Cảnh sát đặc nhiệm nằm trên bàn chông, công phá đá
Với nhiệm vụ đặc thù là đấu tranh với các tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm, phản động… lực lượng cảnh sát đặc nhiệm thường xuyên luyện tập những bài tập nguy hiểm như nằm bàn chông, thủy tinh, công phá đá…
Kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập – Truyền thống Công an nhân dân, Công an tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức “Diễn tập thực binh triển khai lực lượng xử lý tình huống bắt giữ đối tượng côn đồ dùng vũ khí, hung khí gây rối trật tự công cộng, gây án thương tích, chống người thi hành công vụ”.
Sự kiện được tổ chức ngay trên tuyến đường chính của thành phố Ninh Bình thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người dân. Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, tình hình kinh tế xã hội ngày càng diễn biến phức tạp bởi nhiều thế lực thù địch và các đối tượng tội phạm nguy hiểm thường chống phá. Vì thế, các lực lượng công an nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Trong đó, lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm luôn giữ nhiệm vụ hàng đầu, tiên phong đấu tranh với các tội phạm hình sự nguy hiểm, bọn phản động đầu sỏ, chủ mưu. Việc tập luyện những bài tập nguy hiểm như: Nằm trên bàn chông, thủy tinh công, dùng nội công đập phá gạch đá, chống giáo vào yết hầu đẩy xe ô tô nặng nhiều tấn… là nhiệm vụ luyện tập thường xuyên của các chiến sĩ.
Để cho người dân thấy được sức mạnh cũng như khó khăn mà các chiến sĩ công an nhân dân đang quên mình để bảo vệ sự bình yên cho nhân dân và Tổ quốc, Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức diễn tập buổi thực binh. Ngoài các bài tập trên, lực lượng cảnh sát còn tạo ra tình huống giả định bắt giữ các đối tượng côn đồ dùng vũ khí, gây rối trật tự công công, gây án thương tích, chống người thi hành công vụ.
Những hình ảnh PV Dân trí ghi lại trong buổi diễn tập thu hút hàng nghìn người dân theo dõi.
Các bài tập thể hiện sức mạnh của người chiến sĩ công an nhân dân.
Một chiến sĩ Cảnh sát đặc nhiệm nằm trên các mảnh thủy tinh, để một hòn đá to trên bụng cho đồng đội công phá.
Dùng yết hầu uốn cong phi thép, công phá gạch trên lưng.
Video đang HOT
Dùng yết hầu đẩy xe ô tô hơn 3 tấn đi một quãng đường dài.
Dùng bát úp vào bụng kéo ô tô.
Tình huống giả định là một vụ đòi nợ thuê có sử dụng vũ khí, gây rối trật tự công cộng.
Khi lực lượng cảnh sát đến hiện trường, nhiều đối tượng ngoan cố gây rối, chống người thi hành công vụ.
Lực lượng cảnh sát cơ động nhanh chóng có mặt, nổ súng giải tán đám đông, bắt giữ những đối tượng cộm cán.
Cảnh sát 113 bắt giữ những đối tượng cầm đầu trong vụ gây rối, nổi loạn.
Buổi thực binh thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dân.
Theo Soha News
Đà Nẵng thêm mắt thần 'quét' biển Đông: Tầm quan trọng
"Đây là việc làm tích cực, tăng cường việc kiểm soát Biển Đông, giữ vững chủ quyền, biển đảo trong tình hình ngày càng phức tạp".
Tăng cường khả năng kiểm soát Biển Đông
Việc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam đã khánh thành trạm radar thứ hai tại bán đảo Sơn Trà và hệ thống xử lý dữ liệu radar tại Trung tâm điều hành bay Đà Nẵng. Bán kính giám sát của trạm radar này lên tới 450 km đối với radar thứ cấp và 150 km đối với radar sơ cấp, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội khóa XIII, IX, X cho rằng đó là việc đã được ấp ủ từ lâu và giờ mới trở thành hiện thực.
Trao đổi thêm với Đất Việt, ngày 4/8, tướng Thước phân tích: "Bán đảo Sơn Trà là điểm khống chế không gian 4 phía rất rộng, nên Mỹ chọn đó là một vị trí đắc địa đối với vấn đề kiểm soát không gian.
Khi chúng ta lắp đặt hệ thống trạm radar thứ hai tại đây, chắc chắn sẽ hiệu quả, công suất sẽ lớn hơn trạm radar của Mỹ làm trước đây. Bởi vì, bán kính 450km, nên có thể bao quát được hình ảnh toàn bộ vùng Biển Đông, cả vùng thềm lục địa, lãnh hải, đặc quyền kinh tế.
Đặc biệt, là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng sẽ được theo dõi hình ảnh liên tục, nếu có tín hiệu lạ ở trong khu vực này, chúng ta sẽ chủ động trong ứng phó, xử lý tình huống".
