Cảnh phim cô Xuyến ‘Về nhà đi con’ gửi thiệp mời cưới lần 5 được nhắc lại liên tục khi diễn viên Hoàng Yến chia tay chồng thứ 4
Nhiều người tìm ra điểm tương đồng giữa câu chuyện hôn nhân lận đận của nữ diễn viên Hoàng Yến với nhân vật Xuyến trong ‘ Về nhà đi con’ do cô thủ vai.
Trước lùm xùm chuyện tình cảm của diễn viên Hoàng Yến chia tay chồng lần thứ 4,nhiều khán giả phát hiện điểm tương đồng của chính vai diễn trong Về nhà đi con với tình cảnh hiện tại của nữ diễn viên. Trong phim, nhân vật cô Xuyến của Hoàng Yến đã trải qua 4 đời chồng và là hàng xóm của ông Sơn (NSND Trung Anh).
Nữ diễn viên Hoàng Yến thủ vai Xuyến trong Về nhà đi con .
Cảm mến người đàn ông góa vợ, một mình nuôi 3 người con gái, cô Xuyến luôn chủ động tìm cách tấn công ông Sơn. Bởi vậy, Thư (Bảo Thanh) – con gái thứ 2 của ông Sơn không ưa gì cô Xuyến và luôn tìm cách ngăn cản không cho cô lại gần bố mình.
Nhân vật Xuyến chỉ xuất hiện trong những tập đầu Về nhà đi con , và đến khi phim gần kết cô bất ngờ lại để thông báo… sắp lấy chồng. Đó cũng là lần thứ 5 cô Xuyến lấy chồng.
Phân đoạn phim này được nhiều người nhắc tới khi biết tin diễn viên Hoàng Yến và chồng thứ 4 chia tay nhau.
Phân đoạn ‘cô Xuyến’ thông báo đi lấy chồng… lần 5
Nhiều ý kiến trái chiều về việc Hoàng Yến trải qua 4 lần đò được bày tỏ trên mạng xã hội. Một bộ phận cư dân mạng cho rằng đời tư của các diễn viên khán giả không nên quan tâm, miễn phim hay: ‘Cô lấy bao nhiêu cũng không ảnh hưởng tới cơm áo gạo tiền của cháu. Cô diễn xuất hay, nhập tâm có film cho cháu xem’; ‘Mình thấy mấy bạn vào mỉa mai bảo cô lẳng lơ với đóng phim dài tập vô duyên mà cứ tưởng mình thâm thuý. Người ta mấy lần đò kệ họ, miễn sao đời thường không phạm pháp, lên phim diễn tròn vai là được’…
Một bộ phận cư dân mạng khác lại cho rằng nghệ sĩ là người của công chúng, nên có đời tư xứng đáng để khán giả noi theo: ‘Thay chồng như thay áo bảo sao đóng phim toàn thấy đóng các vai ngoại tình, cặp bồ này nọ. Hóa ra là họ chỉ đang sống đúng với con người thật của mình thôi, chả phải diễn gì luôn, lại còn được nhận cát xê nữa chứ’, ‘Cô lăng nhăng, ham của lạ từ trong phim đến ngoài đời, cứ tưởng phim ảnh nó khác với ngoài đời’…
Phản ứng trái chiều của khán giả.
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn, Hoàng Yến cũng từng được hỏi cảm thấy thế nào khi bản thân mình và cô Xuyến có những điểm tương đồng trong hôn nhân. Thời điểm đó nữ diễn viên tuyên bố: ‘Đó cũng là điểm rất liên quan. Đạo diễn cũng bảo liên kết như vậy cho thú vị. Cô Xuyến trải qua bốn đời chồng và chuẩn bị lấy người thứ 5. Nhưng tôi sẽ dừng ở 4 đời chồng thôi’.
Những "Ông bố Quốc Dân" trên màn ảnh Việt
Có thể nói, trong phim "Về nhà đi con", vai diễn của nghệ sĩ Trung Anh để lại dấu ấn sâu đậm nhất. Bằng lối diễn nội tâm, diễn viên Trung Anh đã khắc họa thành công nhân vật ông bố khắc khổ, hết lòng yêu thương các con, sẵn sàng bao dung mọi lỗi lầm và chở che cho các con khi con gặp trắc trở, bất hạnh trong hôn nhân.
#1. Về nhà đi con
Bốn bố con ông Sơn trong "Về nhà đi con". Ảnh: ST
Dường như vai ông Sơn được "đo ni đóng giầy" cho nghệ sĩ Trung Anh. Chỉ bằng ánh mắt, gương mặt khắc khổ, nghệ sĩ Trung Anh đã làm bật lên tính cách nhân vật, đó là sự ám ảnh ân hận khi vô tâm để người vợ qua đời trong cơn vượt cạn một mình, sự lo lắng khi con gái không hạnh phúc trong hôn nhân, xót xa day dứt khi lỡ tay đánh con, hay chết lặng khi con gái thừa nhận có bầu mà giấu danh tính cha đứa trẻ, cả sự luống cuống, lo lắng tột cùng khi đưa con gái đi đẻ trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc...
