Cảnh nóng phim Việt sẽ không quá 5 giây?
Giới chuyên môn vẫn còn nhiều băn khoăn với các tiêu chí và quy định của cơ quan quản lý văn hoá về việc thẩm định và dán mác phân loại cho phim Việt.
Tiêu chí phân loại phim theo độ tuổi dự thảo quy định các phim từ 16 trở lên “có những cảnh sinh hoạt tình dục/làm tình với thời lượng kéo dài, thường xuyên” song thời lượng kéo dài trong từng cảnh không quá 5 giây. Điều này vẫn còn gây băn khoăn trong các nhà phát hành, nhà sản xuất phim.
Ngày 18/9, Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý lần cuối của các nhà làm phim, các nhà phát hành và báo chí về việc xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 9/7/2008 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL (Đề án Tiêu chí phân loại phim theo độ tuổi).
Một cảnh nóng khá táo bạo trong bộ phim Bi ơi đừng sợ.
Theo đó, tiêu chí phân loại phim của Việt Nam sẽ được chia thành 4 cấp độ: P (phổ biến rộng rãi): Chủ đề của phim phù hợp với khán giả ở mọi lứa tuổi; C13 (không phổ biến đến trẻ em dưới 13 tuổi): Chủ đề phim phù hợp với khán giả từ 13 tuổi trở lên; C16 (không phổ biến đến trẻ em dưới 16 tuổi): Chủ đề phim phù hợp với khán giả từ 16 tuổi trở lên và C18 (không phổ biến đến người xem dưới 18 tuổi): Chủ đề phim phù hợp với khán giả từ 18 tuổi trở lên.
Việc cắt giảm cảnh nóng có thể gây ảnh hưởng lớn tới yếu tố câu khách của nhiều bộ phim điện ảnh Việt.
Những quy định liên quan đến cảnh khỏa thân, tình dục, sử dụng chất kích thích… trong phim nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu trong cuộc hội thảo.
Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân – phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam cho rằng: “Trong quy định về phim C18, chấp nhận cảnh khỏa thân toàn phần. Tuy nhiên, khỏa thân toàn phần ở phụ nữ có thể được chứ khỏa thân toàn phần ở nam giới thì không thẩm mỹ. Do vậy, xử lý cảnh khỏa thân toàn phần ở nam giới cũng cần nói rõ trong phụ lục của Thông tư”.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Hưng – Chủ tịch Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện cho biết, trong tiêu chí cũng còn một số điểm cần làm rõ: “Phần giải thích từ ngữ quy định “Ngôn ngữ và hình ảnh thô tục” là những từ ngữ, chữ viết, hành vi thể hiện sự thô thiển, tục tĩu thiếu văn hóa… như vậy là chưa đủ, cần bổ sung cả âm thanh. Thực tế, nhiều hành động không cần hình ảnh mà âm thanh vẫn thể hiện sự thô tục.”
Những cảnh nóng giữa nam giới cũng bị đưa vào diện kiểm duyệt lần này.
Đại diện của CGV Cinema chia sẻ: “Phim C18 không chấp nhận hình ảnh miêu tả cận cảnh bộ phận sinh dục. Nhưng nếu phim thể hiện về người phụ nữ sinh con thì sao? Theo tôi, nên quy định với thể loại phim này là chấp nhận nếu cảnh phù hợp với nội dung phim”.
Bà Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện ảnh thừa nhận: “Trong phụ lục Tiêu chí phân loại phim cần cụ thể hơn phần khỏa thân nam. Trên thực tế, nhiều bộ phim chiến tranh như Mùi cỏ cháy, Những người viết huyền thoại đều đã có cảnh khỏa thân nam từ phía sau mà phim vẫn được phổ biến rộng rãi vì cảnh đó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh phim, nội dung phim”.
Theo dự thảo đề án, thời lượng trong từng cảnh nóng không vượt quá 5 giây. Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân nhấn mạnh: “Tại sao lại là 5 giây mà không phải là 6 giây hay 4 giây? Điều này quá khiên cưỡng. Nếu cảnh nóng mà phản cảm thì 1 giây cũng là quá dài, còn nếu là nghệ thuật thì 5 giây vẫn còn ngắn. Ví dụ, quy định nụ hôn không quá 3 giây, đạo diễn cho nhân vật hôn đến 2 giây 59 thì dừng, rồi có những hành động, cử chỉ âu yếm, sau đó mới lại hôn tiếp 2 giây 59 nữa, cứ lặp đi lặp lại. Như vậy, quy định thời lượng thì sẽ chỉ tạo thêm kẽ để các đạo diễn lách”.
