Cảnh sát biển Việt Nam sẽ mua trực thăng Ka-27 hay Eurocopter AS-565?
Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s vừa cho biết, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) đang tìm mua một số máy bay trực thăng hải quân mới để trang bị cho các tàu tuần tra xa bờ (OPV) DN-2000 (thuộc dự án Damen 9014 của Hà Lan).
Thiếu tá Nguyễn Khắc Vượt, Phó giám đốc Bộ phận quan hệ quốc tế, CSBVN cho biết: “Việc đặt mua một số máy bay trực thăng mới sẽ là một phần trong những nỗ lực tích hợp giám sát trên không của Việt Nam trong các chuyến tuần tra ngoài khơi”.
Phát biểu tại hội nghị OVP châu Á – Thái Bình Dương 2014, diễn ra hôm 18-3, Thiếu tá Vượt nói thêm: “Số trực thăng hải quân mới sẽ là tăng cường đáng kể các hoạt động hàng hải của chúng tôi”.
Việc mua máy bay lên thẳng được dự kiến trong khuôn khổ chương trình trang bị cho Cảnh sát biển phương tiện trinh sát trên không, để nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng này.
Tàu tuần tra DN-2000 của hãng đóng tàu Damen – Hà Lan
Video đang HOT
Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đang cân nhắc 2 loại trực thăng hải quân Kamov Ka-27 và Eurocopter AS-565 Panther như những ứng cử viên tiềm năng nhất. Tuy nhiên, CSBVN cho biết vẫn đang cân nhắc thêm một số khả năng khác để đáp ứng với yêu cầu giới hạn tải trọng máy bay của bãi đáp trực thăng của tàu OPV DN-2000.
Tuy không tiết lộ ngân sách được phân bổ cho chương trình này cũng như số lượng máy bay trực thăng mới sẽ được đặt mua là bao nhiêu nhưng Thiếu tá Vượt cho biết, hy vọng quá trình mua sắm có thể bắt đầu được tiến hành trong vòng từ 2 đến 3 tháng tới.
Ngoài các máy bay trực thăng hải quân, CSBVN cũng đã soạn thảo ra kế hoạch mua sắm một số lượng không xác định máy bay CASA C-212 Aviocar và các trung tâm chỉ huy mặt đất di động để điều hành số máy bay này trong các hoạt động giám sát hàng hải.
Trực thăng hải quân Ka-27…
…và Eurocopter AS-565 Panther
Hiện nay, CSBVN đang vận hành một tàu tuần tra DN-2000 của Damen mang số hiệu 8001. Tàu có chiều dài 90m, trang bị 4 động cơ Caterpillar C3516 và có thể đạt tới tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ. Tàu tuần tra DN-2000 có tầm hoạt động 5.000 hải lý (hơn 9.000km) và được thiết kế một bãi đáp trực thăng hải quân với tổng trọng lượng lên tới 14 tấn.
Tàu 8001 là tàu tuần tra trực thăng đầu tiên của Cảnh Sát Biển Việt Nam, được đóng tại nhà máy đóng tàu Z189 của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng theo dây chuyền công nghệ và thiết kế của hãng đóng tàu Damen (Hà Lan). Các tàu lớp DN-2000 còn lại đang trong những giai đoạn hoàn thiện khác nhau. Theo kế hoạch, tất cả 4 tàu tuần tra loại này đều được trang bị các máy bay trực thăng hải quân.
Theo ANTD
Pháp sẽ thiệt đơn, thiệt kép nếu hủy hợp đồng Mistral với Nga
Ngày 19-3, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho rằng, Pháp sẽ phải thực hiện hợp đồng ký tháng 6-2011 về việc cung cấp 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho hải quân Nga, nếu không sẽ phải hoàn lại tiền cho Nga.
"Hoặc tuân thủ các nghĩa vụ trong hợp đồng và bàn giao các tàu chiến đúng hạn, hoặc phải trả lại tiền và những bộ phận của thân tàu đã được lắp ráp tại xưởng đóng tàu Baltiysky Zavod của chúng tôi", vị phó thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga tuyên bố.
Trong khi đó, một nguồn tin tại Tập đoàn đóng tàu Thống nhất của Nga cũng cho rằng Pháp sẽ phải trả một khoản tiền phạt khổng lồ nếu đơn phương hủy hợp đồng.
Hôm 17-3, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, Paris sẽ cân nhắc hủy hợp đồng trị giá 1,2 tỷ euro (khoảng 1,6 tỷ USD) này nếu Moscow "tiếp tục có những hành động khiêu khích làm tình trạng thêm leo thang" tại Ukraine.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral
Tuyên bố của ông Rogozin được đưa ra sau khi Mỹ và EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức cao cấp Nga và Ukraine sau khi nước cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập và Nga.
Theo hợp đồng năm 2011 giữa Nga và Pháp, chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral đầu tiên, mang tên Vladivostok, sẽ được chuyển giao cho Nga vào cuối năm nay, và chiếc tàu thứ hai, mang tên Sevastopol, sẽ được bàn giao vào năm 2015.
Lớp tàu Mistral có khả năng chở được 16 chiếc máy bay trực thăng, 70 xe bọc thép, 4 tàu đệm khí, 450 quân nhân và dự kiến sẽ được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Theo ANTD
Những nước nào tiếp sức công nghệ quốc phòng Trung Quốc? Những năm gần đây nền công nghiệp quốc phòng TQ đã có những tiến bộ rất lớn, kết quả này khiến người ta nghi ngờ về nguồn gốc công nghệ của TQ. Đức giúp Trung Quốc công nghệ phát triển tàu ngầm Nghi vấn trên hoàn toàn có căn cứ khi tờ Qianzhan đưa tin, gần đây Hải quân Đức có thể đã...