Cảnh sát bắn chết thanh niên 22 tuổi đang quỳ gối ở California
Cảnh sát thành phố Vallejo, bắc California đã nổ súng từ trong xe tuần tra bắn chết thanh niên 22 tuổi đang quỳ gối đầu hàng bên ngoài cửa hàng vừa xảy ra cướp bóc.
Một cảnh sát ở thành phố Vallejo, bắc California đã bắn chết Sean Monterrosa vào tối 1/6, giữa bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối cảnh sát sau vụ sát hại người đàn ông Mỹ gốc Phi George Floyd lan rộng ở Mỹ, Guardian cho biết.
Người cảnh sát đã bắn chết Monterrosa, 22 tuổi khi ông ta ngồi trong xe tuần tra. Một nguồn tin cảnh sát cho biết viên sĩ quan đã lầm tưởng nạn nhân có súng, nhưng sau đó xác định rằng anh ta có một cây búa trong túi.
Vụ sát hại Monterrosa, vốn là cư dân San Francisco đã gây ra sự phẫn nộ dữ dội ở khu vực vịnh San Francisco, đặc biệt là ở thành phố Vallejo, một thành phố có lịch sử bạo lực và những khiếu nại về việc sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát.
“Khi Monterrosa gặp cảnh sát, cậu ấy đã quỳ xuống và đầu hàng, nhưng họ vẫn bắn cậu ấy. Cậu ấy không làm gì để uy hiếp cảnh sát. Họ bắn cậu ấy từ trong xe”, Melissa Nold, một luật sư ở thành phố Vallejo, đại diện cho gia đình của Monterrosa nói.
Người dân đặt hoa và nến tại vị trí Monterrosa bị cảnh sát bắn chết. Ảnh: AP.
Tình huống dẫn đến vụ nổ súng của cảnh sát là không rõ ràng và phía cảnh sát cũng chưa công bố đoạn video ghi lại tình huống. Trong cuộc họp báo hôm 3/6, hai ngày sau vụ nổ súng, Cảnh sát trưởng Shawny Williams cho biết các cảnh sát đã nhận được cuộc gọi về cướp bóc tại nhà thuốc vào lúc nửa đêm.
Một cảnh sát đến hiện trường trước và thấy hàng chục người đang rời khỏi hiện trường. Cảnh sát thứ 2 trong xe tuần tra chưa rõ định danh đã phát hiện Monterrosa còn ở hiện trường. Monterrosa đã quỳ xuống và giơ tay lên đầu khi thấy cảnh sát.
Tại thời điểm đó, cảnh sát trưởng cho biết người cảnh sát thứ 2 nhận thấy Monterrosa là mối đe dọa và bắn 5 phát súng về phía nạn nhân qua cửa sổ xe tuần tra. Cảnh sát trưởng từ chối công bố danh tính viên cảnh sát đã bắn chết nạn nhân, mà chỉ nói đó là một người có 18 năm kinh nghiệm.
Cảnh sát trưởng Williams cũng né tránh các câu hỏi về vụ nổ súng có được xem là sử dụng vũ lực quá mức hay không và bỏ qua một số câu hỏi từ những người giận dữ trong cuộc họp báo. Khi được hỏi liệu việc bắn qua cửa sổ xe tuần tra có hợp pháp không, cảnh sát trưởng cho biết một số sĩ quan được huấn luyện để làm điều này và nó hợp pháp.
Thành phố Vallejo, cách 48 km về phía bắc của San Francisco với dân số 121.000 dân. Thành phố này trong nhiều năm ghi nhận tỷ lệ sử dụng vũ lực của cảnh sát cao hơn đáng kể so với mức trung bình của nước Mỹ.
Năm 2019, cảnh sát thành phố Vallejo đã bắn chết một thanh niên 20 tuổi đang ngủ trong xe. 6 cảnh sát đã bắn 55 viên đạn vào chiếc xe chỉ trong 3,5 giây. Một trong 6 cảnh sát liên quan đến vụ việc từng bắn chết một người đàn ông không vũ trang đang chạy trốn trên xe đạp. Một cảnh sát khác từng bắn chết 3 người trong 5 tháng và sau đó được thăng chức.
Cảnh sát quỳ gối khi xe tang chở George Floyd đi qua
Vụ việc xảy ra vào hôm 4/6 tại Minneapolis, Mỹ. Hai sĩ quan cảnh sát đã quỳ xuống và cúi đầu khi chiếc xe tang chở thi hài của George Floyd được đưa đến nhà mai táng.
Thị trưởng Mỹ quỳ khóc bên quan tài George Floyd
Thị trưởng Minneapolis Jacob Frey khóc nức nở khi quỳ bên cạnh quan tài của George Floyd trong tang lễ ở thành phố này.
Thị trưởng Minneapolis Jacob Frey hôm 4/6 cùng nhiều quan chức tới dự tang lễ của George Floyd, người đàn ông da màu chết sau khi bị cảnh sát khống chế, tại nhà nguyện Đại học North Central, bang Minnesota. Ông quỳ một chân bên quan tài, bật khóc nức nở và run lên bần bật.
Khoảnh khắc xúc động diễn ra vài phút trước tang lễ của Floyd với sự có mặt của hàng trăm người. Nhà hoạt động Al Sharpton đọc điếu văn và kêu gọi người da màu hãy yêu cầu cảnh sát "bỏ đầu gối của các anh ra khỏi gáy chúng tôi".
Thị trưởng Frey quỳ khóc bên quan tài của George trong tang lễ hôm 4/6. Video: New York Post.
Đây là tang lễ đầu tên trong loạt tang lễ được tổ chức tại ba thành phố ở ba bang trong 6 ngày gồm Minnesota, Bắc Carolina và Texas. Các chính trị gia khác tham dự tang lễ gồm thượng nghị sĩ Amy Klobuchar và Tina Smith, hạ nghị sĩ Ilhan Omar, Sheila Jackson-Lee và Ayanna Pressley, Thống đốc Minnesota Tim Walz và Thị trưởng St. Paul Melvin Carter.
Các cuộc biểu tình sau cái chết của Floyd khởi phát từ thành phố Minneapolis, hiện lan toàn bộ 50 bang của nước Mỹ. Biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp nước Mỹ trong ngày 4/6 nhưng đa phần ôn hòa thay vì xuất hiện hành động trộm cắp, cướp phá như trước đó.
Derek Chauvin, 44 tuổi, người trực tiếp ghì lên gáy Floyd, đã bị sa thải và bị buộc tội giết người cấp độ hai. Hình phạt cho giết người cấp độ hai có thể lên tới 40 năm tù. Ba đồng nghiệp của Chauvin bị truy tố tội hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ hai, hỗ trợ và tiếp tay cho ngộ sát. Cả 4 người đối mặt án tù tối đa 40 năm.
Người dân nhiều nước như Anh, Đức, Canada và Brazil, Australia cũng xuống đường đòi công lý cho người da màu và lên án những hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát với cộng đồng này.
Người bạn kể lại phút cuối của George Floyd Lester Hall ngồi cùng xe khi Floyd bị cảnh sát bắt và chứng kiến anh gào khóc, cầu xin viên cảnh sát đang ghì cổ rồi nằm bất động. "Ngay từ đầu, anh ấy đã cố nhún nhường hết mức có thể để cho thấy mình không chống cự dưới bất kỳ hình thức nào", Maurice Lester Hall, 42 tuổi, một người bạn...