Cảnh sát Bỉ bắn phụ nữ đâm dao trên xe buýt
Một phụ nữ hôm qua đâm và làm bị thương 3 người ở thủ đô Brussels trước khi bị cảnh sát nã đạn.
Hiện trường vụ đâm dao ở Brussels, Bỉ. Ảnh: RT
Vụ tấn công xảy ra khi các hành khách đang rời khỏi xe buýt ở khu Uccle vào khoảng 17h. Người phụ nữ cũng ở trên xe.
Theo AP, nghi phạm đã đâm và làm bị thương nhẹ hai hành khách, sau đó bỏ trốn và đâm một người thứ ba ở trung tâm thương mại gần đó.
Ba nạn nhân bị thương nhẹ và đều đã được đưa đến bệnh viện, bà Ine Van Wymersch, phát ngôn viên văn phòng công tố Brussels, cho hay.
“Người phụ nữ không chấp hành lệnh của cảnh sát vì thế họ buộc phải sử dụng vũ khí”, bà nói thêm.
Truyền thông Bỉ dẫn các nguồn tin giấu tên cho hay cảnh sát không tin vụ việc trên mang động cơ chính trị và kẻ tấn công khoảng 50 tuổi, có vấn đề về tâm thần.
Văn phòng công tố viên Brussels đang xử lý vụ việc và chưa phát hiện dấu hiệu nào liên quan tới khủng bố.
Video đang HOT
Thủ đô của Bỉ đã được đặt trong tình trạng báo động cao kể từ khi các phiến quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tiến hành các vụ khủng bố tại Paris hồi tháng 11 năm ngoái và đánh bom tự sát ở Brussels hồi tháng 3.
Theo VnExpress
Châu Âu: Thảm cảnh bế tắc của người tị nạn
Bảy tháng sau khi Liên hiệp châu Âu (EU) đóng cửa biên giới để ngăn chặn làn sóng người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi, 57.000 người tị nạn vẫn bị "mắc kẹt" tại Hy Lạp. Đã tàn tạ bởi chiến tranh, xung đột và nghèo đói, giờ họ tiếp tục lâm vào tình cảnh thiếu thốn từ thực phẩm, vệ sinh lẫn y tế, và bế tắc trước tương lai mù mịt.
Quang cảnh trại tị nạn Nea Kavala phía Bắc Hy Lạp.
Shiraz Madran, bà mẹ 28 tuổi của bốn đứa con, mắt đỏ hoe nhìn khu trại tị nạn nhếch nhác đang là nơi trú ngụ của gia đình. Cách đó không xa, những đứa trẻ đang chơi cạnh đống rác, đồ chơi là những chiếc chai nhựa móp méo. Gia đình Madran chạy trốn khỏi Syria và đang bị "mắc kẹt" ở Idomeni, thị trấn biên giới phía Bắc của Hy Lạp, giáp Macedonia. Nơi đây từng là cửa ngõ châu Âu, hơn 1 triệu người di cư từ Trung Đông và châu Phi đã đi qua đây trên con đường tìm kiếm nơi trú ẩn để tránh các cuộc xung đột.
Sau khi châu Âu quyết định đóng cửa biên giới hồi tháng 2-2016 để hạn chế dòng người tị nạn, nhà chức trách Hy Lạp đã đưa nhiều người ở Idomeni đến các khu trại khác, và hứa sẽ xử lý đơn của họ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, tháng ngày trôi qua, cuộc sống của những người tị nạn như gia đình Madran rơi vào tình trạng bế tắc. Hàng ngày họ phải đi xin thức ăn cho những đứa trẻ và mong ngóng trong vô vọng thông tin từ chính quyền về đơn xin tị nạn của họ.
"Không ai nói với chúng tôi điều gì. Chúng tôi không biết tương lai của mình sẽ ra sao", bà Madran nói với phóng viên The New York Times. "Nếu biết trước thế này, chúng tôi đã chẳng rời khỏi Syria làm gì. Ở đây, chúng tôi như chết đi sống lại từng ngày".
Theo một thỏa thuận được cho là "lịch sử" được ký kết hồi tháng 3-2016 giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Ankara chấp thuận nhận những hỗ trợ về tài chính và chính trị để đổi lấy việc họ trở thành bức tường chặn dòng người từ Syria và những nơi khác đổ về châu Âu, qua cửa ngõ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp.