Video đang HOT
Được biết, cuối năm 2015, Tiêu chí phân loại phim sẽ được áp dụng. Theo đánh giá của các nhà sản xuất, các nhà phát hành, việc có Tiêu chí phân loại phim theo độ tuổi là rất đáng mừng. Các nhà làm phim sẽ có một hành lang pháp lý để bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù quy định có chi tiết đến đâu thì cũng không thể áp dụng đúng với mọi trường hợp, đặc biệt là trong sáng tạo nghệ thuật. Bởi vậy, cảnh nóng thế nào là đủ, cắt, sửa thế nào, cuối cùng thì vẫn phải trông chờ vào Hội đồng thẩm định phim – đúng như đạo diễn Nguyễn Thanh Vân thừa nhận.
Theo Zing
Điện ảnh Việt: có một mùa... ăn xổi
Điện ảnh Việt đang có sự phát triển ngoạn mục tại phòng vé. Doanh thu 100 tỷ đồng cũng không còn là giấc mơ khó với tới của phim Việt.
Hoài Linh - Thái Hoa - Trường Giang là những con át chủ bài làm nên doanh thu bạc tỷ của các phim mà họ tham gia - Anh: ĐPCC
Tuy nhiên, một thách thức mới đang được đặt ra: rạp chiếu và khán giả đến rạp đều tăng lên nhanh chóng, nhưng chất lượng của các bộ phim nội địa dường như không theo kịp, nếu không nói là bị bỏ lại quá xa.
Thậm chí, rất nhiều người quan tâm đến điện ảnh phải lo ngại rằng phim Việt đang quay trở lại thời phim mì ăn liền như hồi thập niên 1990. Nếu xét những bộ phim Việt ra mắt từ đầu năm tới giờ, sự lo ngại đó không phải là không có cơ sở.
Ai cũng có thể trở thành đạo diễn?
Trong bộ phim hài ăn khách Jian bing man - bộ phim châm biếm nền điện ảnh phát triển thần tốc và các ngôi sao nước này - có một câu thoại phản ánh rất đúng thực tế của điện ảnh Trung Quốc, cũng như Việt Nam:
"Đây là thời mà ai cũng có thể trở thành đạo diễn điện ảnh, ai cũng có thể trở thành nhà sản xuất phim". Quả vậy, cơn sốt kiếm tiền từ điện ảnh đã khiến nhiều người nhảy sang làm phim, dù khái niệm điện ảnh với họ khá mơ hồ.
Từ đầu năm tới giờ, màn ảnh phim Việt xuất hiện khá nhiều bộ phim mà đạo diễn của chúng cứ như... từ trên trời rơi xuống. Không chỉ các đạo diễn phim truyền hình, đạo diễn sân khấu, ngay cả một số ông bầu tấu hài, đạo diễn MV ca nhạc cũng nghiễm nhiên trở thành đạo diễn phim chiếu rạp.
Càng không hiếm diễn viên, ca sĩ, người mẫu thấy điện ảnh đang thời béo bở cũng góp vốn, bỏ tiền làm nhà sản xuất phim. Nhưng mấy ai trong số họ trở thành những nhà làm phim thật sự.
Hậu quả nhãn tiền của cơn sốt "ai cũng có thể trở thành đạo diễn" là những bộ phim hài nhảm, kinh dị nửa mùa, lãng mạn sến sẩm chiếm lĩnh màn ảnh Việt từ đầu năm tới giờ và chắc chắn còn tung hoành khắp các rạp chiếu trong vài năm nữa.
Với các đạo diễn và các nhà sản xuất của những bộ phim này, dường như công thức thành công với họ đơn giản là làm cho khán giả cười một tí, khóc một tí và sợ một tí là đã đạt yêu cầu.
Sự dễ dãi đó đã khiến chất lượng phim Việt đi xuống thấy rõ, với những bộ phim mà khi ra khỏi rạp, người yêu phim Việt chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, như Sơn đẹp trai, Lật mặt, Cầu vồng không sắc, Bộ ba rắc rối, Kung fu phở...
Nhưng có lẽ bộ phim khiến người xem phải thấy ngán ngẩm nhiều nhất là Hy sinh đời trai của đạo diễn Lưu Huỳnh.
Khác với các đạo diễn tay ngang nói trên, Lưu Huỳnh là một đạo diễn kỳ cựu đã trải nghiệm quá nhiều với điện ảnh Việt nhưng Hy sinh đời trai như một giọt nước tràn ly cho sự thỏa hiệp với phim ăn xổi.
