Cảnh sát dẹp người biểu tình chiếm tòa nhà lập pháp Hong Kong
Hàng trăm người biểu tình đã tràn vào cơ quan lập pháp Hong Kong tối 1/7, phá hủy chân dung các nhà lập pháp, để lại khẩu hiệu trước khi rời đi vì c ảnh sát chống bạo động ập tới.
Cuộc chiếm đóng kéo dài ba giờ kết thúc vào rạng sáng 2/7, đúng dịp kỷ niệm 22 năm ngày cựu thuộc địa của Anh trở về Trung Quốc, cho thấy sự thất vọng với nhà lãnh đạo vì không đáp ứng yêu cầu của người dân sau nhiều tuần biểu tình.
Các cuộc biểu tình bùng phát do nỗ lực của chính quyền nhằm thay đổi luật dẫn độ để cho phép nghi phạm được gửi đến Trung Quốc xét xử.
Theo AP, người biểu tình đập các cửa sổ kính vỡ tan và sau đó mở cổng an ninh bằng thép. Cảnh sát ban đầu rút lui khi những người biểu tình bước vào, tránh một cuộc đối đầu và cho họ kiểm soát tòa nhà.
Người biểu tình đổ nước vào các can khí hơi cay tại Hội đồng Lập pháp ở Hong Kong sáng sớm 2/7. Ảnh: AP.
Người biểu tình đứng trên bàn làm việc của các nhà lập pháp và vẽ lên biểu tượng của lãnh thổ trên tường. Đám đông cũng viết những khẩu hiệu kêu gọi một cuộc bầu cử dân chủ của nhà lãnh đạo thành phố và phản đối luật dẫn độ.
Video đang HOT
Cảnh sát sau đó tuyên bố rằng họ sẽ sớm ập vào. Các sĩ quan tiếp cận ngay sau nửa đêm và vào các phòng lập pháp sau khi những người biểu tình đã rời đi. Không có thông tin về bất kỳ vụ bắt giữ hoặc thương tích nào.
Cảnh sát ước tính 190.000 người đã tham gia cuộc tuần hành ôn hòa lớn thứ ba trong nhiều tuần. Các nhà tổ chức ước tính con số là 550.000.
Dự luật dẫn độ đã làm gia tăng lo ngại về sự xói mòn các quyền tự do trong lãnh thổ mà Anh trao trả Trung Quốc vào ngày 1/7/1997.
Việc thảo luận về dự luật đã bị đình chỉ vô thời hạn. Người biểu tình muốn dự luật chính thức được rút lại và nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam phải từ chức.
Theo Zing
Lãnh đạo Hong Kong 'đau buồn, phẫn nộ', nhưng hứa lắng nghe người dân
Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam cho biết bà buồn và giận dữ vì bạo lực và hỗn loạn bao trùm Hong Kong trong ngày 1/7.
"Tôi rất phẫn nộ, đau buồn và tôi mạnh mẽ hành động", bà Lam nói trong cuộc họp báo lúc 4h sáng 2/7.
Dù vậy, bà vẫn khẳng định sẵn sàng nói chuyện với tất cả các tầng lớp bao gồm những người trẻ.
"Chúng ta thấy được 2 cảnh tượng đối lập ngày hôm qua. Một là cuộc tuần hành ôn hòa vào ngày 1/7. Bất kể lượng người tham gia, nó diễn ra trong hòa bình và trật tự. Điều này phản ánh đầy đủ tính toàn diện của xã hội Hong Kong và các giá trị cốt lõi mà chúng ta gắn liền với hòa bình và trật tự", bà nói tại trụ sở cảnh sát.
Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam. (Ảnh: SCMP)
Bà Lam nhấn mạnh hình ảnh trái ngược khi hàng trăm người xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp, có hành vi đập phá sau nhiều giờ đụng độ với cảnh sát khiến nhiều người đau buồn và chấn động.
"Đây là điều mà chúng ta nên lên án nghiêm túc bởi không gì quan trọng hơn pháp luật. Chính quyền sẽ truy tới cùng các hành vi vi phạm pháp luật", bà nhấn mạnh.
Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong bày tỏ hy vọng cộng đồng sẽ cùng lên án các hành vi bạo lực để xã hội trở lại bình thường sớm nhất có thể.
Trước đó, hôm 1/7, đụng độ lớn giữa những người biểu tình và cảnh sát diễn ra đúng ngày kỷ niệm 22 năm Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc.
Cảnh sát Hong Kong phải sử dụng hơi cay và dùi cui để giải tán đám đông biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, khi cuộc tuần hành hòa bình hôm 1/7 bỗng chốc biến thành một cuộc đụng độ lớn. Hàng trăm người biểu tình đã lao vào đập phá cửa kính, xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp sau sáu giờ bao vây bên ngoài.
Đây là diễn biến mới nhất trong nhiều tuần chìm trong biểu tình và bạo lực ở Hong Kong khi hàng trăm nghìn người đổ xuống đường phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi.
Bà Lam khẳng định việc cáo buộc chính quyền không phản hồi lại yêu cầu của những người biểu tình phản đối dự luật là không chính xác.
"Chúng tôi không thể phản hồi tất cả các yêu cầu vì những lý do chính đáng", bà cho hay.
Dự luật dẫn độ nếu được thông qua sẽ cho phép dẫn độ tội phạm từ Hong Kong sang Đài Loan, Macau và Trung Quốc đại lục. Giới chức Hong Kong cho rằng động thái này sẽ chính thức bít lại cái mà họ gọi là "kẽ hở" biến Hong Kong trở thành thiên đường cho tội phạm từ Đại lục trú ẩn. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng dự luật dẫn độ có thể sẽ đe dọa luật pháp Hong Kong và danh tiếng quốc tế của trung tâm tài chính châu Á.
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Lý do lãnh đạo Hong Kong không cúi mình khi xin lỗi người dân Cúi mình hay không cúi mình - đó là câu hỏi đã được tranh luận bởi nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam và các quan chức hàng đầu của mình trong một cuộc họp, nơi họ thảo luận cách thực hiện lời xin lỗi chính thức bà đưa ra hôm 18/6. Một nguồn tin từ chính quyền tiết lộ rằng họ đã...