Cảnh sát cơ động Tây Nguyên gác chốt ở TP.HCM
Hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên (Bộ Tư lệnh CSCĐ) được tăng cường vào TP.HCM chống dịch.
Thượng tá Nguyễn Văn Bốn, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên (Bộ Tư lệnh CSCĐ), cho biết từ 21/8, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên đã hành quân tới TP.HCM tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Các chiến sĩ có nhiệm vụ kiểm soát phương tiện, hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ các lực lượng kiểm tra hàng hóa, xử lý y tế, điều tra dịch tễ… tại 12 vị trí cửa ngõ của TP.HCM.
Theo đại diện Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên, cán bộ, chiến sĩ thực hiện nghiêm việc mặc đồ bảo hộ khi gác chốt và được xét nghiệm Covid-19 định kỳ hàng tuần trong thời gian làm nhiệm vụ.
Tại điểm chốt trên quốc lộ 1 (chân cầu vượt Sóng Thần, giáp Bình Dương), lực lượng CSCĐ túc trực 24/24. Phụ trách điểm chốt này có 24 cán bộ, chiến sĩ chia thành 4 ca trực. Cùng thực hiện nhiệm vụ tại đây còn có các lực lượng khác như công an, quân sự, thanh tra giao thông, y tế…
Đây cũng là mô hình bố trí lực lượng của CSCĐ tại 11/12 điểm chốt khác tại thành phố. Ngoài thực hiện nhiệm vụ chính, cán bộ, chiến sĩ chú trọng tự bảo vệ, nâng cao ý thức phòng dịch cá nhân.
Tại điểm chốt quốc lộ 1 (trước cổng Đại học An ninh, TP Thủ Đức), lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát người dân đi từ hướng Đại học An ninh ra quốc lộ. “Lưu lượng xe cộ qua chốt hiện ít hơn khá nhiều so với những ngày trước. Người đi xe máy khi qua khu vực này phải xuất trình giấy đi đường, thực hiện khai báo y tế. Ôtô được phép qua chốt khi cung cấp được mã code đính kèm thông tin lịch trình, khai báo y tế”, đại úy Nguyễn Văn Thanh cho biết.
Video đang HOT
“Những ngày đầu thành phố siết chặt giãn cách theo Chỉ thị 16, vẫn có nhiều người dân không mang giấy đi đường, cố tình vượt chốt. Trong tình huống đó, CSCĐ phối hợp các ngành, các lực lượng khác làm nhiệm vụ tại chốt tuyên truyền, nhắc nhở là chính, linh hoạt xử lý tình huống và rất hạn chế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đối với trường hợp vi phạm”, trung úy Đặng Văn Tuấn chia sẻ.
Theo trung úy Tuấn, việc mặc đồ bảo hộ trong lúc thực hiện nhiệm vụ khá nóng. Tuy nhiên, cán bộ, chiến sĩ CSCĐ được cấp trên quán triệt phải tự bảo vệ an toàn cho mình khi làm công tác chống dịch.
“Lực lượng CSCĐ được quán triệt tinh thần chủ động, khắc phụ khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, đồng hành cùng người dân thành phố chống dịch”, thượng tá Bốn chia sẻ.
Lực lượng CSCĐ được thành phố bố trí nơi ăn nghỉ tại Nhà thiếu nhi Thủ Đức. Hàng ngày, CSGT Công an TP.HCM và một số ngành khác luân phiên mang suất ăn đến cho cán bộ, chiến sĩ.
“Sau những giờ trực tại chốt, tôi và đồng đội về nghỉ ngơi tại Nhà thiếu nhi Thủ Đức. Giường ngủ được dựng dã chiến, quạt máy, điện, nước đảm bảo. Điều kiện sinh hoạt tại đây khá ổn, không khác nhiều so với nơi chúng tôi đóng quân ở Tây Nguyên”, binh nhì Đỗ Tuấn Hoàng Phúc chia sẻ.
Đi chợ hộ ở TP.HCM: Chung cư nảy sáng kiến, tình nguyện viên gặp nhiều 'sự cố'
Những ngày TP.HCM siết chặt giãn cách, nhiều người đã đăng ký tham gia "đi chợ hộ" giúp người khác, tuy nhiên có nhiều tình huống khó xử đã xảy ra.
Sau khi thực hiện siết chặt giãn cách, người dân TP.HCM chỉ mua được lương thực, thực phẩm thông qua hình thức "đi chợ hộ". Sau hơn 4 ngày thực hiện đi chợ hộ, nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã được chia sẻ.
Chung cư cũng lập đội "đi chợ hộ"
Chị Bùi Thị Lệ Quyên (ngụ ở chung cư The CBD, quận 2) kể rằng đang là tình nguyện viên đi chợ hộ cho cư dân sống cùng chung cư.
Để đáp ứng nhu cầu mua lương thực, thực phẩm của cư dân, ban quản lý chung cư The CBD cho mỗi tầng cử ra 1 - 2 người làm công việc đi chợ hộ. Những người này được lập danh sách cố định, được phát thẻ nhận diện để đi mua hàng ở các siêu thị trong chung cư.
Giỏ hàng đầy ắp đồ của chị Quyên khi đi chợ hộ giúp người dân sống trong chung cư.
Tình nguyện làm công việc này, chị Quyên chia sẻ thời gian đi chợ hộ được quy định của mình là trong khoảng 1 - 2 tiếng đồng hồ. Chị Quyên tham gia group Zalo của chung cư, sau đó gom đơn hàng của những cư dân sống cùng tầng, rồi cứ vài ngày, chị lại xuống siêu thị mua hàng giúp cho tất cả.
Mỗi đơn hàng sẽ được bỏ trong xe đẩy riêng, đến khi thanh toán thì chị Quyên ghi chú lại để không bị nhầm lẫn. Tiền thì thanh toán bằng cách chuyển khoản, hàng mua xong được đặt trước cửa căn hộ nhà chị Quyên, các cư dân khác lần lượt đến lấy để tránh tiếp xúc.
"Mỗi lần thanh toán sẽ tốn thời gian vì người đi chợ hộ thường là mua nhu yếu phẩm giúp các nhà khác, có người thanh toán cả tiếng đồng hồ mới xong" , chị Quyên kể.
Tuy nhiên, chị Quyên cho rằng hình thức người dân đi chợ giúp nhau trong chung cư giảm tải cho cán bộ phường, xã. Dù vẫn sợ bị nhiễm bệnh nhưng chị Quyên nói: "Nếu mình không làm thì ai sẽ giúp mọi người" .
Những tình huống khó xử
Chị Nguyễn Ngọc Phương Oanh (ngụ ở quận 4) là thành viên đội hình phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Chị Oanh đang chọn hàng theo danh sách đặt món của người dân.
Mỗi ngày, chị Oanh nhận nhiệm vụ đi chợ hộ tại siêu thị Coop-Extra SC Vivo City (quận 7). Công việc cụ thể là lựa chọn món hàng theo đúng với đơn đã tiếp nhận. Sau đó, mang hàng đến cho nhân viên siêu thị tính tiền, hàng đã được thanh toán tiền thì giao cho cán bộ phường xã, dân quân tự vệ hoặc bộ đội mang về nhà giúp người dân.
"Tôi phải gọi điện xác nhận với người mua trước, vì nhiều đơn đặt từ 2 - 3 ngày, đến lúc siêu thị lên đơn giao hàng thì người dân không còn nhu cầu mua nữa" , chị Oanh kể. Lúc mới đi chợ hộ, có lần chị Oanh soạn cả giỏ hàng đầy ắp, đến lúc tính tiền thì người đặt hàng lại bảo không mua. Vậy là chị Oanh lại đẩy giỏ hàng vào rồi xếp từng món lên kệ như cũ, công đoạn này rất mất thời gian.
Hay như lần nọ, một tình nguyện viên trong đội hình đi chợ hộ của chị Oanh bị mắng té tát vì giá tiền khi thanh toán cao hơn giá lúc đặt mua ở hệ thống siêu thị online. Lý do là vì khi người dân đặt mua thì siêu thị đang có giá khuyến mãi, đến lúc tình nguyện viên đi chợ thay lại mua giá không khuyến mãi. "Nhiều chuyện dở khóc dở cười lắm nhưng chúng tôi vẫn ráng để bà con ai cũng có đủ lương thực, thực phẩm" , chị Oanh kể.
Anh Phạm Anh đang cân rau củ quả theo dơn hàng người dân.
Giống với chị Oanh, anh Phạm Anh (ngụ ở quận 10) cũng đang làm tình nguyện viên đi chợ hộ. Anh kể nhiều buổi soạn hàng theo đơn tốn cả tiếng đồng hồ vì phải mắc công đi cả siêu thị lựa chọn.
"Vì mua giúp người dân nên không dám tự mua theo ý mình. Mỗi lần thấy hàng hết là tôi lại chủ động gọi cho người dân để hỏi có đồng ý đổi món không" , anh Phạm Anh cho biết. Mua giúp hơn 100 món hàng trong mỗi đơn là việc diễn ra "như cơm bữa" với những tình nguyện viên đi chợ hộ này.
Để đảm bảo không bị nhiễm bệnh trong quá trình đi chợ hộ, cứ 3 - 4 ngày, các tình nguyện viên được test nhanh. Mỗi lần được thông báo kết quả âm tính, anh Phạm Anh và chị Oanh lại thở phào, yên tâm "ngày mai sẽ tiếp tục đi chợ hộ".
Đêm trắng đi làm nhiệm vụ cùng 'bông hồng thép' duy nhất của tổ công tác 141 Là nữ cảnh sát đặc nhiệm duy nhất của tổ công tác 141, Trung úy Phạm Thanh Thanh vẫn hàng đêm cùng các đồng đội tuần tra kiểm soát, đem lại bình yên cho nhân dân. 19h, Trung úy Phạm Thanh Thanh ở Đại đội 2, Tiểu đoàn Cảnh sát Đặc nhiệm, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an TP Hà Nội,...