Cảnh phản cảm của Thái Thượng Lão Quân và Bà La Sát chuyển thể từ ‘Tây du ký’ gây bức xúc
Những hình ảnh phản cảm giữa Thái Thượng Lão Quân và Bà La Sát trong bộ phim ‘Thiên Bồng Nguyên Soái 1′ khiến cư dân mạng Trung Quốc không khỏi phẫn nộ.
Mới đây, những hình ảnh nhạy cảm giữa nhân vật Thái Thượng Lão Quân và Bà La Sát cắt từ bộ phim Thiên Bồng Nguyên Soái 1: Đại náo thiên cung (Thiên Bồng Nguyên Soái 1) đã gây ra một cuộc tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội Hoa ngữ.
Theo đó, Thiên Bồng Nguyên Soái 1 là bộ phim hài – hành động giả tưởng chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Tây du ký của nhà văn Ngô Thừa Ân. Tuy nhiên, những tình tiết trong phim đã bị biến tướng, trở nên sai lệch với nguyên tác ban đầu.
Trong đó, những cảnh nóng giữa Thái Thượng Lão Quân và Bà La Sát khiến cư dân mạng xứ Trung vô cùng phẫn nộ. Nhiều người cho rằng hình ảnh trên không hợp với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức và xúc phạm đến Đạo giáo.
Thái Thượng Lão Quân là bậc thần tiên tối cao, còn Bà La Sát là tiên nữ dưới quyền thân cận của ông. Tuy nhiên, mối quan hệ của cả hai lại bị biến tướng thành cuộc tình vụng trộm, lén lút.
Những hình ảnh phản cảm cắt từ bộ phim.
Theo Sohu, ngay sau khi công chiếu, bộ phim đã bị nhiều nhà phê bình và công chúng chỉ trích gay gắt. Dưới áp lực từ dư luận, hiện tất cả các nền tảng trực tuyến lớn đã gỡ bỏ video này và cấm phim ra rạp tại Trung Quốc. Nhiều cư dân mạng cũng chỉ trích Thiên Bồng Nguyên Soái 1 là một bộ phim rác tệ hại của năm.
Giám chế Dương Vỹ Quang và nhiều thành viên của đoàn phim thậm chí phải đến Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc để xin lỗi.
Thiên Bồng Nguyên Soái 1 là bộ phim của đạo diễn Lâm Tiểu Hâm nằm trong series Thiên Bồng Nguyên Soái gồm 3 phần: Đại náo thiên cung, Nữ nhi quốc và Bảy mối tình của Thỏ ngọc.
Theo tin
Video đang HOT
Bảng xếp hạng 10 đại chiến thần được Tây Du Ký công nhận, Tôn Ngộ Không mạnh mẽ cũng chỉ đứng áp chót
Trong thế giới nhân vật rộng lớn trong Tây Du ký, có 10 đại chiến thần đã được công nhận sở hữu sức mạnh và năng lực thông thiên. Trong danh sách này, năng lực mạnh mẽ như Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không cũng phải ngậm ngùi đứng ở vị trí thứ 9.
Hạng 10: Tá Sứ Vương Linh Quan
Tá Sứ Vương Linh Quan
Hai bên lộ rõ sự thần thông, gậy roi trao đổi va chạm liên hoàn không phân thắng bại. Vị thần này là người đứng đầu trong 500 Vương Linh Quan ở Trấn Ma điện, trảm yêu trừ ma khắp bốn phương. Có thể giao đấu ngang ngửa với Tôn Ngộ Không là minh chứng rõ nhất về bản lĩnh của Tá Sứ.Ông là đại tướng trấn điện của Thông Minh điện, là chiến tướng dưới trướng Tá Thánh Chân Quân. Năm đó Tề Thiên Đại Thánh đại nào Thiên Cung, Tá Sứ Vương Linh Quan cầm theo một sợi roi vàng tiến đến ngăn chặn, dốc toàn lực cứu giúp Huyền Thánh giới.
Hạng 9: Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không
Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không
Năm đó đại náo Thiên Cung, Tôn Ngộ Không một mình phá tan mười vạn thiên binh, khiến Cửu Diệu Tinh phải bế quan bế hộ, đánh Tứ Thiên Vương mất hình mất dạng. Sau khi thoát ra khỏi lò Bát Quái, Ngộ Không tiếp tục cầm thiết bảng tung hoành Linh Tiêu Điện, Ngọc Hoàng bất lực vội hạ chỉ truyền Phật Tổ đến mới có thể thu phục Ngộ Không.
Hạng 8: Thiên Sư Chung Quỳ
Thiên Sư Chung Quỳ
Ông được miêu tả là báo đầu hoàn nhãn, thiết diện cù nhiêm, tướng mạo kỳ dị. Xuất thân là tiến sĩ Trung Nam Sơn, khắc tinh của quỷ thần, cương chính ngay thẳng. Tam Giới Lục Đạo, trong cuộc chiến thần nhân quỷ, chính Chung Quỳ đích thân hạ phàm, đoạt được thần trượng cửa Nữ Oa, hóa giải nguy cơ Tam Giới.
