Cảnh sát biển Việt Nam sẽ bảo vệ ngư dân 24/24h
Thiếu tướng Nguyễn Đạm, Cục trưởng Cảnh sát biển, khẳng định lực lượng này sẽ túc trực 24/24h ở những điểm đảo xa và cùng với các lực lượng khác bảo vệ ngư dân.
Cảnh sát biển sẽ tăng cường hiện diện ở những vùng biển xa, những ngư trường truyền thống của ngư dân
Theo thống kê của cảnh sát biển, số lượng tàu cá nước ngoài trong đó có Trung Quốc xâm phạm lãnh hải cũng như khai thác trộm hải sản của Việt Nam không phải là ít. Cảnh sát biển đã làm gì để ngăn chặn?
Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam là phải bảo vệ lợi ích kinh tế trên biển của tổ quốc. Với hành vi xâm phạm lãnh hải cũng như khai thác trộm trên vùng biển Việt Nam của tàu nước ngoài nói chung và tàu Trung Quốc nói riêng, cảnh sát biển sẽ phải tuyên truyền và xua đuổi. Đây là trách nhiệm thường xuyên của chúng tôi và thời gian tới sẽ phải làm tốt hơn việc này.
Trong 3 tháng cao điểm phòng chống tội phạm trên biển, cảnh sát biển đã phát hiện hàng nghìn lượt tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, đặc biệt là khu vực vịnh Bắc Bộ. Chúng tôi đã tổ chức 28 lượt tàu tuần tra, kiểm soát, xua đuổi 354 tàu cá nước ngoài, kiểm tra lập biên bản, quay phim, chụp ảnh sau đó phóng thích 5 tàu.
Quá trình thực hiện, cảnh sát biển thực hiện đúng chủ trương kiên quyết không để nước ngoài lợi dụng, tạo cớ làm phức tạp tình hình vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam thành vùng biển có tranh chấp, theo ý đồ lâu dài của họ.
Cảnh sát biển sẽ làm gì để bảo vệ, hỗ trợ ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở những ngư trường truyền thống trong thời gian tới?
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi là bảo vệ an ninh, giữ gìn an toàn và tạo môi trường thuận lợi cho ngư dân khai thác thuỷ hải sản và bảo đảm các hoạt động kinh tế trên biển. Chúng tôi đã tập trung lực lượng tổ chức tuần tra trên các vùng biển, trong đó tập trung vào vùng biển nhạy cảm, vùng có mật độ ngư dân Việt Nam khai thác thuỷ sản lớn. Thời gian tới chúng tôi cũng sẽ tăng cường lực lượng cứu nạn, cứu hộ cứu trợ ngư dân để họ yên tâm làm ăn.
Những ngư trường xa bờ quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam sẽ được cảnh sát biển quan tâm như thế nào?
Video đang HOT
Chúng tôi sẽ túc trực 24/24h ở những điểm đảo xa và phối hợp cùng các lực lượng khác đứng sau, hậm chí đi ngay bên cạnh để bảo vệ ngư dân. Cảnh sát biển đang tăng cường hiện diện ở những địa điểm cụ thể trên biển, xung quanh khu vực ngư dân Việt Nam khai thác thuỷ hải sản trong một thời gian dài.
Ông lo ngại gì khi mà trang bị và phương tiện của cảnh sát biển hiện còn hạn chế?
Để thực hiện được nhiệm vụ giữ gìn an ninh trên biển, Chính phủ và Bộ Quốc phòng đang đầu tư để cảnh sát biển ngày một vững mạnh, hiện đại hơn kể cả về tổ chức biên chế lẫn trang bị phương tiện. Cảnh sát biển sẽ có thêm nhiều tàu trọng tải lớn, có thời gian hoạt động dài ngày trên biển trong điều kiện sóng to gió lớn. Máy bay tuần tra khi đi vào hoạt động sẽ hỗ trợ rất tốt cho ngư dân khi cần cứu trợ, cứu nạn. Sự quan tâm đầu tư ngày càng tăng lên thì sự hiện diện của lực lượng cảnh sát biển trên các vùng biển của ta càng hiệu quả.
Đối với vụ tàu cá Quảng Ngãi bị bắn cháy vừa qua, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm khẳng định hành động của Trung Quốc là nghiêm trọng, vi phạm luật pháp quốc tế trên biển, vi phạm DOC nguyên tắc ứng xử trên biển. Vụ việc trên phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có ý kiến. Cảnh sát biển sẽ có ý kiến với lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc để họ có ý thức chấp hành luật pháp quốc tế.
Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh chống tội phạm, vi phạm trên biển, Cục cảnh sát biển đánh giá, tàu cá nước ngoài thường lợi dụng vào ban đêm, thời tiết xấu, hoặc hoạt động gần đường phân định, để khi không có lực lượng tuần tra trên biển của Việt Nam thì vào sâu trong vùng biển khai thác trộm, khi trời sáng lại rời đi hoặc khi thấy lực lượng tuần tra trên biển của Việt Nam, họ cắt lưới, thu lưới hoặc chạy lòng vòng ra xa về phía đông. Bên cạnh việc khai thác trái phép, các tàu này còn lợi dụng để trinh sát nắm tình hình và tạo khu vực đánh cá truyền thống, thuận lợi cho ý đồ sau này.
Theo xahoi
Chuyên gia quốc tế nói gì về những động thái của TQ ở Biển Đông?