Một đạo diễn hơn 20 năm tuổi nghề trong điện ảnh mà còn buông xuôi đến như thế thì làm sao trách được sự nhảm nhí tràn khắp màn ảnh phim Việt?
Thái Hoa - Anh: ĐPCC
Loay hoay áo chật một màu
Sự nở nồi của hệ thống rạp phim có lẽ là lý do khiến khán giả quay trở lại với điện ảnh nhiều hơn. Không chỉ Công ty CGV hay Lotte của Hàn Quốc mà hai đại gia sản xuất phim Việt là Galaxy và BHD cũng tăng cường xây rạp chiếu phim.
Đạo diễn và ông chủ của BHD Nguyễn Phan Quang Bình tiết lộ công ty này lên kế hoạch xây đến 14 cụm rạp trong hai năm tới. Có rạp chiếu là giữ được khán giả và bảo vệ được cho phim của công ty sản xuất, ông Bình từng nói như vậy.
Ở thời điểm thiên thời địa lợi như hiện nay, dường như là lúc để điện ảnh Việt cất cánh, nhưng tư duy ăn xổi của rất nhiều nhà sản xuất và đạo diễn khiến điện ảnh vẫn luẩn quẩn và loay hoay trong một chiếc áo chật hẹp và cũ kỹ.
Lượng phim ngoại nhập đổ về chiếu ở Việt Nam khiến khán giả ngày càng tiếp cận với những bộ phim chất lượng cao của điện ảnh quốc tế, để rồi họ lại ngán ngẩm khi phải thưởng thức hàng loạt bộ phim chất lượng thấp, những màn tấu hài nhảm nhí kéo lê từ màn ảnh nhỏ sang màn ảnh lớn.
Nói một cách ngắn gọn, khán giả và rạp chiếu đang ngày càng văn minh, nhưng tư duy của hầu hết nhà làm phim Việt thì đang tụt hậu, thậm chí quay về với dòng phim mì ăn liền đầu thập niên 1990.
Sự thắng thế của các bộ phim hài trong vài năm qua như Tèo em, Nhà có 5 nàng tiên, Để Mai tính 2, Sơn đẹp trai, Lật mặt, Ma dai... càng khiến giới làm phim nghĩ rằng chỉ cần làm phim hài là thắng.
Một vài nhà sản xuất còn cho rằng chỉ cần có ba con át chủ bài Hoài Linh, Thái Hòa, Trường Giang là đủ, bất chấp chất lượng thế nào. Ba ngôi sao này bị vắt kiệt trong các dự án nối đuôi nhau mà cái duyên hài của họ cũng đang ngày càng bị dễ dãi hóa.
Tư duy thực dụng và ngắn hạn cộng với lối suy nghĩ thấy thị trường "ăn" phim gì là đổ xô đi làm dòng phim đó khiến phim Việt ngày càng bị một màu, nhảm nhí và tào lao, may mắn thì được nhẹ nhàng, dễ chịu. Các vấn đề của xã hội hay đề tài nóng hổi đương thời gần như không chạm tới.
Lối làm phim ăn xổi đó cũng khiến nhiều đạo diễn thỏa hiệp, từ bỏ con đường điện ảnh tử tế mà họ từng gầy dựng buổi ban đầu để chuyển sang mục tiêu lợi nhuận, mà điển hình nhất là đạo diễn Charlie Nguyễn và Lưu Huỳnh.
Tất nhiên trong sự thỏa hiệp đó, nếu Charlie thắng đậm (Để Mai tính 2 thu về cả trăm tỉ đồng, Tèo em 84 tỷ) thì Lưu Huỳnh lại là người ngậm quả đắng, không chỉ đánh mất tên tuổi mà cả sự thất bại doanh thu, đặc biệt là với Hy sinh đời trai mới đây (doanh thu chưa được 6 tỷ đồng).
Khi chính những đàn anh trong nghề không còn giữ được sự tự tôn về mặt nghề nghiệp thì các thế hệ đàn em cũng mất tấm gương để soi vào.
Khái niệm nhà sản xuất phim cũng trở nên dễ dãi, bởi ai có tiền hùn vào đầu tư làm phim là nghiễm nhiên trở thành nhà sản xuất. Một loạt ca sĩ, người mẫu bỏ tiền tỉ ra làm phim trong thời gian gần đây là những ví dụ rõ nhất.
Trường Giang - Anh: ĐPCC
Thoát hài nhảm nhí
Tất nhiên, thị trường phim Việt vẫn còn có những cái tên khiến khán giả tin tưởng và chờ đợi các sản phẩm của họ, chờ đợi những bộ phim tử tế và khơi gợi được cảm xúc. Victor Vũ có lẽ là đạo diễn, nhà làm phim được các nhà sản xuất phim ưu ái và khán giả đánh giá cao.
