Cảnh sát bắn chết 21 người trong một đêm ở Philippines
Trong một sự kiện được xem là đẫm máu nhất của cuộc chiến chống ma túy ở Philippines, cảnh sát đã giết ít nhất 21 người chỉ trong một đêm trong các cuộc bố ráp gần thủ đô Manila.
Người dân vây quanh xác chết của một nghi phạm ma túy ở Manila – Ảnh: AFP
Theo báo Guardian, tại tỉnh Bulacan, một trung tâm công nghiệp nhẹ phía bắc Manila, một chiến dịch bố ráp lớn chia thành 26 nhóm đã đồng loạt diễn ra ở 12 thị trấn và thành phố từ ngày 14 đến 15-8, dẫn đến cái chết của 21 người “có liên quan đến ma túy”.
Con số thương vong do cảnh sát công bố chính thức vào ngày 15-8. Tất cả những người bị cảnh sát bắn chết đều ở trong tình huống có vũ trang.
Ngoài ra, nhà chức trách còn bắt giữ 64 nghi phạm ma túy, tịch thu 21 vũ khí và khoảng 100g methamphetamines (hay còn gọi là thuốc lắc shabu).
Video đang HOT
Vụ việc lần này ghi nhận số người thiệt mạng nhiều nhất trong một đêm kể từ khi Manila phát động chiến tranh với ma túy.
Hôm 30-7, cảnh sát cũng đã bắn chết 16 người, bao gồm một thị trưởng thành phố, ở miền nam Philippines.
Tỉnh Bulacan, với dân số khoảng 3,3 triệu người, ghi nhận số vụ bắt giữ và giết chóc liên quan đến ma túy nhiều kỷ lục trong những tháng gần đây.
Tuy vậy, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã cam kết sẽ bảo vệ lực lượng cảnh sát nếu họ ra tay giết nghi phạm ma túy trong các trường hợp nghi ngờ.
Số liệu của chính phủ Philippines cho thấy kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền năm ngoái, khoảng 3.451 “nghi phạm ma túy” đã bị giết trong các chiến dịch của cảnh sát.
Mặc dù các nhóm nhân quyền đã nhiều lần cảnh báo ông Duterte có thể phạm phải tội ác “chống nhân loại”, nhà lãnh đạo Philippines vẫn rất được lòng dân.
Theo Tuổi Trẻ
Tổng thống Philippines: 'Oxford là trường cho người ngu'
Ông Duterte nói Oxford là "trường cho người ngu" sau khi đại học công bố nghiên cứu cho thấy ông đã chi bộn tiền để tăng nổi tiếng trên mạng.
Tổng thống Philippines Duterte phát biểu trước hạ viện hôm 24/7. Ảnh: Independent.
Nghiên cứu có tên "Đội quân, Thông điệp chọc tức và những kẻ gây rối: Bản đánh giá toàn cầu về mánh khóe mạng xã hội có tổ chức", đã nghiên cứu chiến lược mà các đảng phái chính trị và ứng viên ở 28 quốc gia sử dụng để truyền bá thông điệp của đảng và làm tăng số lượng người tương tác trên mạng xã hội, theo Telegraph.
Theo nghiên cứu, chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông Duterte đã chi 200.000 USD vào mạng xã hội để người dân và các nhóm ủng hộ và bênh vực ông trên mạng.
Duterte thừa nhận đã trả tiền thuê người bênh vực ông trên mạng xã hội, nhưng khẳng định điều này chỉ diễn ra trong mùa vận động. Ông bác bỏ ý kiến cho rằng việc đó vẫn tiếp diễn sau khi ông đắc cử.
"Bây giờ tôi không cần phải làm thế nữa. Tôi không cần phải bảo vệ bản thân trước những lời công kích. Tôi đã nói rõ quan điểm trong lễ nhậm chức và trong chiến dịch", ông nói trong buổi họp báo hôm 24/7. "Đại học Oxford ư? Đó là trường cho người ngu".
Nghiên cứu của đại học Anh Oxford khẳng định tại Philippines, "nhiều người được gọi là 'keyboard trolls' (những người chuyên gửi thông điệp chọc tức qua bàn phím) đã được thuê để tuyên truyền cho ứng viên tổng thống Duterte trong quá trình bầu cử diễn ra. Họ vẫn tiếp tục hoạt động để khuếch đại thông điệp ủng hộ chính sách hiện hành của ông Duterte".
Ông Duterte là cựu thị trưởng thành phố Davao, nam Philippines, đắc cử tổng thống năm 2016 với cam kết xóa bỏ tệ nạn ma túy và tình trạng vô luật pháp.
Các quan chức chính phủ Philippines nói rằng nhờ chiến dịch chống ma túy do Duterte khởi xướng, tỷ lệ tội phạm đã giảm đáng kể, hàng nghìn kẻ buôn bán ma túy bị đưa vào nhà đá, một triệu con nghiện đăng ký tham gia các chương trình cai nghiện ma túy và thế hệ tương lai của Philippines đang được bảo vệ trước tệ nạn này.
Các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, giới luật sư và Giáo hội Công giáo Philippines chỉ trích chiến dịch đẫm máu khiến hơn 5.000 người thiệt mạng mà theo họ, hầu hết nạn nhân đều là những con nghiện và những kẻ buôn bán ma túy nhỏ lẻ. Trong khi đó, những kẻ cầm đầu đường dây buôn bán ma túy với lợi nhuận béo bở phần lớn vẫn chưa bị phát hiện và bắt giữ.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Phóng sự ảnh chiến dịch chống ma túy tàn bạo ở Philippines đoạt giải Pulitzer Phóng viên tự do người Australia đoạt giải Pulitzer danh giá cho phóng sự ảnh "Họ đang tàn sát chúng tôi như súc vật" về cuộc đàn áp ma túy ở Philippines. Jimji, 6 tuổi, vừa khóc vừa gọi "bố ơi" khi nhân viên nhà tang lễ chuyển xác bố em là Jimboy, 25 tuổi, đi chôn cất. Ảnh: NYT Trong lễ trao...