổ tuần tra gồm ba người. Ca trực bắt đầu từ lúc 9h sáng tới 11h30′ trưa, về nghỉ tới 1h30′ chiều lại tiếp tục công việc tuần tra.
Gần 10h ngày 18/7, khi ca nô tuần tra đi đến địa bàn xã Văn Đức, vì nước hôm đó rất to nên tổ tuần tra đành phải đi sát vào trong bờ để tránh luồng nước. Trong lúc đứng trên xuồng để quan sát xung quanh, tôi phát hiện một xác chết nổi đang mắc phải một cái mấu cẩu của Hợp tác xã Công nghiệp 22 tháng 12.
Người đầu tiên thấy xác chị Huyền trên sông
Video đang HOT
Tôi gọi điện về chỉ huy phòng báo cáo tình hình, đồng thời gọi điện báo sự việc vừa phát hiện thấy cho Chủ tịch UBND xã Văn Đức biết. Ngoài ra, nhằm tránh sự tò mò của những người dân chài đang hoạt động đánh bắt cá gần đó, tôi yêu cầu lãnh đạo xã cử lực lượng xuống bảo vệ hiện trường và giải quyết vụ việc.
Anh có phải là người đầu tiên phát hiện ra thi thể?
Trước đó, có người dân nào đã phát hiện ra xác chết chưa thì tôi không thể khẳng định được. Bởi vì, khi phát hiện ra xác chết, lúc ấy thi thể nạn nhân đang lềnh bềnh trên mặt nước và cách đó không xa, các thuyền chài vẫn đang đánh bắt cá bình thường.
Vì sao anh không tham gia việc khám nghiệm hiện trường?
Khi lực lượng của xã tới, chúng tôi bàn giao thi thể đó lại và lại tiếp tục công việc tuần tra của mình. Những việc như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi… không thuộc thẩm quyền của chúng tôi nên giao lại cho bên chuyên trách.
Khi phát hiện ra thi thể, anh có nghĩ rằng mình đã tìm thấy “chìa khóa” của một vụ án dư luận quan tâm?
Trước khi làm công tác tuần tra giao thông đường thủy, tôi đã từng có 20 năm làm cán bộ điều tra. Khi phát hiện ra thi thể này, tôi linh cảm đây rất có thể là xác của nạn nhân Huyền.
Thời điểm xảy ra vụ án nghiêm trọng, chính đội của chúng tôi cũng từng tham gia truy tìm tung tích nạn nhân. Bởi nạn nhân bị ném ở giữa cầu Thanh Trì, thuộc địa bàn quản lý của chính đội chúng tôi.
Chúng tôi đã được thông báo về đặc điểm nhận dạng nạn nhân từ PC45 nên mỗi khi đi tuần tra, anh em đều chú ý quan sát và theo dõi mọi ngóc ngách trên tuyến sông, hi vọng sẽ giúp đỡ được quá trình phá án. Bởi vậy, trong lúc đợi lực lượng của xã đến, tôi đã cùng hai đồng đội tiến lại kiểm tra thi thể.
Anh có thể nói rõ hơn?
Khi vào kiểm tra, chúng tôi thấy xác chết đang trong thời kỳ phân hủy và trong tư thế nằm ngửa lên trên mặt nước. Xác chết này không có đầu, hai tay giơ lên phía trên đầu nhưng không có hai bàn tay. Chiếc áo ngoài cùng áo lót bên trong bị tốc ngược lên phía cổ. Trong khi phần ngực, phần bụng đã bị phân hủy hết, phần mông và phần đùi vẫn được mặc bằng chiếc quần màu đen. Tuy nhiên, phần dưới này chỉ nổi đến đầu gối còn lại đằng phía hai bàn chân thì không nhìn thấy gì.
Nhớ lại thông tin từ PC45 cung cấp trước đó về đặc điểm nhận dạng thì nạn nhân là phụ nữ, mặc quần âu màu đen, áo nền trắng chấm bi. Qua quá trình quan sát, kiểm tra thì chúng tôi thấy đặc điểm của xác chết cũng tương đối trùng khớp với đặc điểm nhận dạng của nạn nhân Huyền.
Hơn nữa, qua chiếc áo lót trên người xác chết cũng phần nào cho thấy đây là một nạn nhân nữ. Bên cạnh đó, xác chết này đã là xác chết từ lâu rồi nên chúng tôi càng có thêm căn cứ để cho rằng đây là xác của chị Huyền.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện/.
Theo Dantri
Xe quá tải "lọt" trạm cân: Sự "dẫn lối" của những tờ giấy bạc!?
Nhà xe và lực lượng chức năng "làm luật" thông qua những tờ bạc tổng giá trị từ 300.000 nghìn đồng tới 5 triệu đồng. Đó chính là lí do tại sao những xe quá tải chạy từ Bắc vào Nam "lọt" qua trạm cân một cách quá dễ dàng.
Hàng trăm xe quá tải "biến mất" trong đêm!
Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) - cho biết, qua 4 tháng triển khai kiểm soát tải trọng xe (KSTTX), dù đạt được một số kết quả nhưng tình trạng tiêu cực xuất hiện ngày càng phức tạp và phổ biến ở nhiều địa phương.
Theo ông Huyện, trong hoạt động vận tải còn rất nhiều tổ chức và cá nhân là chủ hàng và chủ mua hàng cố tình ép lái xe chở quá tải hoặc không có trách nhiệm trong việc bốc xếp, giao nhận hàng hóa quá tải trọng của xe; một số chủ doanh nghiệp vận tải cố tình chở quá tải và tìm cách móc nối với "cò xe", "môi giới" với một bộ phận lực lượng làm công tác tuần tra kiểm soát giao thông và tại các trạm cân, nhân viên bảo vệ, làm nhiệm vụ tại dự án xây dựng đường để cho xe quá tải lưu thông... Trong khi đó, người lái xe cũng chỉ là người làm công ăn lương, chịu sức ép của chủ xe nên vẫn chấp nhận chở hàng quá tải, thậm chí chống đối lực lượng chức năng, cố tình phá hoại thiết bị cân kiểm tra tải trọng.
