Cảnh nóng phim lịch sử Việt gây bất ngờ
Những hình ảnh lộ da thịt cơ thể rất dễ trở thành “con dao hai lưỡi” đối với bất kỳ bộ phim nào, nhất lại là phim lịch sử.
Từ trước tới nay, phim cổ trang Việt hay phim lịch sử – dã sử Việt đều bị coi là “lép vế” so với điện ảnh các nước trong khu vực châu Á như Hàn, Trung. Số lượng những bộ phim cổ trang Việt được đầu tư làm đến nơi đến chốn cũng ít. Chưa kể thời gian gần đây, những phim như Anh chàng vượt thời gian đã bị coi là “thảm họa giờ Vàng phim Việt” tới độ bị cắt chiếu giữa chừng vì sự phản đối của khán giả đối và chất lượng yếu kém.
Trước rất nhiều vấn đề khó khăn của phim lịch sử Việt, nhiều đạo diễn đã bạo tay đưa những cảnh “ nóng” vào phim. Như nghệ sỹ nhân dân Thế Anh từng nói: “Điện ảnh thế giới không còn lạ gì với các cảnh “nóng” trong phim lịch sử hay cổ trang. Họ có những cảnh quay mạnh bạo hơn chúng ta rất nhiều. Nhưng đến giờ, cái nhìn của hội đồng kiểm duyệt cũng như khán giả đã cởi mở hơn”.
Với những bộ phim thông thường, cảnh “nóng” luôn được đặt dưới sự kiểm duyệt khắt khe, với phim lịch sử điều đó lại càng cần nghiêm khắc. Bởi cảnh “nóng” của phim lịch sử ảnh hưởng rất lớn tới cách nhìn của khán giả – tức công chúng, tới hình tượng nhân vật và câu chuyện lịch sử của dân tộc.
NSƯT Lê Vân trong phim Đêm hội Long Trì
“Nóng” nhất từ trước tới nay trong những phim lịch sử Việt phải kể đến cảnh giữa chúa Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ trong Đêm hội Long Trì. Bộ phim được ra đời vào năm 1989, đã từng phải đấu tranh mạnh mẽ với hội đồng kiểm duyệt để bảo vệ quan điểm giữ lại cảnh “nóng” có tính chất quan trọng trong phim.
Đó là phân cảnh Đặng Thị Huệ khỏa thân nằm trong bồn tắm chờ đón chúa Trịnh tới. Cảnh quay chân thực làm lột tả việc Đăng Thị Huệ dùng sắc dục để quyến rũ chúa Trịnh Sâm đúng như sử sách đã ghi lại.
NSND Thế Anh khi đó được giao vai chúa Trịnh còn NSƯT Lê Vân đóng vai Đặng Thị Huệ. Tuy nhiên, cảnh khỏa thân này đã được một diễn viên đóng thế cho Lê Vân.
Trong thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước, một cảnh quay như vậy được xem là chấn động cả một nền điện ảnh non trẻ Việt Nam. Nhưng “nếu bỏ đi sẽ làm mất đi tính chân thực của lịch sử cũng như trong điện ảnh” – NSND Thế Anh phát biểu.
NSND Thế Anh khi đó được giao vai chúa Trịnh Sâm
Đoàn làm phim Đêm hội Long Trì đã bảo vệ thành công quan điểm của mình và cảnh “nóng” được giữ lại nguyên vẹn. Phải nói thêm rằng cái tài của đạo diễn NSND Hải Ninh khi đó đã khéo léo để cảnh Đặng Thị Huệ khỏa thân được che đi bởi một tấm bình phong, rèm và ống kính chỉ quay từ xa, theo bước chân của chúa Trịnh Sâm.
Cảnh “nóng” trong Đêm hội Long Trì được khéo léo quay từ xa, qua một lớp rèm
Thời gian gần đây, bộ phim lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ tiếp tục gây sốt cộng đồng mạng. Tác phẩm được đầu tư kinh phí “khủng” lên đến gần 60 tỷ đồng nhưng lại phải “đắp chiếu” 3 năm mới được phát sóng trên truyền hình Việt.
Dù mới chỉ được phát sóng khoảng 10 tập nhưng bộ phim đã nhận được những phản hồi tích cực, không hổ danh những giải thưởng danh giá tại Cánh Diều Vàng 2012 mà ê kíp phim từng được nhận.
Bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ
Tuy còn hạn chế về trang phục nhân vật có phần rườm rà nhưng bộ phim được đánh giá tốt cả về mặt nội dung chất lượng nghệ thuật lẫn diễn xuất của dàn diễn viên NSND Lan Hương, Hoàng Dũng, diễn viên trẻ Lã Thanh Huyền, Hứa Vĩ Văn, Thiên Bảo…
Video đang HOT
Bất ngờ hơn cả, đạo diễn đã mạnh dạn đưa thêm những cảnh “nóng” vào phim để miêu tả cuộc sống chốn phòng the của vua Lý Cao Tông. Cảnh tắm của Đàm Hoàng hậu do NSND Lan Hương đóng vai cũng được quay cận cảnh với những cánh hoa hồng che đi bầu ngực.
NSND Hoàng Dũng vai vua Lý Cao Tông cũng có những cảnh “nóng” để miêu tả cuộc sống chốn thâm cung
Đặc biệt, trong tập 5, cảnh vũ nữ Mỵ Liên (do Như Quỳnh đóng) được thể hiện một cách táo bạo khiến khán giả không khỏi bất ngờ. Hình ảnh vũ nữ bán nude với bộ ngực được vẽ lớp màu phủ lên và những động tác múa quyến rũ thái tử Sảm (Hứa Vĩ Văn) kéo dài tương đối trong cả tập phim.
Cảnh vũ nữ “body painting” được đưa vào phim Thái sư Trần Thủ Độ
Những hình ảnh lộ da thịt rất dễ trở thành “con dao hai lưỡi” đối với bất kỳ bộ phim nào, nhất lại là phim lịch sử. Đạo diễn Đào Duy Phúc đã biết cách tiết chế khéo léo để cảnh quay vũ nữ mơn trớn vừa kích thích thị giác của người xem vừa không sa vào dung tục.
Trên màn ảnh Hoa – Hàn có không ít những cảnh nóng cổ trang bị khán giả la ó vì “câu khách rẻ tiền”, thậm chí làm sai lệch hình tượng nhân vật lịch sử.
Để có được một cảnh “nóng” biết tiết chế vừa phải để trở thành cảnh “nóng” đẹp, gợi cảm chứ không dung tục là cái tài của nhà làm phim. Đương nhiên, những đạo diễn phim lịch sử Việt vẫn đang ở bước đầu cho việc thử nghiệm những “gia vị nóng” này để món ăn tinh thần trở nên đẹp và khắc sâu trong trí nhớ khán giả.
Theo Trithuctre
Những nữ diễn viên Việt Nam đình đám thời kỳ phim đen trắng
Điểm mặt những nữ diễn viên xinh đẹp và tài năng của điện ảnh Việt Nam thời kỳ phim hai màu đen trắng.
Phi Nga
Phi Nga vốn là một diễn viên sân khấu nhưng bà lại có duyên với điện ảnh và nổi tiếng trên mảnh đất này. Bà được biết đến nhờ vai Hoài trong bộ phim kinh điển Chung một dòng sông. Đây là bộ phim truyện nhựa đầu tiên và là tác phẩm không thể không nhắc đến trong lịch sử điện ảnh Việt Nam.
Vẻ đẹp hiền dịu của nữ diễn viên Phi Nga
Để có được vai diễn trên, Phi Nga đã vượt qua rất nhiều thử thách, đặc biệt là niềm tin đối với thành phần chủ chốt của đoàn phim. Vì Phi Nga xuất thân là diễn viên sân khấu nên khả năng ăn nhập với điện ảnh khá gian nan. Song bằng tình yêu mãnh liệt đối với vai Hoài cùng tài năng của mình, Phi Nga đã hoàn thành vai diễn rất ấn tượng.
Cảnh trong phim "Chung một dòng sông"
Nhận xét về nữ diễn viên này, đạo diễn Hải Ninh từng nói: "Từ trước cách mạng, nước ta cũng đã có người đóng phim, chẳng hạn như Nguyễn Tuân trong phim Cánh đồng ma, nhưng phải đến Phi Nga trong Chung một dòng sông thì lần đầu tiên công chúng rộng rãi mới biết đến một diễn viên điện ảnh đích thực. Diễn xuất của Phi Nga ngay từ vai diễn đầu tiên đã rất "điện ảnh", nghĩa là rất tự nhiên, giản dị, sống động. Một người chưa qua bất kỳ lớp đào tạo diễn xuất nào trong điện ảnh, làm được thế thực là rất đáng quý".
