Cảnh sát cơ động “vòi” tiền
Anh canh sat cơ đông gợi ý: “ Sao? Giờ muốn lập biên bản hay đóng phạt tại chỗ?”. Người thanh niên tỏ ra không hiểu, CSCĐ liền bảo đưa 200.000 đồng rồi sẽ cho đi. Khi người thanh niên nói không mang đủ tiền, anh CSCĐ phán: “Thôi, đưa đây một trăm!”…
Gần đây, bạn đọc liên tục báo tin qua đường dây nóng Báo Người Lao Động về việc người đi đường lúc rạng sáng ở khu vực quận Thủ Đức, TP HCM thường xuyên bị một số CSCĐ chặn xe xử phạt. Theo bạn đọc, nhiều người dù đi đúng làn đường vẫn bị dừng xe, sau đó CSCĐ tìm các lý do như không có bảo hiểm xe máy, kính chiếu hậu gắn sai… để phạt tiền mà không lập biên bản, đưa hóa đơn…
Trả treo, ra giá
Lúc 4 giờ 20 phút ngày 18/11, chúng tôi đặt máy ghi hình từ phía đối diện chốt CSCĐ trên xa lộ Hà Nội, quận Thủ Đức (gần ngã tư Thủ Đức). Từ thời điểm này đến 5 giờ 30 phút, không dưới 30 trường hợp bị CSCĐ thổi vào nhưng sau một hồi “trao đổi”, không ai bị lập biên bản hoặc giữ xe hay giấy tờ.
Lát sau, một người trong chúng tôi đi nhờ xe máy của một thanh niên chạy từ Khu Công nghệ cao về hướng Thủ Đức. Khi chúng tôi vừa trờ tới, một CSCĐ cầm đèn pin ra rọi, yêu cầu tấp xe vào lề. Anh thanh niên xuất trình giấy phép lái xe, giấy đăng ký phương tiện nhưng không có bảo hiểm xe liền bị CSCĐ này hoạnh họe: “Anh đi sai làn đường, bị phạt 600.000 đồng, giữ xe 7 ngày, cộng thêm 150.000 đồng vì không có bảo hiểm xe, tổng cộng 750.000 đồng… Giờ tôi lập biên bản, anh lên kho bạc đóng tiền nhé?”.
Thấy anh thanh niên chần chừ, CSCĐ gợi ý: “Sao? Giờ muốn lập biên bản hay đóng phạt tại chỗ?”. Anh thanh niên tỏ ra không hiểu: “Đóng phạt tại chỗ là sao?”, CSCĐ liền bảo đưa 200.000 đồng rồi sẽ cho đi. Khi người thanh niên nói không mang đủ tiền, anh CSCĐ phán: “Thôi, đưa đây một trăm!”. Sau khi anh thanh niên đưa tờ 100.000 đồng thì CSCĐ mới trả lại giấy tờ xe.
Tiếp đó, anh Phan Anh Tuấn, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chở vợ lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM cũng bị CSCĐ ngoắt vào. “Tôi xuất trình đầy đủ giấy tờ xe nhưng vẫn bị họ đòi phạt 300.000 đồng về “tội” đèn chiếu hậu không đúng chuẩn. Do phải chở vợ đi để kịp giờ truyền máu nên tôi phải đưa cho họ 100.000 đồng” – anh Tuấn bức xúc.
Video đang HOT
Sau khi “xử phạt” vợ chồng anh Tuấn xong, một chiến sĩ CSCĐ thấy chiếc xe tải chạy qua cũng liền rọi đèn pin ra hiệu tấp vào lề. Tài xế xe tải nhanh chóng xuống xe, móc ví đưa gì đó cho một CSCĐ rồi vỗ vai anh này và tiếp tục lên xe chạy đi…
Canh sat cơ đông thôi xe va xư phat ngươi đi đương trên xa lô Ha Nôi đoan gân nga tư Thu Đưc, TP HCM. Anh: HAI LIÊN
Không lập biên bản
“Vài tháng nay, hầu như rạng sáng nào CSCĐ cũng lập chốt kiểm tra, xử phạt xe. Chỗ ấy khuất tầm nhìn, người dân lại đi vào lúc tờ mờ sáng nên không để ý” – một người chạy xe ôm tại ngã tư Thủ Đức cho biết. Theo tìm hiểu của chúng tôi, những CSCĐ nêu trên thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn CSCĐ Công an TP HCM.