Theo thỏa thuận, EU hứa sẽ đẩy nhanh quá trình xem xét để Ankara trở thành thành viên EU, viện trợ tài chính nhiều tỉ euro để giúp Thổ xử lý vấn đề người tị nạn, đồng thời miễn thị thực đi lại cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đến khu vực Schengen từ tháng 6. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận lại toàn bộ người di cư đang bị kẹt tại Hy Lạp.
Nhưng sau khi ở châu Âu xảy ra liên tiếp các vụ tấn công do các nhóm Hồi giáo hoặc các lực lượng cực đoan tiến hành, tâm lý chống người nhập cư đã gia tăng mạnh mẽ. Giờ đây, cả những quốc gia thịnh vượng của Tây Âu và Bắc Âu - nơi người tị nạn muốn định cư, đều không thực hiện lời hứa. Việc cung cấp tài chính cho Thổ Nhĩ Kỳ lẫn việc xem xét "kết nạp" quốc gia này vào EU đều đang giẫm chân tại chỗ. Mới đây nhất, hồi đầu tuần này Ankara tuyên bố sẽ hủy bỏ thỏa thuận đã ký với EU nếu trong tháng 8 này, công dân Thổ vẫn không được miễn thị thực khi vào châu Âu như đã cam kết.
Tiến thoái lưỡng nan
"Chúng tôi rời khỏi một cuộc chiến và bây giờ lại lâm vào một cuộc chiến ở mức độ khác ", Malek Haj Mohamed, 23 tuổi, người đã cùng anh trai chạy trốn khỏi Raqqa, một thành phố của Syria, nơi được coi là "thủ phủ" của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). "Thậm chí nếu có 1.000 trẻ em chết tại đây, người dân ở châu Âu cũng không biết tới", cô nói. "Tại sao lại đóng cửa biên giới khi chúng tôi cần sự an toàn?" - Malek thắc mắc.
Trong thực tế, làn sóng người tị nạn - sau một thời gian đứng yên và suy giảm, nay lại có nguy cơ gia tăng. So với mức bình quân 5.000 người di cư tới Hy Lạp mỗi ngày vào năm ngoái, con số này đã giảm mạnh trong năm nay. Nhưng sau cuộc đảo chính thất bại hôm 15-7 vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ, hàng trăm người lại bắt đầu tìm cách vượt biển Aegean để tìm cơ hội và tránh né những chiến dịch trả đũa ở quê nhà.
Hy Lạp đang phải đối mặt với thách thức lớn về nhân đạo và hậu cần trong khi EU cung cấp rất ít nguồn lực để hỗ trợ người tị nạn theo cam kết.
Hiện các thành viên EU mới chỉ gửi tới 27 trong số 400 chuyên gia về người tị nạn và 24 trong số 400 thông dịch viên mà họ cam kết, để giải quyết các đơn tị nạn của những người di cư như trường hợp chị Madran. Đến nay, có 21.000 người di cư đã được đăng ký tị nạn; 36.000 người vẫn chưa được làm thủ tục. Một kế hoạch chung của EU để chia sẻ bớt gánh nặng với Hy Lạp bằng cách chuyển hàng chục ngàn người tị nạn đến các thành viên đã thất bại. Các nước châu Âu ngoài Hy Lạp mới chỉ tiếp nhận có hơn 2.300 người.
Khó khăn chồng lên khó khăn. Theo thỏa thuận, những người di cư đến Hy Lạp sau ngày 20-3 sẽ được đưa trở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng chương trình này đang bị đình trệ. Đến nay mới chỉ có 468 trong tổng số hơn 10.000 người di cư sau ngày 20-3 được trả về.
Các giám sát viên Thổ Nhĩ Kỳ được cử đến Hy Lạp để giúp đỡ người tị nạn làm thủ thục quay lại Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sa thải sau khi cuộc đảo chính chống lại ông hồi tháng 7 vừa qua.
Kết quả là các khu trại tị nạn trên các hòn đảo của Hy Lạp trở nên đầy ắp người trong tình trạng đi tiếp thì không được, trở về cũng không xong.