Hạng 7: Nhị Lang Chân Quân
Nhị Lang Chân Quân
Nhị Lang Chân Quân Dương Tiễn có một nửa thân xác là phàm nhân. Mẹ là Vân Hoa Tiên Tử sau khi có tư phàm với Dương Tú Tài đã hạ sinh một trai một gái. Ngọc Đế biết chuyện nổi cơn thịnh nộ, bắt nhốt Vân Hoa dưới Đào Sơn. Dương Tiễn vì muốn cứu mẹ nên đã bái Nguyên Thủy Thiên Tôn làm sư phụ, luyện hóa cành phan của Bàn Cổ thành Tam Tiêm Lưỡng Nhẫn Kích. Sau khi rời khỏi Kim Quang động Ngọc Tuyền sơn, Dương Tiễn đã đại náo Thiên Cung, bổ núi cứu mẹ thành công.
Hạng 6: Cửu Linh Nguyên Thánh
Cửu Linh Nguyên Thánh
Cửu Linh Nguyên Thánh là vật cưỡi của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, sư xuất danh môn. Thái Ất Thiên Tôn từng nói Cửu U và Tam Thanh đối mặt với Cửu Linh Nguyên Thánh cũng đều phải nể mặt. Cửu Linh Nguyên Thánh luôn chú trọng tu luyện pháp thuật, là một Chiến Đấu Thiên Tôn của Yêu Tộc.
Hạng 5: Quốc Sư Vương Bồ Tát
Quốc Sư Vương Bồ Tát
Khi Hoàng My dùng túi Nhân Chủng khiến Ngộ Không bất lực, các Thiên Môn tướng đã khuyên Ngộ Không đi tìm Quốc Sư Vương Bồ Tất. Vị Bồ Tát này là Trảm Yêu Thiên Tôn của Tây phương, từng đại chiến với Vô Tà Chi Thủy Viên, sau ông phải dùng đến diệu pháp để có thể giam cầm Thủy Viên, và dùng pháp lực vô thượng để diệt trừ y.
Hạng 4: Đông Di Vương Hậu Nghệ
Đông Di Vương Hậu Nghệ
Lúc Dương Tiễn cứu mẹ, Ngọc Đế đã xuất động Kim Ô Cửu Dương, thiêu đốt đại địa, Dưỡng Tiễn pháp lực dần dần hao kiệt. Vào lúc này, Hậu Nghệ tay cầm thần khí Bàn Cổ Hiên Viên Tiễn, đại bộ lưu tinh, cửu tiễn liên châu, chỉ nhìn thấy Kim Ô kêu lên mà rơi xuống.
Đại địa bị Kim Ô thiêu đốt cũng dần dần phục hổi, Hậu Nghệ vì chuyện này mà bị Ngọc Hoàng căm hờn, ngầm bảo Vương Mẫu "tặng" cho Hằng Nga Tiên Tử, chuyển lên Nguyệt Cung. Từ đó Hậu Nghệ mất hết ý chí, nản lòng đến Phương Thốn Sơn ẩn cư.
Hạng 3: Cửu Thiên Đãng Ma Tổ Sư
Cửu Thiên Đãng Ma Tổ Sư
Đãng Ma Tổ Sư được Ngọc Đế sắc phong làm Trấn Bắc Phương, sau nhận được sắc lệnh mời gọi của Nguyên Thủy Thiên Tôn, tổ chức hệ thống thu phục ma chư yêu tà, khiến yêu ma trong Tam Giới đều phải cúi đầu. Trong lãnh thổ đại Đường không có bóng dáng yêu quái là vì ông sớm đã dọn sạch yêu ma quỷ tà ở đây, bảo vệ sự an toàn cho nhân gian.
Hạng 2: Ma Thần Hình Thiên
Ma Thần Hình Thiên
Hình Thiên trong lúc tranh đấu với Hiên Viên Hoàng Đế vì sơ sảy mà bị Đế lấy đầu, oán khí nặng như núi nên Hình Thiên không những không chết mà lấy rốn làm miệng, hai tay tiếp tục cầm búa quyết chiến. Hình Thiên tuy thất bại nhưng lại có một ý chí kinh người, vĩnh viễn không bị dập tắt.
Hạng 1: Thần sáng thế Bàn Cổ
Thần sáng thế Bàn Cổ
Thời kỳ Hỗn Độn trời đất phân loạn, mênh mang mỳ mịt không có bóng người. Bàn Cổ đã phá Hồng Mông, phân định sáng tối.
Bàn Cổ khai thiên lập địa, có thể nói trước có Bàn Cổ sau mới có trời đất. Bàn Cổ là một cự nhân, đầu long đuôi xà, trong hồng hoang vô tận vì cô độc mà sáng tạo ra thế giới, biến mặt đất thành một nơi muôn màu sắc vẻ, sau lại dùng thân mình hóa thân vào thiên địa. Ông là một chiến thần không có đối thủ, duy chỉ có cô độc là địch thủ của đời ông.
Theo doanhnghiepvn.vn
4 thầy trò Đường Tăng trong 'Tây du ký' bản 1986 hội ngộ, Lục Tiểu Linh Đồng tái hiện lại động tác kinh điển Mới đây bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây du ký phiên bản 1986 đã có dịp hội ngộ nhau sai nhiều năm. Tây du ký là tác phẩm được ghi sâu trong ký ức của nhiều người và mỗi độ hè về, mọi người đều có dịp thưởng thức lại bộ phim kinh điển này, chính vì vậy bộ phim này đã...