Cảnh sát Canada kể lại ngày bắt Mạnh Vãn Chu
Winston Yep, sĩ quan cảnh sát Hoàng gia Canada, là người mang lệnh bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu tới sân bay Vancouver hai năm trước.
Yep, người đầu tiên ra tòa làm chứng trong vụ án dẫn độ Mạnh Vãn Chu, đã trình bày trước Tòa án Tối cao British Columbia hôm nay rằng ông nhận được yêu cầu “bắt lập tức” giám đốc tài chính tập đoàn Huawei từ phía Washington vào đầu tháng 12/2018, một ngày trước khi bà lên máy bay ở Hong Kong để tới Mexico và quá cảnh tại Vancouver, Canada.
“Chúng tôi bàn về việc lên máy bay để bắt nghi phạm, nhưng cho rằng đó không phải phương án hay vì sự an toàn của các sĩ quan và công chúng”, Yep nói.
Mạnh Vãn Chu rời nhà riêng ở Vancouver để tới trình diện tại Tòa án Tối cao British Columbia, Canada, hôm 26/10. Ảnh: AFP.
Mạnh Vãn Chu bị bắt khi quá cảnh ở sân bay Vancouver hôm 1/12/2018. Bà bị cáo buộc nói dối ngân hàng HSBC về các giao dịch giữa Huawei với công ty Skycom của Iran, khiến ngân hàng này gặp rủi ro vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ và Washington muốn Ottawa dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ.
Video đang HOT
Yep cho hay các giới chức Mỹ đã hướng dẫn cho các đồng nghiệp Canada thu giữ điện thoại và laptop của Mạnh Vãn Chu và đặt vào trong “túi Faraday”, loại túi được thiết kế để chặn mọi đường truyền không dây nhằm ngăn chặn hành vi “xóa dữ liệu từ xa”.
Yep nói ông “không biết quá nhiều” về Mạnh Vãn Chu hay Huawei trước khi bà tới Canada. Vì bà Mạnh là “một người có địa vị cao”, cấp trên của Yep cũng có mặt ở sân bay khi bắt người để đảm bảo không xảy ra sai sót.
Đội ngũ luật sư của Mạnh Vãn Chu đã yêu cầu mở phiên điều trần trong tuần này, nhằm thuyết phục Thẩm phán Heather Holmes rằng cảnh sát và biên phòng Canada đã vi phạm quyền của Mạnh Vãn Chu khi thẩm vấn và khám xét thiết bị của bà trong ba tiếng, sau khi bà rời khỏi máy bay nhưng chưa có lệnh bắt.
Trong tuần tới, họ sẽ tranh luận rằng việc cảnh sát tịch thu và chuyển nội dung trong các thiết bị điện tử của bà Mạnh cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) là Vi phạm Hiến chương về Quyền và Tự do của Canada.
Theo hồ sơ tòa án, đội luật sư của Mạnh cáo buộc giới chức Canada và Mỹ đã “cùng âm mưu trì hoãn việc bắt Mạnh và cố thu thập thông tin để giúp cho các nhà chức trách Mỹ truy tố Mạnh về tội lừa đảo”. Nếu họ chứng minh được cáo buộc này, quy trình dẫn độ Mạnh Vãn Chu sang Mỹ sẽ phải dừng lại.
Các luật sư của Bộ Tư pháp Canada đã phản bác rằng cảnh sát và Bộ Tư Pháp không vi phạm bất kỳ quyền lợi nào của Mạnh Vãn Chu, cũng như không cùng Mỹ âm mưu xâm phạm quyền của bà.
Các sĩ quan biên phòng Canada sẽ ra tòa làm chứng trong tuần này về những gì xảy ra ở sân bay Vancouver. Sau đó, luật sư của bà Mạnh dự kiến tranh luận tại phiên điều trần vào tháng 2 năm sau.