"Chúng tôi chỉ chờ đợi và không biết phải làm gì", Abdullah Jalali, 40 tuổi, một người Afghanistan bị mắc kẹt năm tháng qua tại trại tị nạn ở Moria, nói. Gia đình ông đã được nhồi nhét cùng với 30 người khác, trong đó có 11 trẻ em, trong một chỗ trú làm từ thùng hàng container ở Moria.
Sống trong tuyệt vọng
Trước tình cảnh bế tắc đó, một số người tị nạn có tiền đang muốn tìm "cò" để đưa họ tới Đức hoặc các nước Bắc Âu. Một số người khác quyết định quay trở về quê hương thay vì phải sống vô thời hạn trong các trại tị nạn. Nhưng đa số buộc phải vật lộn để thích nghi với "thế giới mới".
Khu trại Softex gần thành phố Thessaloniki phía Bắc Hy Lạp, ẩn mình trong một khu công nghiệp dọc theo con đường đầy ổ gà, luôn tấp nập xe tải. Khu lều của người di cư được dựng lên tại một bãi sỏi đá trong một nhà máy bỏ hoang.
Tại đây, những đứa trẻ thò lò mũi xanh, mặt chi chít vết muỗi cắn, bám lấy khách đến thăm khu trại. Hầu như không có ai trong số những người ở đây có đơn xin tị nạn được xử lý. Nhiều người lo ngại rằng các cuộc tấn công gần đây tại Đức do những người tị nạn Syria tiến hành, sẽ khiến châu Âu đuổi tất cả những người tị nạn. "Họ (những kẻ tấn công) làm cho chúng tôi bị liên lụy, như những kẻ côn đồ, như Daesh" - ông Ali Rahmeh, 58 tuổi, đến từ Syria nói. "Daesh" - tiếng Ảrập nghĩa là lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS. "Chúng tôi không phải Daesh. Chúng tôi cũng là con người và đang nói về quyền con người", ông nhấn mạnh.
Ngay cả những người di cư may mắn có được điều kiện sống tốt hơn cũng đang dao động giữa hy vọng và tuyệt vọng. Cách thủ đô Athens một giờ xe chạy về hướng đông nam, 400 người nhập cư, chủ yếu là người Syria, đang ở trong những khu trại được làm từ các thùng hàng bằng gỗ, dưới những cây thông lắc lư bên bờ biển Cape Sounio. Đây từng là một khu nghỉ dưỡng của chính phủ, nhưng đã bị đóng cửa sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp. Địa điểm này giờ được mở cửa để chứa người tị nạn.
Tại đây có một sân bóng chuyền, một không gian cho các hoạt động văn hóa và một trường học tạm thời, với khá nhiều hoạt động dành cho người tị nạn trong khi chờ đợi hồ sơ của họ được xem xét. Tuy nhiên, Hussein Alkhatib, 28 tuổi, đến từ thủ đô Damascus của Syria, cho biết: "Cuộc sống của chúng tôi giống như bị mắc kẹt. Bạn không có việc làm, không được đào tạo, không có gì cả".
Alkhatib và những người khác đang chờ đợi lịch hẹn phỏng vấn. Nhà chức trách Hy Lạp cho biết họ sẽ nhắn tin thông báo ngày giờ qua điện thoại, cho nên ai cũng phải liên tục để mắt tới điện thoại di động.
Mohammed Mohammed, 23 tuổi, đến từ Syria, một người đàn ông có bằng cử nhân quản trị kinh doanh, thừa nhận: "Chúng tôi may mắn (hơn người khác) là được ở đây; nhưng đây không phải là nhà của chúng tôi. Chúng tôi không muốn nơi này là nhà mình".
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Tiêu diệt chỉ huy cấp cao của phiến quân Taliban ở Afghanistan Ngày 17/8, các lực lượng an ninh Afghanistan đã tiêu diệt chỉ huy cấp cao của phiến quân Taliban là Qari Zabihullah cùng 18 phiến quân khác tại tỉnh Kunduz, miền Bắc nước này. Lực lượng an ninh Afghanistan tham gia chiến dịch truy quét Taliban ở tỉnh Kunduz ngày 19/7 vừa qua. (Ảnh: THX/TTXVN) Tuyên bố của Bộ Nội vụ Afghanistan nêu...