Hình ảnh trạm radar thứ nhất trên bán đảo Sơn Trà
Bên cạnh đó, theo tướng Thước, trạm radar sẽ góp phần tăng cường, mở rộng tầm nhìn, tầm kiểm soát không lưu, đặc biệt trên Biển Đông.
Ngay từ thời kỳ chiến tranh trình độ khoa học của Mỹ vô cùng phát triển, mà họ chọn Đà Nẵng, chứng tỏ đây là vị trí đắc địa.
Khẳng định thêm lần nữa, tướng Thước nói: "Đây là việc làm tích cực, tăng cường việc kiểm soát Biển Đông, giữ vững chủ quyền, biển đảo trong tình hình ngày càng phức tạp tại khu vực này.
Bởi vì, bất kỳ hành động nào tại khu vực Biển Đông uy hiếp an ninh biển đảo, an ninh quốc phòng của Việt Nam, chúng ta đều có khả năng kiểm soát được để chủ động nắm bắt tình hình, phòng ngừa các trường hợp xấu, ở cả trên không và dưới biển".
Ý nghĩa an ninh - quốc phòng rất lớn
Cũng đưa ra quan điểm về thông tin trên, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: "Với bán kính kiểm soát lên tới 450km, với độ cao trên 30.000 feet, trạm radar này có thể phát hiện được cả máy bay của một số nước cất cánh rồi bay vào vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh, hoặc đường bay quốc tế.
Nó cũng có tác dụng phát hiện các máy bay quân sự luyện tập, các máy bay lạ bay trong khu vực FIR của Việt Nam. Đồng thời, kết hợp với lực lượng an ninh quốc phòng, làm nhiệm vụ cảnh giới tại khu vực biển, hải đảo phía xa.
Nhưng nhiệm vụ chính của nó vẫn là kiểm soát không lưu cho hàng không dân dụng, còn với quốc phòng đó là sự hỗ trợ đắc lực, vì tại Đà Nẵng hiện tại cũng có hệ thống radar của quân đội hơn chục trạm".
Các chiến sĩ phân tích hình ảnh thu nhận được từ radar
Theo tướng Rinh, việc kết hợp an ninh - kinh tế - quốc phòng là có, để tăng thêm sự kết nối về việc kiểm soát thông tin. Có thể nói đây là trạm radar tầm xa của hàng không Việt Nam.
Tuy nhiên, theo tướng Rinh, trước đây, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) công nhận Việt Nam có 2 FIR đó là FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội. Nhưng sau khi đất nước giải phóng thì chúng ta chỉ còn FIR Hồ Chí Minh.
Trước đây, khi Mỹ đặt trạm radar tại bán đảo Sơn Trà có thể kiểm soát được cả hai đường bay quốc tế. Với vị trí cao 621m so với mặt nước biển, cho nên độ cao có lợi cho quan sát tầm xa, lại giáp với bờ biển, những trạm radar thường tận dụng những điểm cao để tiện quan sát không bị vướng, bị cản trở bằng chướng ngại vật.
"Theo tôi biết, trên bán đảo Sơn Trà còn có trạm radar quân sự, hải quân. Việc có thêm một trạm radar dân sự, cũng sẽ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ của trạm là tuần tra canh gác bầu trời toàn vùng biển Đông, phát hiện và ứng báo kịp thời với những hành động xâm phạm không phận, vi phạm chủ quyền lãnh thổ.
Đà Nẵng là trung tâm điều hành của cả nước, cách TPHCM 1000km, cách Hà Nội 800km, đây là trạm duy nhất của hàng không dân dụng, quan sát từ xa để quản lý và điều hành bay. Nên nó có ý nghĩa an ninh - quốc phòng rất lớn.
Hiện nay, chúng ta có trung tâm điều hành bay quốc phòng, không quân, bổ trợ cho nhau, nối mạng với nhau thì có thể thông báo cho nhau hàng giờ, hàng phút. Tránh sự ảnh hưởng của những hành động kiểm soát như lập vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc.
Chúng ta phải nên nhớ rằng, tham vọng của Trung Quốc đã có từ lâu và chắc chắn họ sẽ tìm mọi cách để thực hiện hóa điều này. Cho nên, việc hỗ trợ tăng thêm sự phối hợp giữa quốc phòng - an ninh - kinh tế và quản lý vùng trời, vùng biển đảo là cần thiết", Tướng Rinh nhấn mạnh.
Theo Đất Việt
Lễ viếng, truy điệu 9 quân nhân Casa 212 ngày mai Lễ viếng 9 quân nhân được tổ chức từ 7h đến 10h ngày mai, 30/6 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Tàu 926 đang trục vớt máy bay CASA 212. Ảnh:TTXVN. Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Lữ đoàn Không quân 918 và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin...