Cảnh sắc Phú Yên trong ‘Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh’
Xem phim “ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, nhiều bạn trầm trồ cảnh đồng quê ở đâu mà đẹp vậy? Xin tiết lộ rất nhiều cảnh miền quê trong phim này được thực hiện ở Phú Yên.
Bối cảnh của phim là những năm 80 của thế kỷ trước, giai đoạn đất nước còn trong chế độ bao cấp. Tìm lại cảnh của hơn 30 năm trước trong một đất nước đang phát triển thật không dễ dàng.
Đạo diễn Victor Vũ rất khắt khe khi chọn cảnh. Một cột điện nổi lên giữa đồng, một biển báo giao thông xuất hiện trên đường, một mái ngói ngẫu nhiên “lộ” ra giữa xóm nhà lá… thể hiện một cuộc sống hôm nay, dù cho bối cảnh quanh đó có đẹp mấy đều cũng bị loại ra. Bởi vậy cảnh mới hòa với người làm cho câu chuyện thêm xúc động.
Là “thổ địa” của Phú Yên, từng tham gia đưa đoàn đi tìm cảnh quay cho phim, tôi sung sướng vì thấy quê hương mình lên phim đẹp quá – dẫu cho cũng thoáng một chút buồn vì sự tụt hậu.
Nhưng dù sao trong cái rủi ấy lại có cái may, biết đâu sau này Phú Yên lại có thể là một phim trường rộng lớn để các đạo diễn thỏa chí dựng thêm hàng loạt phim về những thời xa lơ xa lắc mà không phải dễ tìm được ở bất cứ nơi nào.
Trong phim mới chỉ xài đến một vài “dem” của đại cảnh đồng quê Phú Yên. Còn nhiều lắm những miền quê đẹp và hoang sơ đến bất ngờ.
Xin giới thiệu thêm một ít cảnh quê mà nay mai các bạn có thể đến để tìm lại tuổi thơ của mình bằng bất cứ chiếc vé nào: máy bay, tàu lửa, xe giường nằm…
Giữa đồng thuộc thôn Phước Lộc (xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa).
Cánh đồng mướp giữa sông Ba. Đi trên cầu Đà Rằng có thể nhìn xuống thấy được những luống dưa, luống mướp trồng giữa bãi phù sa.
Những con đường gập ghềnh giữa cánh đồng có thể tìm được ở nhiều nơi trên đồng lúa Tuy Hòa.
Video đang HOT
Cuối vụ gặt tại cánh đồng Phước Lộc, huyện Đông Hòa.
Cuối vụ gặt tại cánh đồng Phước Lộc, huyện Đông Hòa.
Hoàng hôn trên hồ chứa nước thủy điện Sông Hinh.
Đồng lúa cuối vụ gặt và phía xa là núi chóp chài (TP Tuy Hòa), nơi đoàn làm phim thực hiện nhiều cảnh quay xúc động.
Cánh đồng sen Biển Hồ, ngay dưới chân đèo Cả.
Đập Đồng Cam (huyện Phú Hòa).
Bình minh trên cửa đầm Cù Mông (xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu).
Bình minh ở Bãi Xép (xã An Chấn, huyện Tuy An).
Ngư dân đi biển về qua đồi cát ở Bãi Môn.
Mũi Điện (huyện Đông Hòa), điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam, nơi đường cơ sở đi qua.
Thắng cảnh quốc gia Gành Đá Dĩa (xã An Ninh Đông, huyện Tuy An).
Bãi Môn dưới chân Mũi Điện (huyện Đông Hòa). Dòng nước ngọt từ trong dãy núi đèo Cả theo con suối nhỏ chảy ra biển. Đây là điểm cắm trại tuyệt vời.
Victor Vũ và đoàn làm phim leo núi đi tìm cảnh để thực hiện phim.
Theo Zing News
Sao nhí Lâm Thanh Mỹ ước được về xứ sở 'hoa vàng cỏ xanh'
Nữ diễn viên trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" cho biết cô rất thích bãi Môn ở Phú Yên, nhưng thấy nơi đó vắng quá. Những cảnh câu cá, thả thuyền lá cũng rất đáng nhớ.
Vừa trở về TP HCM sau chuyến đi quảng bá bộ phim tại Hà Nội, vẫn giữ vẻ hồn nhiên, Thanh Mỹ kiệm lời khi nói về quá trình quay phim, nhưng ánh mắt lúc nào cũng sáng bừng khi nhắc đến bộ phim đặc biệt thu hút sự chú ý của công chúng thời gian gần đây.
Từng đóng rất nhiều dự án phim lớn nhỏ trong những năm gần đây, nhưng với Lâm Thanh Mỹ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh có lẽ đặc biệt nhất. Cái đặc biệt ở đây không phải đó là dự án lớn, thời gian quay phim dài ngày nhất mà ở chính những trải nghiệm mà em được trải qua. Cô cho biết "chưa thấy phim nào đẹp đến thế". Nhưng khi được hỏi cảm nhận của mình một cách rõ ràng hơn về cái đẹp đó, Mỹ khá rụt rè.
Cánh đồng xanh rì trong phim.