Nhóm luật sư này dự kiến phản biện rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cản trở bà Mạnh có một phiên xét xử công bằng khi tuyên bố ngay sau khi bà bị bắt rằng có thể đổi giám đốc tài chính Huawei lấy các nhượng bộ thương mại từ Trung Quốc. Vụ kiện dự kiến kết thúc vào tháng 4/2021.
Mạnh Vãn Chu tố Mỹ đưa bằng chứng sai cho Canada
Nhóm luật sư của Mạnh Vãn Chu cáo buộc Mỹ cung cấp bản tóm tắt bằng chứng "không chính xác" nhằm khiến Canada dẫn độ bà Mạnh.
"Bà Mạnh phản ánh bản tóm tắt bằng chứng về cơ bản là không chính xác và dựa trên những sai sót có chủ ý hoặc thiếu kiểm định thận trọng, thiếu tính cụ thể, do đó dẫn đến việc lạm dụng nghiêm trọng quy trình dẫn độ", nhóm luật sư của Mạnh dẫn lời bà trong một văn bản được Tòa án tối cao British Columbia, Canada, công khai hôm 16/5. Nhóm luật sư thêm rằng điều này sẽ khiến quá trình dẫn độ không thể được tiến hành.
Mạnh Vãn Chu đến toà án Canada hôm 27/5. Ảnh: Reuters.
Giám đốc tài chính Huawei bị cảnh sát Canada bắt theo yêu cầu của Mỹ tại sân bay Vancouver ngày 1/12/2018. Bà bị cáo buộc nói dối ngân hàng HSBC về các giao dịch giữa Huawei với công ty Skycom (Iran), khiến ngân hàng này gặp rủi ro vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ và Washington muốn Ottawa dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ.
Tuyên bố của nhóm luật sư đại diện bà Mạnh cho rằng, Mỹ đã sai khi khẳng định chỉ những nhân viên "cấp thấp" ở ngân hàng HSBC mới nhận thức được bản chất quan hệ Huawei - Skycom. "Có thể chứng minh rằng không thể có quyết định về việc sửa đổi hoặc chấm dứt quan hệ giữa HSBC với Skycom hoặc Huawei mà không được xem xét bởi quản lý cấp cao nhất của HSBC", các luật sư cho hay.
Thẩm phán Heather Holmes của Tòa án Tối cao British Columbia cuối tháng trước tuyên bố các cáo buộc về hành vi gian lận đối với bà Mạnh thỏa mãn điều kiện tội kép về dẫn độ và bị xem xét dẫn độ sang Mỹ. Đây được xem là phán quyết bất lợi đối với giám đốc tài chính Huawei. Phán quyết cũng mở đường cho phiên điều trần dẫn độ bắt đầu từ tháng này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa cho biết trong một tuyên bố rằng Bắc Kinh không hài lòng và phản đối mạnh mẽ đối với các phán quyết liên quan đến bà Mạnh và cử đại diện làm việc với Canada.
Việc bà Mạnh, 48 tuổi, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị Canada bắt, gây rạn nứt ngoại giao chưa từng có giữa Trung Quốc và Canada. 9 ngày sau khi bà Mạnh bị bắt, Trung Quốc bắt hai công dân Canada với cáo buộc gián điệp. Bà Mạnh khẳng định mình vô tội và quyết đấu tranh tại tòa. Bà hiện được tại ngoại và phải đeo vòng theo dõi điện tử, bị quản thúc tại gia từ 23h đến 6h nhưng được tự do đi lại trong thành phố Vancouver nếu có người giám sát an ninh.
Canada từ chối trao đổi Mạnh Vãn Chu Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định Canada sẽ không chấp nhận thả Mạnh Vãn Chu để đổi lấy tự do cho hai công dân đang bị Trung Quốc bắt. Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 25/6 bác bỏ lời kêu gọi của một nhóm công dân Canada nổi tiếng, trong đó có cựu thẩm phán tòa án tối cao, để chấm dứt vụ...