Cảnh sát đang tìm kiếm 164 du học sinh Việt Nam “mất tích” tại Hàn Quốc
Cảnh sát đang tìm kiếm 164 du học sinh Việt Nam học tại Viện Ngôn ngữ thuộc ĐH Quốc gia Incheon sau khi họ được cho là “mất tích” 15 ngày.
ĐH Quốc gia Incheon.
Theo luật quy định, các trường ĐH phải báo cáo du học sinhbỏ học sau 15 ngày, hôm nay (10/12) nhà trường đã báo sự việc với cảnh sát.
Số du học sinh “mất tích” trên nằm trong số 1.900 du học sinh Việt Nam đang theo chương trình học tiếng Hàn một năm. Theo nhà trường, chương trình này bắt đầu từ 4 tháng trước.
Cảnh sát cho rằng mục đích đến Hàn Quốc của những du học sinh này là để tìm việc làm sau một thời gian ngắn học tiếng Hàn.
Hãng tin Yonhap dẫn lời phát ngôn viên Trường ĐH Incheon nói rằng: “Để tới Hàn Quốc học các khóa ngôn ngữ ngắn hạn, nhiều du học sinh phải trả hàng triệu won cho các nhà môi giới ở Việt Nam. Họ tin rằng mức lương khi làm việc bất hợp pháp ở Hàn Quốc lớn hơn nên đã có các hành động bất hợp pháp”.
Một phát ngôn viên khác của trường nhấn mạnh rằng những du học sinh “mất tích” đã học tiếng Hàn rất chăm chỉ.
Hiện tại, ĐH Quốc gia Incheon và Bộ di trú đang tiến hành thảo luận để đưa ra các biện pháp ngăn chặn sinh viên nước ngoài lạm dụng các chương trình du học để làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Video đang HOT
Nhiều người từ các nước đang phát triển ở Đông Nam Á đã định cư ở Hàn Quốc theo cách này với hy vọng kiếm được số tiền lớn, bất chấp nguy cơ bị nhà chức trách bắt, hay bị các ông chủ bóc lột và ngược đãi.
Tháng 4 vừa qua, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã yêu cầu các trường ĐH thắt chặt quản lý du học sinh, đặc biệt là du học sinh Việt Nam.
Hải Yến
Theo Koreatimes/Yonhaps/giaoducthoidai
Kỹ năng mềm giúp người trẻ 'sống khỏe'
Hiểu biết về công nghệ, có thái độ đúng đắn trong làm việc và tiếp nhận thử thách là những kỹ năng giúp người trẻ tiến xa trong công việc.
Trong hội thảo "Thành công trong tương lai, không dừng ở kỹ năng" do Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) tổ chức tại Hà Nội ngày 23/11, các diễn giả là cựu du học sinh New Zealand, đang làm tại các công ty, tập đoàn lớn chia sẻ những kỹ năng mềm quan trọng mà người trẻ cần tự học hỏi.
Hiểu biết về công nghệ
Anh Trần Minh Duy, cựu du học sinh bậc thạc sĩ chuyên ngành Tài chính tại Đại học Massey (New Zealand), hiện là Phụ trách khu vực, Giám đốc điều hành Infinity Blockchain Ventures (Malaysia) khẳng định, gần như kiến thức sinh viên đang học ở trường không đủ dùng cho công việc sau này. Sự thiếu hụt đến từ việc thế giới đang vận hành và biến đổi quá nhanh, đến mức nhà trường không kịp thay đổi và cập nhật nội dung mới.
Anh Trần Minh Duy tại hội thảo chiều 23/11. Ảnh: Thanh Hằng
Anh Duy cho rằng không nhất thiết phải làm về công nghệ sinh viên mới cần tìm hiểu lĩnh vực này. Công nghệ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và có tác động đến mọi mặt của cuộc sống. Người trẻ cần biết đâu là công nghệ có thể tác động và thay đổi công việc tương lai của mình, từ đó học hỏi kiến thức phù hợp để nâng cao khả năng bản thân, tự "sống sót" mà không bị công nghệ thế chỗ.
Thái độ
Giám đốc điều hành Infinity Blockchain Ventures chia sẻ, nhà tuyển dụng nào cũng nhìn vào thái độ, nhưng không phải ai cũng viết vào phần yêu cầu. Trong thời đại mọi thứ đang thay đổi quá nhanh, thái độ tiếp nhận sự khác biệt, thử thách chính là điểm cộng cho sinh viên mới ra trường.
"Khi được giao một công việc mới, thay vì né tránh, nói mình chưa được học và nhờ sếp giao cho người khác, các bạn nên tiếp nhận và tìm cách giải quyết. Trong một công ty, khi thể hiện được thái độ đúng đắn trong làm việc và tiếp nhận thử thách, tôi tin các bạn sẽ tiến rất xa", anh Duy nói.
Học thêm chuyên môn phụ
Anh Duy theo học chuyên ngành tài chính, nhưng hiện làm về công nghệ. Theo anh, ngoài trục chuyên môn chính là kiến thức chuyên ngành đặc thù, được đào tạo bài bản tại trường học, sinh viên cần tự học thêm chuyên môn phụ. Chính kiến thức tự học hỏi và tích lũy sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt, nổi bật hơn với ứng viên có cùng kiến thức chuyên môn chính và giúp bạn tăng cơ hội được tuyển dụng.
Hiểu về bản thân
Chị Lê Kim An Nhiên, cựu sinh viên ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Kỹ nghệ Unitec, hiện là Quản lý dự án của Công ty Green Horizon, cho rằng hiện việc đi lại, giao lưu văn hóa rất dễ dàng. Tuy nhiên, trước khi bước ra nước ngoài để học hỏi hoặc chuẩn bị đi làm tại một công ty mới, người trẻ phải hiểu mình có gì thì mới biết mình cần gì, giới thiệu mình như nào với người khác.
"Khi bước vào môi trường mới, không phải học hết của họ và bỏ hoàn toàn bản sắc của mình là đúng và văn minh. Hiểu về bản thân giúp các bạn chọn lọc và tiếp thu những điều hay, loại bỏ hạn chế của mình; biết bản thân có thế mạnh nào để mài giũa và phát triển", chị An Nhiên nói.
Chị Lê Kim An Nhiên. Ảnh: Thanh Hằng
Tôn trọng sự khác biệt
"Từ việc hiểu rõ bản thân, mỗi người sẽ học được cách tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt", chị An Nhiên khẳng định và cho rằng những người đến từ những nền văn hóa khác nhau, khi cùng nhìn một sự vật, sự việc tất nhiên sẽ không thể có cùng quan điểm. Việc thấu hiểu bản thân và tôn trọng sự khác biệt sẽ giúp tăng khả năng thích ứng trong môi trường làm việc và cuộc sống.
Sáng tạo trong tư duy phản biện
Anh Ngô Duy Quang, theo học bậc thạc sĩ ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học Auckland, hiện là Quản lý Phát triển thị trường Đông Nam Á của EcoStore, khẳng định sáng tạo giúp con người tạo ra cái mới, theo kịp tốc độ thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, không phải ý tưởng sáng tạo nào cũng có thể hiện thực hóa và áp dụng vào đời sống thực tiễn. Sáng tạo cần dựa trên nền tảng của những cái đã có, được thừa nhận và chứng minh, sau đó được xây dựng dựa trên tư duy phản biện để cho ra một ý tưởng tốt hơn.
Thanh Hằng
Theo VNE
Cựu sinh viên Stanford khuyên: Đừng khởi nghiệp khi chưa đủ trăn trở! Khi nhiều bạn trẻ tìm đến hỏi về khởi nghiệp thì khác với mọi người kêu gọi hãy khởi nghiệp đi, ThS Văn Đinh Hồng Vũ, cựu sinh viên Đại học Stanford trả lời: "Đừng nên khởi nghiệp!" - nhất là khi bạn chưa thật sự có trăn trở cho một sự thay đổi. Chương trình "Ai - Blockchain và câu chuyện khởi...