Hình ảnh đã lấy đi khá nhiều nước mắt của khán giả. Ảnh: ST
"Khá nhiều khán giả chia sẻ với tôi rằng, họ rất xúc động khi bắt gặp những hình ảnh, câu chuyện của chính mình và gia đình mình trong 'Về nhà đi con'.
Những bậc làm cha, làm mẹ thấy bóng dáng của mình ở đó và tìm được sự đồng cảm, câu trả lời cho nhiều vướng mắc trong cuộc sống: tại sao cha mẹ và con cái lại không thể hiểu nhau? Có phải quan điểm của cha mẹ lúc nào cũng đúng, cũng hợp thời? Tại sao lũ trẻ bây giờ lại cư xử như vậy?..." NSƯT Trung Anh chia sẻ.
Trong "Về nhà đi con" - bộ phim tình cảm gia đình của VFC, NSƯT Trung Anh vào vai ông Sơn - người đàn ông trung niên làm nghề lái xe. Vì hai lần sinh nở đầu tiên, vợ toàn sinh con gái là Thu Huệ (Thu Quỳnh) và Anh Thư (Bảo Thanh) nên ông Sơn khao khát có con trai. Nhưng vợ ông mất khi đẻ con gái út Ánh Dương (Bảo Hân). Ân hận, mặc cảm tội lỗi nên ông luôn khắt khe với cô út.
Khai thác tình phụ tử trên màn ảnh rộng không phải là điều dễ dàng. Và đây là chân dung những người cha tuyệt vời đã từng xuất hiện trong những bộ phim điện ảnh Việt Nam.
# 2. Khi Con Là Nhà - Vì con cha rong ruổi cùng trời cuối đất
Bộ phim tâm lý gia đình nhẹ nhàng cũng là một bộ phim đẹp và ý nghĩa, có chỗ đứng nhất định trong lòng những người yêu điện ảnh Việt.
Chuyện phim kể về hai cha con sống cùng nhau ở một vùng quê nghèo. Người bố tên Quang ( Lương Mạnh Hải ) làm nghề phối giống cho heo trong làng. Anh trở thành gà trống nuôi con sau khi vợ qua đời vì bệnh tật. Anh yêu thương con nhưng tính cách vẫn còn khá vô tâm và không bỏ được thói nghiện cờ bạc, đá gà. Một lần đi chơi bạc, sòng bài Quang tham gia bị công an vây bắt. Sợ phải ngồi tù, anh bỏ chạy và lẩn trốn bằng cách trôi dạt lên Sài Gòn. Bé Bin ( Phạm Duy Anh ) thương bố nên nhất quyết lén đi theo anh. Thế rồi giữa thành phố đông đúc chật chội người, hai cha con anh lạc mất nhau.
" Khi Con Là Nhà" là một bộ phim đặc biệt khi xây dựng hình ảnh người cha không vững chãi và đáng tin cậy như những gì người ta vẫn hay thường nghĩ về "nóc nhà". Có thể nói Quang là một người cha nhiều tính xấu, vô tâm và hời hợt. Thế nhưng dẫu có vậy, tình thương dành cho con của anh vô cùng mạnh mẽ. Nó khiến anh có thêm sức mạnh rong ruổi từng ngõ ngách của Sài Gòn, giúp anh có thêm dũng cảm để vượt qua nỗi sợ hãi bị công an bắt vì tội lỗi mình đã phạm phải, tất cả chỉ để tìm được con trai.
Cha Cõng Con - Tận tụy vì con
Bộ phim kể về người cha tên Mộc ( Ngô Thế Quân ), vợ mất sớm nên anh một mình nuôi cậu con trai tên là Cá khôn lớn. Cuộc sống của hai bố con tưởng chừng cứ thế êm đềm trôi dù còn nhiều khốn khó. Bỗng một ngày, bé Cá ốm nặng và yếu dần. Anh Mộc khăn gói rồi cõng con tìm đường lên thành phố khám bệnh.
Hình ảnh người cha Mộc là hình ảnh thường thấy trong những áng văn hay thước phim về người cha: Hiền lành, tận tụy tảo tần đến khắc khổ và dành hết tất cả cho con. Thưởng thức bộ phim, có lẽ nhiều khán giả sẽ thấy mắt nhòe đi trước cảnh anh Mộc cõng bé Cá leo lên đến đỉnh của "tòa nhà tương lai". Anh muốn con trai được thỏa ước nguyện, để cậu bé có thêm niềm tin và dũng khí để chống chọi lại căn bệnh hiểm nghèo.
" Cha Cõng Con " là một bộ phim điện ảnh với nhiều thước phim đẹp và thông điệp mang sức nặng. Tuy nhiên, vì tính chất riêng của phim mà " Cha Cõng Con" còn khá kén khán giả. Dẫu vậy, đây vẫn là một tác phẩm điện ảnh đáng nhớ của Việt Nam khi vinh dự giành giải thưởng Cánh Diều Vàng cho phim điện ảnh Việt xuất sắc nhất, cũng như đại diện điện ảnh Việt Nam tham dự giải Oscar 2018.