Những hành động này đã cho Hải quân Trung Quốc một vai trò to lớn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền mà nước này tuyên bố trên biển Đông.
Tàu đổ bộ lớn nhất Trung Quốc Jinggangshan và các tàu khu trục tham gia huấn luyện ở biển Đông hôm 22/3 và tới bãi James (cách Malaysia 80km) ngày 26/3
Sắp tới, Trung Quốc sẽ triển khai nhiều tàu chiến trên biển Đông, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền, sẵn sàng gây hấn kiểu như bắn đạn cháy vào tàu cá Việt Nam, Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, trao đổi với chúng tôi ngày 28/3 qua email.
Ông có nhận xét gì về động thái gần đây của Trung Quốc trên biển Đông, như tăng cường tập trận, triển khai tàu thuyền tới các khu vực tranh chấp, bắn một tàu cá Việt Nam...?
Các hành động của Trung Quốc là sự tiếp nối kế hoạch dài hạn của nước này nhằm đòi chủ quyền và kiểm soát hải quân đối với biển Đông. Trung Quốc liên tục nâng cấp cơ sở hải quân của mình trên đảo Hải Nam. Nước này đã thành lập một đơn vị quân sự đồn trú trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Chính quyền trung ương đã khẳng định quyền hạn của cái gọi là thành phố Tam Sa là thực thi quyền chấp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Tam Sa.
Những hành động này đã cho Hải quân Trung Quốc một vai trò to lớn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền mà nước này tuyên bố trên biển Đông.
Mỗi động thái gần đây của Trung Quốc thể hiện rằng nước này có năng lực và sức mạnh hải quân để vươn xa và đảm bảo chủ quyền mà nước này tuyên bố bất kỳ đâu trên biển Đông, miễn là trong phạm vi "đường lưỡi bò".
Như vậy, ông đánh giá thế nào về sự tăng tốc của Trung Quốc trong việc thực hiện kế hoạch kiểm soát biển Đông?
Sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc và các lực lượng chấp pháp dân sự của nước này là một xu hướng sẽ còn tiếp diễn. Ngày càng nhiều tàu Trung Quốc sẽ được triển khai tại Hạm đội Nam Hải và bơi ra biển Đông.
Trung Quốc sẽ lợi dụng các cơ hội nhỏ để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình. Ví dụ, khi Trung Quốc biết rằng tàu thuyền Philippines phải rời bãi cạn Scarborough, Trung Quốc ngay lập tức lập barie để tàu thuyền Philippines không thể trở lại.
Trung Quốc gần như đã thôn tính được Scarborough, bằng cách duy trì sự hiện diện tàu thuyền của mình tại bãi cạn một cách lâu dài. Trên thực tế, Philippines đã mất chủ quyền đối với bãi cạn và vùng biển xung quanh.
Liệu có mối liên hệ nào giữa các động thái kể trên với giới chức Trung Quốc?
Các sự kiện gần đây cho thấy quân đội Trung Quốc đang có vai trò tích cực hơn trong việc khẳng định tuyên bố chủ quyền của nước này.
Theo nhận định của riêng tôi, chính quyền trung ương ra các chính sách chung và những người đứng đầu ở hiện trường tự làm theo ý mình.
Ví dụ, lãnh đạo có thể đã phê chuẩn cho liên đội tàu chiến bơi tới bãi cạn James gần Malaysia và có khả năng rằng, một sĩ quan chỉ huy cấp địa phương đã ra lệnh cho tàu của mình bắn đạn cháy vào một tàu cá Việt Nam.
Ông dự đoán thế nào về các hành động tiếp theo của Trung Quốc trên biển Đông?
Trung Quốc đang bí mật gây áp lực lên các thành viên ASEAN để họ vận động Philippines rút đơn kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Liên Hợp Quốc (LHQ), để đổi lại việc nối lại đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông.
Khi thời tiết tốt lên và khi Trung Quốc đơn phương áp lệnh cấm đánh bắt trên biển từ tháng 5 tới tháng 8, tàu hải quân và tàu chấp pháp dân sự của Trung Quốc sẽ tích cực hơn trong việc khẳng định tuyên bố chủ quyền của nước này. Các hành động của họ sẽ được tính toán kỹ lưỡng để không phải tấn công vũ trang, nhưng đủ sức răn đe.
Nếu Philippines tiếp tục kiện Trung Quốc ra LHQ, Trung Quốc sẽ có biện pháp để từng bước củng cố sự hiện diện của mình trên biển Đông. Nếu Chủ tọa Tòa án Quốc tế về Luật Biển thành lập Tòa án Trọng tài, Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp liên tục gây áp lực trong suốt quá trình theo kiện. Philippines ước tính rằng, phải mất 3-4 năm mới có phán quyết. Trong khoảng thời gian này, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh đào hào xung quanh mình.
Trung Quốc thể hiện sự quyết tâm của mình để thử tân Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng như chính quyền của Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ hai của ông.
Trung Quốc sẽ cố gắng ép Mỹ hợp tác về các lợi ích chiến lược to lớn, để đổi lại việc giảm vai trò quân sự Mỹ trong chính sách tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Xh
Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự trên Biển Đông Biên đội 4 tàu chiến của Hạm đội Nam Hải xâm nhập trái phép quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhưng đó chưa phải là tất cả. Trung Quốc đang nỗ lực bành trướng trên Biển Đông bằng sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng Hải quân, Hải giám, Hải cảnh, Ngư chính,... Phát ngôn viên Bộ...