Thanh Mỹ rất nhớ những cảnh quay bên suối tại bãi Môn, nơi có dòng suối nước ngọt đổ từ trên núi xuống, rồi chảy ra biển. Cô bé nhớ lại cảm giác được vui đùa dưới làn nước mát dù bị ướt hết đồ. Diễn viên nhí nhận xét: "Con thấy nơi đó đẹp nhưng vắng quá". Những cảnh câu cá, thả thuyền lá ở một con suối khác nơi có dòng nước chảy mạnh cũng mang đến cho cô những cảm giác thích thú không kém.
Thanh Mỹ đến Phú Yên - địa điểm chính của bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh - vào những ngày cuối năm 2014. Đó là thời điểm mà ngày nắng chang chang, nhưng đêm lạnh đủ tê tái. Bố Thanh Mỹ cho biết, đây là lần đầu tiên diễn viên 10 tuổi này đến với mảnh đất Phú Yên, cũng là lần đầu tiên trải nghiệm cuộc sống nơi thôn quê trong một thời gian dài. "Tôi nghĩ những điều đó khiến cho con gái mình sẽ có thêm nhiều điều bổ ích khi chứng kiến cuộc sống của bạn bè cùng trang lứa ở một miền quê nghèo", anh Văn Hóa nói.
Mỹ không quên những cảnh quay đi trên con đường đất bụi quanh co trong làng hay bên những cánh đồng mía, cánh đồng ngô xanh rì. Những cảnh phải quay đi quay lại vài lần. Xong một lần, các nhân viên hiện trường lại phải đi quét lại con đường để không để lại dấu chân rồi mới quay tiếp. Em thích những bộ trang phục sờn vai, được các nhân viên hóa trang làm cho cũ hơn, nhàu đi. "Con không biết nói sao, nhưng đi trên những con đường đất đó cảm giác lạ lắm, vừa thích thú vừa hồi hộp. Đó là cảm giác khi mình cắp sắp trở về nhà sau khi tan trường, được nhìn ngắm cảnh đẹp, lại nghe tiếng gió reo rất vui tai".
Cảnh thả diều trên bãi cỏ bao la cạnh biển. Ảnh trong phim.
Cảnh quay khiến cô bé 10 tuổi thích thú nhất là những lần thả diều trên cánh đồng, hay được tận tay cho những chú dê ăn cỏ. Cô bé kể, sống ở thành phố chưa bao giờ được thả diều, nên khi em được các cô chú đoàn phim làm cho chiếc diều bằng giấy cũ là đã thấy thích rồi. "Khi đoàn phim di chuyển ra những bãi đất trống với thảm cỏ xanh mượt mà con cùng với anh Vinh, bạn Khang thỏa sức chơi đùa. Lúc đó, trời nắng lắm nên mỗi lần nhìn lên bầu trời để theo dõi con diều, mắt con đều phải nheo lại. Trong khi đó, ở cảnh chăn dê, con vừa vui lại vừa thấy sợ. Con chưa bao giờ thấy con dê ngoài đời, mà lần đầu tiên được tự tay cho nó ăn nên chỉ sợ bị cắn". Cô bé tiếc vì lên phim, những phân cảnh mang đầy ký ức ngọt ngào này bị cắt hết.
Mỹ đặc biệt nhớ những cảnh quay về đêm. Đầu tiên đó là cảnh quay ngôi nhà của Mận trong phim bị cháy. Thời tiết Phú Yên lúc đó rất lạnh, chỉ chừng 10 độ C nên cô bé co rúm người. Mỗi khi đoàn phim hô diễn và phải khóc nức nở, cô bé khóc ngon ơ. "Con chỉ cần nghĩ, đó là ngôi nhà mình đang bị cháy là đủ để khóc rồi". Cảnh quay này phải mất 7-8 tiếng đồng hồ trong đêm mới hoàn thành.
Bộ phim hấp dẫn người xem một phần nhờ những khung cảnh bình dị, quen thuộc. Ảnh trong phim.
Một cảnh quay đêm khác khiến cô bé vừa ngủ gật nhưng vẫn rất hào hứng đó là đêm rước đèn trung thu. Lần đầu tiên, cô bé được nhìn thấy những chiếc đèn trung thu tự chế, bọc giấy kính xanh đỏ hay chiếc đèn được làm bằng ống bơ sữa, đục lỗ và có nến bên trong. Cô bé kể, lúc đó vì phải quay đêm khá mệt, ngồi nghe hát, cô bé ngủ gật. Bố Mỹ cũng tiết lộ thêm, em chưa bao giờ được chơi những trò chơi dân gian như trong phim. Nhưng sau khi bộ phim đóng máy, vào dịp trung thu vừa qua, cô bé nhất quyết đòi mua chiếc lồng đèn ông sao bằng giấy kính để được đốt đèn. Dịp ra Hà Nội cuối tuần này, cô bé cũng sung sướng khi mua được chiếc trống có những con lắc.
Khi được hỏi, cảm giác lúc chia tay đoàn phim cô bé cho biết rất nhớ vì có quá nhiều kỷ niệm, đặc biệt với hai bạn diễn Thịnh Vinh, Trọng Khang. "Con ước mình được về chơi ở đó nhiều hơn" - cô bé nói.
Theo Zing News
Đến Hòn Khô qua cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam Hòn Khô như một thung lũng nằm giữa hai quả đồi ở Bình Định. Du khách muốn đến được nơi này phải trải qua những con đường trùng điệp. Yêu nhau yêu cả đường đi... Hòn Khô là một cù lao nằm cách trung tâm thành phố du lịch Quy Nhơn khoảng 20 km hướng về phía biển. Hòn ngọc gần bờ này...