Sau khi có dấu hiệu đuối sức với phần 2 của hai bộ phim giải trí ăn khách làCô dâu đại chiến 2 và Scandal 2, Victor Vũ chuyển hướng sang một dự án điện ảnh trong trẻo và giàu cảm xúc - Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, sẽ ra mắt vào tháng 10 tới.
Sự thành công của Thần tượng và Chàng trai năm ấy của đạo diễn, nhà sản xuất xuất thân từ ông bầu âm nhạc Nguyễn Quang Huy rõ ràng cũng xây dựng được một hướng đi đáng trân trọng khi anh thử sức ở mảng đề tài đề cao cảm xúc và sự tích cực của những người trẻ tuổi trong lĩnh vực showbiz.
Trong khi đó, những bộ phim lấy cảm hứng từ chất liệu cuộc sống hay thân phận của người nghèo trong xã hội, nếu được thể hiện khéo léo bằng ngôn ngữ điện ảnh cũng chinh phục được người xem. Sự thành công của Dustin Nguyễn với Trúng số ở mặt nào đó hay Nhất Trung với 49 ngày ít nhiều đã mở được hướng đi mới và đa dạng hơn cho phim Việt.
Sự tiếp sức của một số đạo diễn Việt kiều mới trở về gần đây như Hàm Trần, Timothy Linh Bùi, Cường Ngô, Lê Văn Kiệt... hay các đạo diễn trẻ được học hành bài bản ở trong và ngoài nước đang bắt đầu với những dự án đầu tay của họ như Phan Gia Nhật Linh, Tạ Nguyên Hiệp, Đỗ Quốc Trung, Trần Dũng Thanh Huy... đã ít nhiều cho thấy điện ảnh Việt nhiều màu hơn và hi vọng từ đó, mùa phim ăn xổi không kéo dài ra mãi...
49 ngày cứu một mùa thất bát
Sau thất vọng của Kung fu phở và Hy sinh đời trai, bộ phim 49 ngày ra mắt trong cuối tháng 8 vừa qua dù ở mức trung bình khá trở thành "cứu tinh" cho một mùa phim Việt thất bát từ đầu năm tới giờ.
Dù vẫn với công thức phim hài pha chút kinh dị, 49 ngày lấy được cảm tình của người xem vì không chỉ chọc cười cho xong mà truyền được một thông điệp tích cực và phản ánh được những câu chuyện xã hội hiện tại, những điều luôn bị bỏ quên trên màn ảnh.
Nếu chưa đủ sức đủ tài để làm những bộ phim hay gây ám ảnh, ít nhất cũng phải làm được những bộ phim khiến người xem cảm thấy dễ chịu. Đó cũng là lý do bộ phim thành công về doanh thu khi chỉ sau hai tuần phát hành đã thu về gần 60 tỉ đồng.
Cũng giải trí vui vẻ và đủ sức gây cười, Trùm cỏ - bộ phim mới nhất của điện ảnh Việt - sau năm ngày công chiếu đã thu về 17 tỉ đồng. Trước đó, thất bại về doanh thu nhưng Quyên của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình cũng là một nỗ lực tìm một màu sắc khác cho điện ảnh Việt.
Bên cạnh các phim thương mại, sự kiện Cha và con và... của đạo diễn Phan Đăng Di được Liên hoan phim quốc tế Berlin chọn vào vòng tranh giải chính thức là một dấu son đáng chú ý bởi đây là lần đầu tiên VN chính thức có tên ở hạng mục quan trọng của một trong số ba liên hoan phim lớn, lâu đời nhất thế giới.
Ở lĩnh vực phim nhà nước, Người trở về - một phim được mặc định là "phim lễ lạt" - gây bất ngờ với khán giả khi ngay từ những buổi chiếu đầu tiên, phim đã khiến người xem xúc động, vượt ra khỏi khuôn khổ của những đề tài lễ lạt tưởng như khô cứng.
Theo Lâm Lê/Tuổi Trẻ
Thái Hòa "máu" vì Để Mai Tính 2 vượt mặt Tèo Em Doanh thu trong ngày đầu công chiếu của "Để Mai Tính 2" đạt 5,7 tỷ đồng, vượt qua "Tèo Em". Chính thức ra rạp từ ngày 12/12/2014, nhà phát hành Để Mai Tính 2 đã tiết lộ tin tức đầu tiên về doanh thu phòng vé của bom tấn hài 2014 này. Theo đó, "chị Hội" đã đánh bại Tèo Em ở hạng...