Canh rau sắn nấu cá: Đặc sản miền trung du Phú Thọ
Canh rau sắn nấu cá là món ăn mộc mạc, đơn sơ mà thắm đượm tình người của vùng đất trung du Phú Thọ.
Cây sắn còn được gọi là cây khoai mì là loại cây lương thực, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây sắn được trồng nhiều nơi nhất là các tỉnh Bắc Bộ. Cây sắn không chỉ trồng để lấy củ mà ngọn, lá còn được dùng làm rau ăn rất ngon và sạch.
Ngọn cây sắn (sắn đỏ) được thu hái để muối làm dưa chua rồi chế biến các món như: Rau sắn chua hầm xương, nấu canh cá, xào tỏi, kho cá.
Video đang HOT
Canh rau sắn nấu cá là món ăn mộc mạc, đơn sơ mà thắm đượm tình người của vùng đất trung du Phú Thọ. Canh rau sắn có mùi thơm nồng đặc trưng, vị bùi bùi, chua chua của rau sắn, ngọt đậm đà của cá tươi… là món ăn rất phù hợp với những ngày thời tiết nóng nực.
Theo Vietnamnet
"Xèo xèo" bánh căn Cam Ranh
Đến Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) vào một ngày mưa lất phất đã khiến chúng tôi quyết định chọn món "điểm tâm" vừa no bụng vừa ấm lòng: Bánh căn.
Ghé quán cô Hoa trên đường Phan Đình Phùng, chúng tôi kéo mấy cái ghế nhỏ ngồi quanh lò để... đợi. Vì trời mưa nên đa phần người địa phương ghé quán mua về, chỉ có chúng tôi làm khách.
Nếu bánh căn là một trong những đặc sản của Cam Ranh thì "đợi đến lượt mình" lại là "đặc sản" khi thưởng thức nó, bởi mỗi mâm chỉ có thể nướng khoảng hơn 10 chiếc bánh một lần. Biết khách ai cũng nôn nao, cô chủ quán thoăn thoắt đôi tay, rót bột gạo ra những chiếc khuôn tròn, đậy nắp chờ bột vừa chín phần đáy, lần lượt cho nhân bánh theo yêu cầu rồi chờ bánh chín. Thời gian nướng một mẻ bánh căn khoảng 1-2 phút. Chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy "chờ đợi là hạnh phúc" đến vậy!
Những chiếc bánh căn nhỏ bằng nửa lòng bàn tay vừa được lấy ra khỏi khuôn, nghe tiếng xèo xèo, tỏa mùi thơm phức. Ngoài trứng, bánh căn cô Hoa còn dùng thịt bò, tôm, mực làm nhân. Như một lợi thế của người miền biển, hôm nào hàu tươi thì quán lại có thêm nhân hàu hấp dẫn vô cùng.
Ăn kèm với bánh căn là xà lách, rau sống, các loại húng, quế... và đặc biệt không thể thiếu xoài bằm. Khi dĩa bánh nóng hổi được dọn lên bàn, chúng tôi trải xà lách, cho vào thêm các loại rau thơm, một chút xoài, đặt miếng bánh căn vào giữa, cuộn lại rồi quyện cùng nước chấm để thưởng thức.
Bạn có thể chọn loại nước chấm theo khẩu vị gồm nước nắm pha, nước mắm cá kho và mắm nêm. Thật đậm đà làm sao khi cái vị giòn thơm bùi bùi của bánh hòa với vị ngọt tôm, mực; vị béo của trứng; vị mằn mặn cay nhẹ của mắm; lại thêm chút chua chua của xoài bằm, thanh mát thơm dịu của rau sống... mà chúng tôi gọi tổng thể là "mùi vị gây nhớ thương".
Cứ thế, chúng tôi vừa ăn vừa đợi những mẻ bánh mới, nào là nhân trứng thịt bò, nhân tôm mực, rồi lại chuyển sang nhân hàu. Cái thú vừa tán gẫu vừa chờ đợi những miếng bánh nóng hổi được "vớt" ra thật xốn xang khó tả.
Bốn đứa no nê cái bụng mà "hóa đơn" vẫn chưa đến 100.000 đồng. Mưa vẫn nhỏ từng giọt trên tấm bạt che đầu. Chiếc lò của cô Hoa ngày càng... tăng năng suất. Cái quán bình dân chỉ tầm 5-6 bộ bàn ghế con vậy mà đã biết bao năm đỏ lửa, để mỗi khi mưa về, người khách ghé quán hôm nào lại nhớ nhung những chiếc bánh căn hương biển mặn mòi.
Theo NLD
Đặc sản bánh tráng cuốn Yên Minh Đến với địa danh Yên Minh (tỉnh Hà Giang) bạn không chỉ được "chiêu đãi" bởi những đồi thông vi vút gió ngàn mà còn có cơ hội được thưởng thức một bữa sáng thú vị với món ăn vừa lạ vừa quen - bánh tráng cuốn cùng nước xương ninh nhừ. Thị trấn Yên Minh bé nhỏ nằm lặng lẽ trong lòng...