Cảnh sát biển Mỹ tăng cường hiện diện ở biển Đông
Mỹ gần đây tăng cường hoạt động của lực lượng cảnh sát biển ở biển Đông nhằm “thực thi pháp luật và nâng cao năng lực thực thi hoạt động nghề cá”.
Hãng tin Bloomberg ngày 11-6 dẫn lời Tư lệnh Cảnh sát biển khu vực Thái Bình Dương của Mỹ, Phó Đô đốc Linda Fagan, cho biết việc Cảnh sát biển Mỹ tăng cường hiện diện ở biển Đông sẽ giúp thực thi chủ quyền của các quốc gia đối tác dọc vùng biển này.
Bà Fagan xác nhận các tàu Cảnh sát biển Mỹ bao gồm Bertholf và Stratton đã được triển khai để “thực thi pháp luật và nâng cao năng lực thực thi hoạt động nghề cá”. Đồng thời, họ đang theo dõi lực lượng dân quân và một số hoạt động của tàu Trung Quốc.
Trước đó, ngày 10-6, Cảnh sát biển Philippines phát hiện một tàu chiến và các tàu bán quân sự của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough.
Hồi tháng trước, Cảnh sát biển Mỹ cũng tổ chức một cuộc tập trận chung với 2 tàu bảo vệ bờ biển Philippines tại khu vực do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Video đang HOT
Mỹ gần đây tăng cường hoạt động của lực lượng cảnh sát biển ở biển Đông. Ảnh: Reuters
Tàu Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough. Ảnh: PCG
Đây là lần đầu tiên Cảnh sát biển Mỹ tăng cường hiện diện ở biển Đông trong vòng 7 năm qua. Bà Fagan lưu ý hoạt động này phù hợp với luật pháp quốc tế và “nhất quán” trong những thập kỷ mà họ tuần tra khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Cảnh sát biển Mỹ hoạt động song song với Lực lượng Vũ trang Mỹ nhưng cũng thực thi luật pháp Mỹ và quốc tế. Mỹ có thể giúp các nước đang gặp khó khăn bằng cách gửi cố vấn để đào tạo lực lượng tuần tra bờ biển địa phương” – bà Fagan cho biết và nói thêm: “Chúng tôi rất quan tâm đến việc tham gia với các quốc gia đối tác, những người đang đấu tranh để thực thi EEZ (Vùng đặc quyền kinh tế) của họ”.
Gần đây nhất, vào tháng 5, Đô đốc Clayton Doss, phát ngôn viên Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, xác nhận tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Preble đã tiến hành nhiệm vụ thực thi quyền tự do hàng hải ở biển Đông.
Theo đó, con tàu đã đến gần bãi cạn Scarborough trong phạm vi 12 hải lý để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và bảo vệ quyền đi lại ở các tuyến đường thủy theo luật pháp quốc tế.
Phạm Nghĩa (Theo Bloomberg, Rappler, The Diplomat)
Theo nld.com.vn
Quân đội Mỹ có thể sử dụng siêu vũ khí "Supergun" ở Biển Đông
Để chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại các đối thủ nước ngoài, quân đội Mỹ đang nghiên cứu một loại vũ khí đặc biệt được gọi là "supergun" có tầm bắn 1.000 dặm, có khả năng phá hủy các tàu hải quân Trung Quốc ở vùng biển đang tranh chấp nóng bỏng thuộc Biển Đông.
Chia sẻ với các phóng viên tại một hội thảo truyền thông bàn tròn vào hôm 23-1-2019, Bộ trưởng Lục quân Mỹ, ông Mark Esper giải thích rằng các thí nghiệm của quân đội với các hệ thống pháo đại bác phạm vi mở rộng (ERCA) có thể được sử dụng để hỗ trợ trong một cuộc tấn công chiến lược hoặc chiến thuật nhằm hỗ trợ cho lực lượng binh lính mặt đất.
"Ở cấp độ chiến thuật, chúng ta cần có khả năng vượt trội hơn súng của đối thủ với tầm cỡ và cấu tạo tương đương", ông Esper nói.
Dẫn ra một ví dụ, ông Esper chỉ ra rằng một vũ khí như vậy có thể được sử dụng ở Biển Đông, nơi tồn tại sự căng thẳng sôi sục để chống lại các tàu Trung Quốc ngăn chặn tàu Mỹ đi qua khu vực.
Hệ thống ERCA, được phát triển như một phần lợi ích của quân đội trong công nghệ siêu thanh, lần đầu tiên được các giới chức nhắc đến vào tháng 10-2018, khi Đại tá John Rafferty, giám đốc cải tiến cho Hỏa lực chiến lược tầm xa, nói chuyện với các phóng viên tại một hội nghị quân sự.
Theo trang Military, ông Esper không đưa ra thời điểm cụ thể sử dụng loại vũ khí này.
Theo ANTD
Trung Quốc ngăn phóng viên Philippines tới gần bãi cạn tranh chấp trên Biển Đông Lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã lớn tiếng không cho phép một đoàn phóng viên của truyền hình Philippines tác nghiệp tại bãi cạn Scarborough - khu vực tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông. Phóng viên Jun Veneracion trao đổi với lực lượng tuần duyên Trung Quốc khi tàu chở đoàn làm phim Philippines tới gần bãi cạn Scarborough. (Ảnh:...