Ngoài vai diễn xuất sắc trên, Phi Nga còn tham gia các phim: Vật kỷ niệm, Trên vĩ tuyến 17, Rừng O Thắm, Vợ chồng Anh Lực, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm...
NSND Trà Giang
Trong hàng ngũ những nữ diễn viên thời kỳ phim đen trắng, Trà Giang là một tên tuổi xuất chúng. Bà tham gia nhiều phim và đa phần là những bộ phim lớn của điện ảnh Việt Nam thời kỳ đầu.
Vẻ đẹp hoàn hảo của NSND Trà Giang thời trẻ
Một ngày đầu thu là bộ phim đầu tiên NSND Trà Giang tham gia. Sau đó, bà đóng vai chính trong hai tác phẩm nổi tiếng: Vĩ tuyến 17 ngày và đêm và Chị Tư Hậu. Đây là hai bộ phim nổi tiếng nhất trong sự nghiệp diễn viên của Trà Giang và cũng là những tác phẩm đỉnh cao của điện ảnh Việt Nam thời phim hai màu đen trắng.
NSND Trà Giang trong phim "Ngày lễ thánh"
Ngoài ra, Trà Giang còn là "nàng thơ" trong phim của nữ đạo diễn NSND Bạch Diệp. Bà hóa thân thành công vai Nhân trong phim Ngày lễ thánh và vai Hương trong tác phẩm Huyền thoại người mẹ. Diễn xuất tự nhiên của Trà Giang luôn được NSND Bạch Diệp đánh giá rất cao và luôn cưng chiều trong phim của mình.
Các bộ phim nổi tiếng khác của NSND Trà Giang còn phải kể đến: Bài ca ra trận, Em bé Hà Nội, Mối tình đầu...
NSND Như Quỳnh
Năm 19 tuổi, NSND Như Quỳnh đã có vai diễn đầu tiên khá thành công trong phim Bài ca ra trận. Bước vào tuổi 20, bà gây ấn tượng mạnh mẽ khi hóa thân hoàn hảo vai cô Nết khổ cực trong phim Đến hẹn lại lên. Với thành công này, Như Quỳnh đã đoạt giải Diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3, tổ chức vào năm 1975.
NSND Như Quỳnh trong phim "Đến hẹn lại lên"
Thời kỳ phim đen trắng, Như Quỳnh còn gây tiếng vang với nhiều vai diễn xuất sắc khác. Bà hóa thân ấn tượng vai Nguyệt trong phim Hà Nội mùa chim làm tổ, vai Diễm Hương bi thương trong tác phẩm ngọt ngào Mối tình đầu. Hai tác phẩm phim đen trắng nổi tiếng Ngày lễ thánh và Hy vọng cuối cùng đều là những mốc son trong sự nghiệp của bà.
Tạo hình cô Nết của Như Quỳnh trong "Đến hẹn lại lên"
Có thể nói sự nghiệp diễn viên của NSND Như Quỳnh trải dài trên hai lĩnh vực điện ảnh và truyền hình. Ở "sân chơi" nào bà cũng để lại những dấu ấn khó quên. Bà từng được đài SBS vinh danh với giải thưởng Diễn viên nước ngoài xuất sắc nhất nhờ vai diễn bà mẹ trong phim Cô dâu vàng của đài này.
Như Quỳnh còn là gương mặt được nhiều đạo diễn Việt kiều và nước ngoài săn đón khi quay phim tại Việt Nam. Bà thành công với những nhân vật trong các tác phẩm lớn của đạo diễn Trần Anh Hùng là Mùa hè chiều thẳng đứng và Xích lô.
NSƯT Lê Vân
Đối với dân mộ điệu điện ảnh Việt Nam, NSƯT Lê Vân là diễn viên đẹp và tài năng bậc nhất thời kỳ phim đen trắng.
