Cảnh nhật thực cuối cùng của thập kỷ
Nhật thực cuối cùng trong năm 2019 và cũng là cuối cùng của thập kỷ này xảy ra hôm nay 26/12.
Ảnh: AFP/Getty
Ngày 26/12, những người yêu thích thiên văn ở nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á có cơ hội chứng kiến hiện tượng nhật thực hình khuyên. Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời nên sẽ che khuất hoàn toàn hoặc một phần Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.
Do Mặt Trăng nằm xa Trái Đất hơn mọi khi (trên quỹ đạo hình elip) khiến nó trông nhỏ hơn 3% so với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và không thể che khuất hết hoàn toàn Mặt Trời, tạo ra hình ảnh vòng sáng đỏ ( vòng tròn lửa) và thường được gọi là nhật thực hình khuyên. Trong ảnh, Mặt Trăng bắt đầu di chuyển ra trước Mặt Trời được chụp ở Wan Twin ở miền trung Myanmar.
Nhật thực ở Sanaa, Yemen. Đây là nhật thực cuối cùng của thập kỷ này. Ảnh: AFP/Getty
Ảnh: AFP/Getty
Mặt Trăng bắt đầu che khuất Mặt Trời được quan sát ở Bangkok, Thái Lan. Nhật thực hàng năm tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 6/2020 và người dân ở khu vực Châu Phi đến Bắc Á có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên này.
Ảnh: Fb Vũ trụ trong tầm tay
Tại Việt Nam, nhật thực một phần hôm 26/12 diễn ra từ 10h34 đến 14h. Trong đó, hiện tượng đạt cực đại vào lúc khoảng lúc 12h17, tạo ra nhật thực hình khuyên kéo dài tối đa 3 phút 40 giây.
Bầu trời tối khi hiện tượng nhật thực xảy ra. Ảnh: Fb Vũ trụ trong tầm tay
Trẻ em đeo kính chuyên dụng để theo dõi nhật thực tại miền trung Myanmar. Ảnh: AFP/Getty
Học sinh một trường ở Mumbai, Ấn Độ sử dụng thiết bị quan sát nhật thực DIY để xem nhật thực “vòng tròn lửa” hiếm hoi. Ảnh: AFP/Getty
Một con chim bay qua bầu trời khi Mặt Trăng di chuyển dần che khuất Mặt Trời ở Bangkok. Ảnh: AFP/Getty
Một cô gái xem nhật thực qua tấm chụp phim X-quang nhìn từ Islamabad, Pakistan. Ảnh: AFP/Getty
Nhật thực hình khuyên ở thành phố Dindigul phía nam Ấn Độ. Ảnh: AFP/Getty
Nhật thực nhìn từ Bahrain. Ảnh: AFP/Getty
Các cô gái quan sát nhật thực ở Manama, Bahrain. Ảnh: AFP/Getty
Nhật thực quan sát ở Singapore. Ảnh: Straits Times
Nhật thực được quan sát qua mặt ao ở bên ngoài Bảo tàng Khoa học Nghệ thuật tại Singapore trưa nay. Ảnh: Straits Times
Theo Saostar
Giải mã bí ẩn hiện tượng "cầu vồng lửa" kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời
Cầu vồng lửa có sự xuất hiện của một dải màu lớn, phổ màu rực rỡ (màu đỏ là màu trên cùng) chạy song song với đường chân trời, nằm xa bên dưới Mặt Trời hoặc Mặt Trăng.
Hình minh họa: Cầu vồng lửa được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) gọi là mây ngũ sắc.
Giải mã bí ẩn hiện tượng "cầu vồng lửa" kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời
Hình ảnh cầu vồng lửa rực sáng trên bầu trời được người dân Malaysia ghi lại và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, RT đưa tin.
Hiện tượng này cũng từng xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều người dùng mạng xã hội cho rằng cầu vồng lửa này là điềm báo tận thế hoặc một thảm họa kinh hoàng sắp xảy ra.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, cầu vồng lửa vắt ngang qua bầu trời thực chất là hiện tượng quang học.
Cầu vồng lửa là một hiện tượng quang học.
Hiện tượng có tên khoa học là circumhorizontal arc, thường xuất hiện ở những đám mây ti hoặc mây ti tầng. Circumhorizontal arc là kết quả của ánh sáng Mặt Trời chiếu qua tinh thể băng nhưng nó cũng có thể ra đời dưới ánh trăng trong trường hợp hiếm hoi hơn.
Theo Mother Nature Network, hiện tượng quang học này hình thành từ sự khúc xạ của ánh sáng Mặt Trời, đôi khi là Mặt Trăng, qua các tinh thể băng đá lơ lửng trong không khí. Mặt Trời khi đó phải ở vị trí rất cao, khoảng 58 độ so với đường chân trời hoặc cao hơn.
Trong khi đó, cầu vồng lửa được cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) gọi là mây ngũ sắc. Họ cũng cho rằng hiện tượng này tương đối hiếm, chỉ xảy ra khi các đám mây mang nhiều giọt nước có kích thước gần như đồng nhất. Những đám mây này làm nhiễu xạ hoặc bẻ cong ánh sáng theo một cách giống nhau, khiến ánh sáng chiếu theo các bước sóng, hoặc màu sắc khác nhau. Vì thế, mây ngũ sắc có màu giống cầu vồng - tạo nên bởi hiện tượng nhiễu xạ, và cũng tạo ra dải màu đa dạng, gồm xanh da trời, xanh lá cây, đỏ, tía và xanh.
Mây ngũ sắc này có màu giống cầu vồng, nhưng cách thức tạo nên mây ngũ sắc và cầu vồng khác nhau. Cầu vồng được tạo thành bởi hiện tượng khúc xạ hay phản xạ. Giống những vật ngũ sắc khác, như lông gà trống, màu của mây ngũ sắc thay đổi tùy thuộc vào góc nhìn.
Theo Người đưa tin
Hình ảnh hiếm hoi của nai sừng tấm trắng tuyệt đẹp ở Thụy Điển Đoạn video ghi lại hình ảnh hiếm hoi về một con nai trắng tuyệt đẹp ở Thụy Điển. Mặc dù có màu trắng hoàn toàn, nhưng con nai này không được coi là bạch tạng, mà nó đã mắc phải hội chứng loang trắng. Video hình ảnh hiếm hoi của nai sừng tấm trắng tuyệt đẹp ở Thụy Điển. Nguồn: Newsflare. Ảnh cắt...