Tuy nhiên, sự tiêu cực nói trên chưa nghiêm trọng bằng sự tiêu cực của chính lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) và tuần tra kiểm soát đảm bảo an toàn giao thông (ATGT). Đó là cái "cớ" để tình trạng xe chở quá tải dễ dàng vượt các trạm cân, qua các chốt kiểm tra của Cảnh sát giao thông (CSGT).
Tiêu cực trong KTTTX đang diễn ra phổ biến và phức tạp ở các địa phương (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
"Từng đoàn xe chở quá tải từ 50% đến 200% vẫn đi trót lọt từ Quảng Ninh, Hải Phòng qua nhiều địa phương, qua nhiều trạm cân đi lên Lào Cai, Điện Biên, đi từ các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh phía Nam và ngược lại. Nhiều xe chở đúng tải trọng thì bị dừng để cân kiểm tra trong khi vào giờ giao ca, giờ ăn cơm của CSGT, buổi tối, trời mưa thì từng đoàn xe quá tải vượt qua trạm cân mà không bị dừng kiểm tra. Tình trạng ban ngày hàng trăm xe quá tải dừng ở 2 đầu trạm cân nhưng chỉ sau một đêm thì hàng trăm xe này biến mất mà không xe nào bị cân kiểm tra" - ông Huyện dẫn chứng.
Liên quan đến vấn đề tiêu cực, vị Tổng cục trưởng ĐBVN cũng cho biết đã tiếp nhận rất nhiều vụ việc vi phạm của lực lượng chức năng từ kênh phản ánh qua đường dây nóng của Tổng cục. Đơn cử như việc xe tải qua muốn đi qua quốc lộ 37 (đoạn gần cầu Cẩm Lý) thì phải "làm luật" với tổ KTTTX của tỉnh Bắc Giang từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng.
"Tùy mức độ khó khăn và đoạn đường vượt qua khu vực có trạm KTTTX, lái xe "làm luật" qua "cò" với lực lượng chức năng ở các trạm cân tại Bắc Giang, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông... Mức làm luật từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng, thậm chí là 5 triệu đồng/xe" - ông Huyện cho hay.
"Xử" tiêu cực bằng... cán bộ nguồn
Không chỉ xảy ra trong vận tải và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, sự tiêu cực trong hoạt động KTTTX còn xảy ra ở khâu quản lý nhà nước và quản lý địa bàn hành chính. Trong đó, nhiều địa phương vì mục đích phát triển kinh tế của mình đã không quan tâm xử lý xe quá tải của địa phương, lãnh đạo chính quyền nhiều địa phương chưa quan tâm chỉ đạo xe quá tải tìm cách vượt qua địa bàn tỉnh, dừng đậu ở hai đầu trạm cân.
Bởi thế, số xe địa phương được kiểm tra rất khiêm tốn ở nhiều tỉnh, như: Yên Bái với mức 1,8% (chỉ 1,0% xe vi phạm), Quảng Bình 2,9%, Thừa Thiên - Huế 3,0%, Đà Nẵng 4,2%, Ninh Thuận 4%, Đắk Nông 4,3%, Ninh Bình 6%, Thanh Hóa 18,8%, Hà Tĩnh 6,9%, Khánh Hòa 5,7%...
Xe quá tải xếp hàng dài trên Quốc lộ 70, tỉnh Yên Bái
Người đứng đầu Tổng cục Đường bộ cho rằng, có nhiều giải pháp để các địa phương xử lý tình trạng tiêu cực trong vận tải, như: Công khai danh tính các tổ chức, cá nhân vi phạm trên truyền thông; cấm các tổ chức, cá nhân liên quan đến xây dựng có vi phạm quá tải tham gia đấu thầu, thực hiện dự án; sửa đổi quy định tăng chế tài xử phạt lái xe, chủ xe chở quá tải...
Trong khi đó, việc các địa phương lựa chọn những cán bộ, chiến sĩ, thanh tra giao thông có phẩm chất đạo đức tốt tư tưởng vững vàng và chuyên môn tốt thực hiện nhiệm vụ tại trạm cân. Những tổ chức, cá nhân vi phạm cần xử lý kỷ luật ở mức cao nhất, trường hợp đủ điều kiện cấu thành tội phạm thì khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên thực tế, giải pháp phòng chống tiêu cực trong lực lượng công vụ KTTTX được xem là điển hình đang được Công an TPHCM triển khai rất hiệu quả, đơn vị này lựa chọn những người là nguồn quy hoạch, đang phấn đấu phát triển để thực hiện nhiệm vụ tại các trạm cân.
Tổng cục ĐBVN đề nghị Bộ Công an lập chuyên án đấu tranh phòng chống tiêu cực trong chính lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông, triệt phá các tổ chức, cá nhân móc nối dẫn đường cho xe quá tải lưu thông; tăng chế độ bồi dưỡng, khen thưởng cho lực lượng làm nhiệm vụ tại trạm cân để tránh tiêu cực...
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Vì sao Nguyễn Mạnh Tường thoát tội "Giết người"? Theo lý luận của luật sư, Cơ quan Cảnh sát điều tra không khởi tố Nguyễn Mạnh Tường tội "Giết người" là phù hợp với những diễn biến khách quan của vụ án. Như Dân trí đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã hoàn tất bản kết luận điều tra vụ án "bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường...