Cảnh sát cơ động có được kiểm tra cốp xe của người dân để xử phạt?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Cảnh sát cơ động có quyền kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra cốp xe của người điều khiển phương tiện. Ảnh: IT/Images
Cảnh sát cơ động gồm lực lượng nào?
Theo Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 thì Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trangbảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Cảnh sát cơ động gồm: Lực lượng đặc nhiệm; Lực lượng tác chiến đặc biệt; Lực lượng bảo vệ mục tiêu; Lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ.
Tổ chức của Cảnh sát cơ động gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động; Cảnh sát Cơ động công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Video đang HOT
Cảnh sát cơ động được kiểm tra cốp xe trong trường hợp nào?
Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản và phải do người có thẩm quyền ban hành tiến hành kiểm soát, đơn cử như Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên.
Đồng thời, khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 1 người chứng kiến. Trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 1 người chứng kiến.
Đặc biệt, trong trường hợp có căn cứ để cho rằng, nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì Cảnh sát cơ động đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.
Ngoài ra, Thông tư số 58/2015/TT-BCA của Bộ Công an quy định quyền hạn của Cảnh sát cơ động bao gồm:
- Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
- Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
- Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Như vậy, Cảnh sát cơ động có quyền kiểm soát người, kiểm tra giấy tờ tùy thân, kiểm tra cốp xe khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Đối tượng tuần tra, kiểm soát gồm khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công; người, phương tiện, đồ vật, tài liệu.
Ví dụ: Khi đang tuần tra trên đường Nguyễn Trãi, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, tổ tuần tra Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động thuộc Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện Trần Văn A điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tiếp cận kiểm tra, lực lượng chức năng kiểm tra cốp xe và phát hiện trong cốp có 1 khẩu súng (loại ổ quay) bắn đạn công cụ hỗ trợ (đạn bi) và 6 viên đạn trong ổ.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với Cảnh sát cơ động
- Chống đối, cản trở hoạt động của Cảnh sát cơ động; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ.
- Chiếm đoạt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tàng trữ, sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động.
- Mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi ép buộc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động làm trái với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Giả danh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động; giả mạo phương tiện, làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, phù hiệu, con dấu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt của Cảnh sát cơ động.
- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Triệt phá đường dây cá cược lô đề hơn 50 tỷ đồng
Ngày 4/4, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự vừa phối hợp với Công an các địa phương, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh triệt phá thành công chuyên án, xác định 21 đối tượng có liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá cược lô đề quy mô hàng chục tỷ đồng.
Theo kết quả điều tra ban đầu, lúc 17h20 ngày 27/3, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với hơn 50 CBCS Phòng Cảnh sát cơ động, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ và Công an các địa phương liên quan tổ chức 10 tổ công tác đồng loạt tấn công các tụ điểm tổ chức đánh bạc đã được xác định trong chuyên án tại các địa bàn thuộc thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên, huyện Quế Sơn và xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm, TP Hội An).
Qua đó, lực lượng Công an phát hiện bắt quả tang 10 đối tượng có hành vi tổ chức cá cược lô đề thắng thua bằng tiền. Tang vật tạm giữ 19 ĐTDĐ và nhiều tài liệu, đồ vật có liên quan. Tiếp tục đấu tranh mở rộng chuyên án, các tổ công tác Phòng Cảnh sát hình sự tổ chức xác minh, đấu tranh làm rõ thêm 11 đối tượng tham gia đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc.
Đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Loan.
Các đối tượng trong đường dây tổ chức cá cược lô đề hơn 50 tỷ đồng.
Bước đầu xác định, Nguyễn Thị Ngọc Loan (SN 1987, trú phường Điện Thắng Nam, thị xã Điện Bàn) đóng vai trò cầm đầu trong đường dây tổ chức đánh bạc, tổ chức cá cược lô đề, bắt đầu ghi bán lô đề từ khoảng tháng 10/2023 đến khi bị phát hiện. Trong đường dây do Loan tổ chức có phân các đại lý cấp 1, cấp 2 từ trên xuống.
Hằng ngày, các đối tượng đại lý cấp dưới sử dụng ĐTDĐ, đăng ký tài khoản Zalo từ sim rác tổ chức tiếp nhận tin nhắn cá cược lô đề cho hơn 50 đối tượng trên địa bàn, sau đó tổng hợp chuyển lên cho các đại lý cấp trên thông qua tin nhắn Zalo hoặc Telegram để hưởng tiền hoa hồng từ 9-10% trên tổng số tiền tịch đề. Sau khi tổng hợp các tịch đề của nhà dưới, Loan chuyển lại cho một đối tượng ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên để hưởng hoa hồng. Trung bình mỗi ngày đường dây cá cược lô đề với tổng số tiền giao dịch tịch đề trên 500 triệu đồng. Tính từ tháng 10/2023 đến khi bị phát hiện, tổng số tiền giao dịch tịch đề của đường dây này trên 50 tỷ đồng.
Phòng Cảnh sát hình sự tống đạt quyết định khởi tố vụ án "Tổ chức đánh bạc và đánh bạc", khởi tố 9 bị can, tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý các đối tượng có liên quan
Say rượu, người đàn ông xông vào trụ sở cảnh sát gây rối Nhiều cảnh sát cơ động có mặt, yêu cầu, nhắc ông Giang di chuyển ra khỏi đơn vị, nhưng bị cáo vẫn không chấp hành mà còn chửi bới, tấn công cảnh sát. ẢNH MINH HỌA Ngày 2/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Đào Giang (SN 1974, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao) ra xét xử theo trình tự phúc...