Với gương mặt đẹp và sáng cùng tài diễn xuất đa dạng, Lê Vân được các đạo diễn tin tưởng chọn lựa đóng các vai diễn lớn. Một trong số đó có đạo diễn Đặng Nhật Minh - tác giả của tác phẩm Bao giờ cho đến tháng Mười.
NSƯT Lê Vân trong phim "Bao giờ cho đến tháng Mười"
Với vai Duyên trong Bao giờ cho đến tháng 10 đã đem đến cho NSƯT Lê Vân giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 năm 1985. Diễn xuất của Lê Vân trong bộ phim này được nhiều người yêu thích và ngợi ca. Ánh mắt khổ sầu của người phụ nữ mất chồng, hết lòng vì nhà chồng để nhận lấy đau thương cho riêng mình, Lê Vân khiến người xem thổn thức đến "nổi cả da gà."
Chị Dậu qua thể hiện của NSƯT Lê Vân
Ngoài vai diễn đình đám trên, NSƯT Lê Vân còn thành công với vai chị Dậu khổ cực trong tác phẩm cùng tên của đạo diễn NSND Phạm Văn Khoa. Người ta kể lại rằng, khi bắt đầu làm phim Chị Dậu, mặc dù mọi khâu đã hoàn tất nhưng vì chưa tìm được diễn viên ưng ý để vào vai chị Dậu nên 5, 6 năm đạo diễn Phạm Văn Khoa vẫn kiên quyết không bấm máy cho đến khi gặp được nghệ sĩ Lê Vân. Và không phụ lòng tin của đạo diễn, Lê Vân đã hoàn thành vai diễn xuất sắc.
Bên cạnh hai vai diễn bất tử trong hai tác phẩm trên, NSƯT Lê Vân còn thành công trong các phim nổi tiếng: Đêm hội Long Trì, Thương nhớ đồng quê...
NSƯT Minh Châu
Nữ diễn viên xinh đẹp Minh Châu là một gương mặt lớn của điện ảnh Việt Nam. Bà ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm mộ với những vai diễn vô cùng cá tính trên màn ảnh.
Xem bà diễn, người ta có thể cảm nhận thấy tình yêu của bà dành cho điện ảnh rất sâu đậm. Có lẽ vì thế, vai diễn nào của NSƯT Minh Châu cũng đều có hồn, có chiều sâu và chất riêng.
NSƯT Minh Châu trong phim "Cô gái trên sông"
Trong sự nghiệp diễn viên đình đám của mình, NSƯT Minh Châu thành công với nhiều dạng vai trên cả màn ảnh rộng lẫn màn ảnh nhỏ. Tuy nhiên, đỉnh cao trong nghề của bà phải kể đến thời kỳ phim đen trắng. Vào thời đó, Minh Châu nổi như cồn nhờ hóa thân xuất sắc vào các hai vai đã trở thành bất tử, trong hai phim Cô gái trên sông và Người đàn bà nghịch cát.
NSƯT Minh Châu xinh đẹp của hiện tại
Vai cô gái điếm Nguyệt trong phim Cô gái trên sông đã trở thành bất tử trên màn ảnh Việt nhờ diễn xuất điêu luyện của NSƯT Minh Châu. Diễn xuất có hồn, khắc họa chân thực số phận trắc trở và gian truân của Nguyệt được nữ diễn viên xinh đẹp này hoàn thành xuất sắc. NSƯT Minh Châu đã được trao giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất LHP Việt Nam lần thứ 8 vào năm 1988 nhờ vai này.
2 năm sau đó, NSƯT Minh Châu lại được vinh danh lần thứ hai cùng hạng mục ấy tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9 với vai Liên trong phim Người đàn bà nghịch cát của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Đây cũng là vai diễn đỉnh cao trong sự nghiệp đầy vinh quang của NSƯT Minh Châu.
Theo Trí thức trẻ
Cổ trang Việt: "Già làng" không chỗ đứng Có thể thấy, cổ trang là thể loại phim "lớn tuổi" nhất trong làng điện ảnh Việt. Nhưng dường như, vị "bô lão" này chưa bao giờ có được một chỗ đứng xứng tầm. Xét về lịch sử, phim cổ trang là thể loại phim đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam. Từ khi khai sinh, dòng phim này cũng có khá...