Trước đó, rạng sáng 15/11, 6 chiến sĩ Tiểu đoàn 1 CSCĐ đi trên 1 ô tô và 1 mô tô cũng đến lập chốt gần ngã tư Thủ Đức. Sau khi dừng xe, 2 CSCĐ cầm đèn pin chia ra 2 hướng đứng chờ ngoắt các phương tiện vào, 4 người còn lại đứng cạnh ô tô sẵn sàng kiểm tra giấy tờ, xử phạt. Người đi xe máy liên tục bị thổi dừng xe. Khi các phương tiện dồn lại đông, tổ CSCĐ chia thành 2 tốp để “làm việc”.
Khoảng 4 giờ 50 phút, một người đàn ông chừng 40 tuổi chạy xe máy chở một phụ nữ đi tới liền bị các CSCĐ ra hiệu dừng lại. Người đàn ông xuất trình giấy tờ, phụ nữ đi cùng cũng ra sức thanh minh nhưng vẫn không được chấp nhận. Sau một hồi cự cãi, người đàn ông đành móc ví đưa thứ gì đó cho CSCĐ mới được nhận lại giấy tờ xe.
Cứ khoảng 3-5 phút lại có một người đi xe máy qua khu vực này bị CSCĐ rọi pin yêu cầu tấp vào. Trong vòng chưa tới 1 giờ, đã có trên 30 trường hợp bị thổi vào để kiểm tra giấy tờ. Theo quan sát của chúng tôi, nhiều trường hợp dù đi đúng làn đường, chạy chậm vẫn bị dừng xe kiểm tra. Camera của chúng tôi ghi lại nhiều hình ảnh khi “làm việc”, người điều khiển phương tiện được các CSCĐ gọi lại khu vực khuất, ánh sáng yếu phía sau ô tô. Tuy vậy, hầu như không ai bị lập biên bản.
Trong các ngày 18, 19 và 20/11, cũng bắt đầu từ khoảng 4 giờ 30 phút, 6 CSCĐ đi trên 2 ô tô và mô tô lại đến khu vực này để kiểm tra, xử phạt các phương tiện qua lại…
“Đánh hội đồng” phóng viên đến ngã quỵ Rạng sáng 21/11, phóng viên (PV) Báo Người Lao Động tiếp tục tìm hiểu về những phản ánh của bạn đọc. Khi qua ngã tư Bình Thái trên xa lộ Hà Nội khoảng 20 m, PV dừng xe chờ đồng nghiệp. Năm phút sau, trung sĩ Nguyễn Đình Giang thuộc Tiểu đoàn 1 CSCĐ đến yêu cầu PV về chốt cách đó khoảng 300 m để “kiểm tra”. Tại đây, ngoài trung sĩ Giang còn có trung sĩ Phạm Văn Chiến và 4 CSCĐ khác. PV trình bày rõ cơ quan mình làm việc và cho biết đang đứng chờ đồng nghiệp. Trung sĩ Giang yêu cầu PV xuất trình giấy tờ với thái độ nóng nảy. Sau đó, trung sĩ Chiến lập biên bản với PV gồm các lỗi: Vượt đèn đỏ, không giấy phép lái xe. PV nhận lỗi là giấy phép lái xe vừa mất chưa làm lại kịp, còn vượt đèn đỏ thì không. Sau một hồi đôi co, trung sĩ Chiến gằn giọng: “Giờ mày thích gì?”, rồi đấm vào mặt PV. Trung sĩ Giang cũng nhảy vào đạp PV rồi cùng trung sĩ Chiến và một CSCĐ khác tiếp tục hành hung. Vừa đánh, họ vừa quát: “Láo hả mày? Cãi hả mày?”. Đến khi PV bị trung sĩ Giang dùng mũi giày đá vào bụng ngã quỵ, các CSCĐ mới dừng tay. Tiếp đó, tổ CSCĐ tiếp tục yêu cầu ký vào biên bản nhưng do ghi không rõ lỗi vi phạm nên PV không ký. Trung sĩ Chiến liền cùng 4 CSCĐ lên 2 xe công vụ, chiến sĩ còn lại lên xe của PV nổ máy bỏ đi. Dù bị CSCĐ rút dùi cui đe dọa nhưng PV vẫn cố leo lên ô tô của họ đi theo. Tổ CSCĐ đi lòng vòng ra ngã tư Thủ Đức rồi ngược về chỗ cũ, sau đó qua cạnh Khu Công nghệ cao và trở lại ngã tư Bình Thái. Cuối cùng, các CSCĐ phải gọi điện cho trung tá Nguyễn Đức Thảo, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1, đến giải quyết. Ông Thảo yêu cầu PV và các CSCĐ về trụ sở để làm việc. Làm việc với PV và đồng nghiệp đi cùng, thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Đỗ Mạnh Hùng cùng 2 trung tá Tiểu đoàn phó Phạm Văn Nghiệp, Nguyễn Đức Thảo yêu cầu 6 CSCĐ thuật lại vụ việc nhưng họ một mực chối bỏ việc đã hành hung PV. Sau khi 6 CSCĐ viết trường trình, thiếu tá Hùng yêu cầu họ nhận lỗi nhưng vẫn không ai chịu, thậm chí họ còn cho rằng PV “tự làm mình bị thương”! Sau khi truy hỏi, lãnh đạo Tiểu đoàn 1 khẳng định trước mắt cho thấy các chiến sĩ CSCĐ đã có hành vi hành hung PV (Bệnh viện quận Bình Thạnh xác nhận bị đa chấn thương phần mềm M79). Ba vị thay mặt tiểu đoàn xin lỗi PV và hứa sẽ xử lý nghiêm vụ việc. Tuy nhiên, khi thiếu tá Hùng hỏi lý do hành hung PV, các CSCĐ vẫn im lặng. Trung sĩ Chiến và trung sĩ Giang dù nói lời xin lỗi PV nhưng vẫn không nhận là đã cùng các CSCĐ khác hành hung…
Theo Hải Liên – Nguyễn Mạnh
Chạy quá tốc độ 50/40km/h bị phạt bao nhiêu?
Tôi đi Thái nguyên qua đoạn đường thuộc huyện Phú Bình tốc độ chạy tối đa cho phép là 40km/h tôi chạy quá lên 50km/h.không vi phạm thêm lỗi nào khác. Hôm đi nộp phạt thì bị phạt 750 ngàn đồng. vậy mức phạt như vậy có đúng không? căn cứ như thế nào để xác định số tiền phải nộp phạt. tôi xin cám ơn.
Theo quy định tại Điểm a, khoản 5 Điều 9 Nghị định 71/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ thì người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trường hợp của bạn đã vượt quá tốc độ 10km/h, ngoài ra bạn không vi phạm lỗi nào khác. Theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp thông thường mức xử phạt là mức trung bình của khung.
Đối chiếu với khung phạt trên thì mức trung bình của khung là 750.000 đồng.
Do đó, mức phạt bạn bị áp dụng là hoàn toàn chính xác.
Theo Người đưa tin
Đề nghị xử lý văn bản "chụp ảnh CSGT" Ghi hình ảnh CSGT tuần tra kiểm soát là quyền của người dân. Không phải vì người đang quay phim, chụp ảnh "không phải là nhà báo" mà dễ dàng quy kết là "giả danh nhà báo". Ông Lê Hồng Sơn (Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp) vừa ký Báo cáo gửi Bộ trưởng...