Cảnh sát đặc nhiệm vã mồ hôi làm đường giúp dân dưới nắng 40 độ
Dưới cái nắng hơn 40 độ C, cảnh sát đặc nhiệm đóng quân tại Đà Nẵng không ngơi tay đổ bê tông, trát đường cho khu dân cư.
Gần một tuần nay, 65 cán bộ, chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 3 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) đóng tại Đà Nẵng đã cùng nhau làm tuyến đường dân sinh giúp người dân thôn Hoà Khương Tây (xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang).
Dậy từ 5h sáng như chế độ luyện tập thường lệ, các chiến sĩ tạm gác lại việc huấn luyện để men theo con đường nhỏ đến công trình xúc cát, đá trộn bê tông làm đường.
Với sức khoẻ tốt, các chiến sĩ làm việc không biết mệt mỏi. Dân thấy chiến sĩ vất vả nên người cho chai nước, người tặng gói bánh để động viên.
Những người lính trở thành thợ xây thứ thiệt khi tay cuốc, tay xẻng đều răm rắp.
Con đường cũ vốn đất đá lởm chởm chỉ chừng 2 m, nay được mở rộng lên 3,5 m, đổ bê tông phẳng phiu.
Người đầm đìa mồ hôi, chiến sĩ Bùi Lê Huỳnh Đức vẫn miệt mài công việc. “Được giúp người dân có đường mới, đi lại đỡ vất vả, chúng tôi rất vui”, anh chia sẻ. Những ngày qua thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tại Đà Nẵng có lúc lên hơn 40 độ C.
Video đang HOT
Thiếu tá Phạm Văn Hiếu – Phó tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cánh sát đặc nhiệm số 3 cho biết, công tác dân vận của đơn vị những năm trở lại đây tập trung vào việc giúp người dân xây đường liên thôn mới, sạch đẹp hơn.
Theo thiếu tá Hiếu, nhờ việc được rèn luyện hàng ngày nên chiến sĩ thích nghi được với điều kiện làm việc nắng nóng. Năm nay, đơn vị sẽ hoàn thành tuyến đường bê tông dài 500 m. Năm ngoái, đơn vị đã giúp làm đường bê tông ở xã Hoà Liên, nạo vét kênh mương cho đồng bào miền núi xã Hoà Bắc (huyện Hoà Vang).
“Đội thợ” làm đường còn có sự góp mặt của những người thợ giỏi là dân trong vùng, để đảm bảo công trình làm đúng kỹ thuật.
Ông Huỳnh Văn Tường, Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Hoà Khương Tây cho biết đời sống người dân đang gặp nhiều khó khăn, giờ có đường mới ai cũng phấn khởi.
Nhiều người vui mừng khi tuyến đường đất trước nhà được trải bê tông. Mời các chiến sĩ ghé nhà nghỉ giải lao, nhiều người dân lại cùng đứng nắng để nhìn con đường mới dần thành hình.
Hết giờ làm việc, các chiến sĩ ngồi lại dưới gốc cây ven đường, trò chuyện cùng cán bộ xã và người dân. “Dù đã cùng đồng đội tham gia công tác dân vận ba năm nay, nhưng đây là kỳ để lại nhiều kỷ niệm. Mỗi đoạn đường được hoàn thành, nhìn bà con vui chúng tôi lấy làm tự hào vì góp một phần sức lực nhỏ bé để đời sống người dân được tốt hơn”, trung sĩ Lương Thanh Thảo chia sẻ.
*Tiêu đề bài viết do Dân Việt đặt lại
Theo Nguyễn Đông (Vnexpress)
Bức thư cài ở cần gạt ôtô kết duyên cô gái Việt và anh kỹ sư Nhật
Thấy anh chàng đẹp trai, ngày nào cũng đi làm lúc 6h15' trên chiếc xe thể thao, Hà viết thư đùa làm quen, chẳng ngờ thành đôi.
Tháng 9.2013, Thúy Hà (khi đó 26 tuổi) sang Aichi (Nhật Bản) theo dạng vừa học vừa làm. Ở Việt Nam, cô từng làm phiên dịch cho một công ty ôtô, nên đã chọn làm kiểm hàng cho một công ty sản xuất các sản phẩm nhựa ôtô khi sang đây.
Ngày đó Hà cùng các bạn thuê một căn phòng ở tầng 5 học đào tạo vài tuần trước khi vào công ty. Cứ mỗi sáng dậy chuẩn bị cơm đi làm cô lại thấy một anh chàng ngày nào cũng đúng 6h15', tay cầm cặp, tay bấm điện thoại, quần áo đóng thùng rất lịch sự đi ra bãi đỗ xe. Chàng trai trẻ đi chiếc xe thể thao nổi bật và tiếng động cơ to nhất bãi, nên dần dần Hà để ý.
Hà sinh ra trong một gia đình có điều kiện ở Nghệ An, nhưng cô quyết tâm lập nghiệp ở Nhật. Ảnh: NVCC.
Một hôm trong lúc ngồi tán dóc, mấy cô gái Việt bàn kế viết thư làm quen anh chàng cao ráo, đẹp trai nọ. "Tối đó đợi anh ấy đỗ xe vào bãi, mình và cô bạn chạy xuống dán thư lên cần gạt. Sáng mai ra ban công quan sát thì thấy anh lấy thư xuống đọc. Nhưng ba đêm liên tiếp xuống mà không thấy thư hồi âm. Cả lũ nghĩ chắc ổng không biết tiếng Anh rồi. Đến đêm thứ 4, định bỏ cuộc rồi thì lại thấy thư", Thúy Hà cười kể.
Trong thư, anh Oda Takafumi, khi đó 25 tuổi, (là một kỹ sư thiết kế ghế ô tô) đánh máy vài dòng đơn giản, xin lỗi vì quá bận nên trả lời muộn. Anh hỏi thăm qua, sau đó để lại địa chỉ email. Tuy nhiên, ngày đó Hà chưa có điện thoại, cũng không có mạng để liên lạc. Họ cứ thế trao đổi qua lại thêm vài bức thư nữa tại... cần gạt ôtô này.
Công việc bận rộn, nên Oda không có cơ hội gặp bạn bè, cũng như tìm hiểu bạn khác giới. Khi được các cô gái Việt làm quen, chàng trai Nhật cảm giác vui thích, nhưng cũng tò mò, không hiểu sao họ lại muốn làm bạn với mình. Sau vài bức thư qua lại, anh muốn được gặp mặt.
Oda hẹn gặp trước xe của mình sau khi tan làm trưa thứ 7. Bữa đó, Hà đi xuống một mình, trong khi các cô bạn đem chăn ra phơi theo dõi tình hình. Hà và Oda trao đổi thông tin tên tuổi, sau đó anh ngỏ ý chở cô đi dạo một vòng. Trước khi chia tay, cô mời người bạn mới quen tối chủ nhật tới phòng mình ăn cơm vì qua tuần cô và các bạn sẽ chuyển về gần công ty ở hẳn.
Oda đã có một buổi tối trò chuyện vui vẻ và thưởng thức những món ăn đậm chất Việt Nam như nem rán, móng giò ninh măng, dù thực tế anh đã không ăn lại móng giò thêm một lần nào nữa.
Sau bữa đó, Oda cho Hà số điện thoại, thi thoảng họ nhắn tin hỏi thăm nhau. Công việc của cả hai đều đi sớm, về muộn và hầu như không có thời gian gặp mặt. Vào sinh nhật mình sau đó không lâu, anh mời cô đi ăn riêng. Từ đây họ đã bước qua khoảng cách ngượng ngùng, trở nên thoải mái với nhau như hai người bạn.
Trước khi sang Nhật, cô gái xứ Nghệ đã lường trước áp lực công việc, nhưng khi thực sự trải qua, người mạnh mẽ như Hà cũng không ít lần phải nhụt chí. "Đứng suốt 8 tiếng trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời nắng nóng cộng với nhiệt độ trong nhà lên hơn 40 độ và phải làm chừng ấy công việc trong một thời gian cố định, khiến mình thực sự mệt mỏi. Chính những lúc đó anh ấy đã động viên và cho mình thấy có một người thân ở bên", cô chia sẻ. Được một thời gian khi công việc đã đi vào nếp, cô không còn áp lực này nữa.
Càng tiếp xúc, họ càng thấy tâm đầu hợp ý, không chỉ cùng làm trong lĩnh vực ôtô, mà cả trong suy nghĩ, sở thích, nên cứ mỗi ngày lại thân hơn một chút. Một ngày đầu năm 2014, sau khoảng nửa năm quen, chàng trai Nhật hẹn Hà đi chơi. Bữa đó, Oda lấy can đảm cầm tay Hà rồi nói: "Anh thích em". Cô còn chưa kịp trả lời đã bị anh chàng thơm vào má một phát... "nhanh như tên lửa". Cả hai đều ngượng ngùng, nhưng trong lòng thì đã tỏ tình cảm dành cho nhau.
Vì bận suốt tuần, nên cả hai mặc định sẽ đi chơi với nhau vào cuối tuần. Những trò chơi mạo hiểm, ra các đảo, đến tất cả các mùa hoa ở Aichi, Oda đã nắm tay bạn gái trải nghiệm hết.