#3. Nắng 3: Lời Hứa Của Cha - Bỡ ngỡ học cách làm cha
" Nắng 3: Lời Hứa Của Cha " là tác phẩm tiếp theo của đạo diễn Đồng Đăng Giao về chủ đề tình cảm gia đình, sau thành công của " Nắng 1 và " Nắng 2 . Khác với hai phần trước, nhân vật của phần phim này sẽ được thay mới và vì thế câu chuyện được kể cũng sẽ hoàn toàn khác.
Người cha của " Nắng 3: Lời Hứa Của Cha" là Tùng Sơn ( Kiều Minh Tuấn ). Anh là một người cha bất đắc dĩ khi một ngày tình cờ anh gặp phải hai mẹ con lừa đảo Quế Phương (Khả Như) và Hồng Ân (Ngân Chi). Họ gài bẫy anh và bám riết lấy anh để buộc anh phải đưa ra một ít tiền. Tùng Sơn thông minh né được những cái bẫy ấy nhưng lại không chống đỡ được "chiêu cuối", khi Quế Phương đột ngột bắt anh phải nhận Hồng Ân làm con, khẳng định anh chính là bố ruột của cô bé, và nhắc lại một "tai nạn" đã xảy ra nhiều năm về trước giữa cả hai.
Tình huống làm cha của Tùng Sơn hoàn toàn bị động và đây không phải là điều anh trông đợi khi nó có thể phá hủy mọi thứ mà anh đang có. Sự nghiệp rộng mở, cuộc sống giàu có, vị hôn thê xinh đẹp có thể giúp anh củng cố địa vị trong xã hội . Bán tin bán nghi, Tùng Sơn không hoàn toàn mở lòng để tiếp nhận bé Hồng Ân và phải mò mẫm học cách trở thành một người cha đúng nghĩa. Chính vì vậy, anh không thiếu những lần ngờ nghệch, anh phạm không ít sai lầm, thậm chí còn khiến một đứa trẻ tổn thương. Cũng chính vì thế, hình ảnh người cha của anh càng trở nên gần gũi và đáng trân trọng hơn bởi không phải ai cũng biết cách làm cha mẹ ngay từ đầu, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Quan trọng là sau đó, Tùng Sơn dám thừa nhận lỗi lầm và sửa sai, dám từ bỏ nhiều thứ vì một điều quan trọng hơn hết thảy - gia đình và tình phụ tử.
#4. Bố Phương - Trong phim Trở về với yêu thương đang chiếu trên VTV
Vào Vai ông Phương - NSND Hoàng Dũng cũng tâm đắc vai diễn bởi có chút gì đó tương đồng với ông ngoài đời: Là giám đốc mới về hưu và trở về với gia đình.
Hoàng Dũng sử dụng ánh mắt đầy biểu cảm và sức mạnh nội tâm của giọng nói đầy uy lực, thế mạnh của một diễn viên sân khấu tài ba. Ánh mắt vừa cay đắng vừa thảng thốt không chỉ găm vào mặt cô con dâu ghê gớm mà còn xoáy vào người xem với câu hỏi: Làm bố phải như thế nào? Ông Phương - cựu giám đốc nhà xuất bản sách và là nhân vật của Hoàng Dũng - tính tình có phần quan cách nhưng nghiêm túc và tốt bụng. Vợ mất sớm, ông dồn yêu thương, kỳ vọng vào những đứa con, vô hình chung lại gây áp lực với chúng để rồi ông phải biết buông bỏ, như chữ "xả" của nhà Phật.
Đề vào vai ông Phương, Hoàng Dũng bảo phải nhịn ăn cho gày bớt, và diễn dung dị nhất, không "vống lên" để khán giả đồng cảm với nhân vật. Ông Phương khi về hưu phải đối mặt với những vấn đề của gia đình, từ chuyện của Thu cô con gái rượu có cuộc hôn nhân không hạnh phúc vì chồng là mẫu đàn ông gia trưởng, ghen tuông, mù quáng cho đến Toàn - thiếu ý chí nên sa vào cờ bạc dẫn tới nợ nần...
Làm một người cha tốt không dễ nhưng làm một người cha thực sự là chỗ dựa tinh thần của các con mới thực là khó.
Đón xem những tập tiếp theo của Trở về giữa yêu thương, phim được phát sóng lúc 21h thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần trên kênh VTV1 để cảm nhận sức hút đặc biệt đến từ dàn diễn viên và cốt truyện 'điểm 10 cho độ chân thực'.
'Về nhà đi con' nhận thêm giải thưởng từ Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam Phim 'Về nhà đi con' là tác phẩm xuất sắc của Hội văn học Việt Nam đề nghị Liên hiệp trao giải thưởng chuyên ngành Điện ảnh Việt Nam. Mặc dù đã kết thúc được hơn 1 năm thế nhưng Về nhà đi con hiện vẫn là bộ phim có sức lan tỏa và tạo hiệu ứng rất tốt đối với khán giả...