Đầu đông năm 2014, khi hai người đang đi dạo trên một chiếc xe phân khối lớn, bất chợt qua ngã tư bị một chiếc ôtô vượt đèn đỏ đâm trúng. Hai người bay xa khỏi nhau. Oda nhìn thấy máu trên người bạn gái, còn anh bị chiếc xe nặng đè lên người, trước khi lịm đi.
"Anh ấy bị gãy xương quai xanh, mình chỉ bị trầy xước và chảy máu trên người. Vào đến viện anh không cử động được mà cứ kêu bác sĩ phải chụp phim cho mình. Khi anh cấp cứu xong, băng bó cả người, mình nhìn anh rưng rức, còn anh thì khóc to, liên tục nói xin lỗi vì làm mình đau", cô hồi tưởng.
Sau tai nạn đó, Hà phải nghỉ việc một tuần, còn Oda phải nằm nhà một tháng. Cứ cách ngày cô lại nấu bún, cháo, phở mang qua nhà cho anh. Bố mẹ chàng trai Nhật quý Hà hơn sau những lần tiếp xúc. Qua tai nạn này, Oda nhận ra tình yêu sâu đậm của mình với cô gái Việt. Anh bàn với cha mẹ về quyết định kết hôn, đồng thời xin ra ở riêng với bạn gái.
Hai người thuê một căn chung cư cách bố mẹ không xa. Đây lại là một giai đoạn khó khăn nữa của Hà, khi ngày hè cũng như ngày đông tuyết rơi dày đặc cô phải mất hơn 2 tiếng đi về bằng tàu và phải đi bộ hoặc xe bus thêm 3 km nữa mới về đến nhà.
"Nhiều bữa xuống tàu khuya, hết mất xe bus mà taxi thì đắt nên mình chạy thục mạng. Có những hôm đổi ca về muộn hơn, đêm đông không một bóng người, vừa chạy, vừa sợ. Về nhà dọn dẹp xong đã sang ngày hôm sau, ngủ được một chút hẹn 4h30' lại dậy chuẩn bị cơm mang đi làm. Suốt một năm như vậy, ngày nào cũng phải căn chỉnh chính xác đến từng phút để không lỡ giờ tàu chạy", Hà trải lòng.
Trải qua nhiều vất vả mới đến được với nhau, nên anh Oda yêu vợ, thương con và trân trọng từng phút giây bên vợ con. Ảnh: NVCC.
Thời gian đó Oda tan làm về tới nhà cũng đã nửa đêm. Anh cùng cô dọn nhà, dậy sớm phụ cô nấu cơm. Một số bữa xin được về sớm, anh bất ngờ đến trước công ty đón Hà cùng về.
Song song, họ mày mò làm thủ tục kết hôn. Sau bao lần gửi hồ sơ, cuối cùng họ cũng lấy được giấy kết hôn vào tháng 4/2016. Đôi uyên ương tổ chức đám cưới vào mùa hè năm 2016 tại Việt Nam, cũng trong tình cảnh chạy đua với thời gian.
Sau đám cưới, với sự giúp đỡ của bố mẹ, đôi vợ chồng trẻ mua được một ngôi nhà có vườn rộng hơn 1.000m2 ở thành phố Nagoya (tỉnh Aichi). Oda vẫn làm công ty cũ, còn Hà chuyển về làm một công ty gần nhà. Hiện tại, cô đang trong thời gian nghỉ chăm sóc con trai gần 2 tuổi. Hà dự định qua năm cho con đi lớp, cô sẽ đi làm lại. "Mình sẽ làm fulltime vài năm để đủ điều kiện đóng thuế, lấy quốc tịch, tiện làm kinh doanh sau này", cô cho hay.
Anh chồng Nhật thấy may mắn khi lấy được vợ Việt đảm đang. "Một mình cô ấy vừa chăm con, vừa trồng rau, trồng hoa khắp vườn. Tôi luôn muốn về nhà được chia sẻ việc nhà với vợ, nhưng hầu như lúc về nhà cô ấy đã ổn thỏa mọi việc", anh Oda chia sẻ thêm.
Theo Phan Dương (VnExpress)
Xóm trọ 15.000 đồng giữa Thủ đô của ông Hiệp "khùng" Giữa cái nóng oi bức, ông Nguyễn Thế Hiệp (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn xắn tay áo, lau dọn những căn phòng trọ của người nhà bệnh nhân và nói đùa rằng: "Ngoài kia, nhiều người gọi tôi là lão khùng". "Nhiều người gọi tôi là lão khùng" Những ngày cuối tháng năm, từng trận nắng như đổ lửa dội thẳng xuống...