Cảnh nhà dư dả nhờ trồng 340 gốc cam Canh quả sai “phát hờn”
Huyện Mộc Châu (Sơn La) được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả có múi. Anh Nguyễn Ngọc Thắng sinh sống ở tiểu khu Cờ Đỏ (thị trấn nông trường Mộc Châu) trồng 340 gốc cam Canh trên 2.000m2 đất vườn, cây nào cây nấy sai quả “phát hờn” mỗi năm đút túi 120 triệu đồng.
Chia sẻ với Dân Việt, anh Thắng cho biết: Tôi trồng cam Canh trên đất vườn từ năm 2013. Tôi mua cây giống ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) mang về trồng trên diện tích 2.000 m2 với số lượng 340 gốc. Sau đó, tôi đầu tư vốn khoan giếng, mua máy bơm lắp đặt hệ thống ống dẫn nước khắp vườn để tiện lợi cho việc tưới tiêu và tạo điều kiện cho vườn cam sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Từ khi chuyển sang trồng cam, thu nhập của gia đình tôi cao hẳn lên so với trồng mận hậu, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình đã dư giả lên nhiều.
Từ khi trồng cam Canh, cuộc sống của gia đình anh Thắng đã dư giả lên hẳn.
Trong quá trình trồng cam Canh, anh Thắng không được học qua bất cứ trường lớp nào về kỹ thuật, chăm sóc cây trồng nào, mọi khâu chăm sóc đều được anh tự mày mò và tìm hiểu trên mạng internet. Trước khi trồng cam Canh, anh Thắng đào hố rộng 20cm – 30cm, sâu 30cm và bón phân lót rồi đưa cây giống xuống trồng.
Ngoài ra, anh Thắng còn dùng phân hữu cơ kết hợp với phân chuồng, ủ đậu tương cùng với ngô ngâm trong bể khoảng 7 tháng, sau đó lấy nước bón cho cây trồng tại vườn. Thời điểm cam Canh ra hoa, anh Thắng tiến hành phun thuốc sinh học để cây không bị dịch bệnh và tỷ lệ đậu quả cao hơn. Nhờ cách làm như vậy, mà 2.000 vườn cam Canh của gia đình anh luôn sinh trưởng tươi tốt và cho sai trĩu quả…
Mỗi năm anh Thắng thu lãi 120 triệu đồng từ vườn cam.
Anh Thắng cho biết thêm: Sau một vụ thu hoạch quả cam Canh, tôi tiến hành cắt tỉa cành khô đi, để lại những cành khỏe mạnh để năm sau cây cho quả nhiều và tiếp tục bón thúc phân NPK, phân hữu cơ, tạo điều kiện cho cây bù đắp lại chất dinh dưỡng sau một thời gian nuôi quả. Từ khi tôi trồng cam Canh đến giờ, thu nhập của gia đình luôn tăng cao hơn so với trồng mận hậu, đời sống kinh tế đã dư giả hơn.
Video đang HOT
Hiện, cam Canh được anh Thắng bán tại vườn với giá 30.000 đồng/kg.
“Trung bình 1kg cam Canh đầu vụ, tôi bán tại vườn với giá 30.000 đồng/kg, giữa vụ thì giảm xuống chút ít, nhưng nhìn chung cam Canh bán vẫn có giá cao hơn các loại cây trái khác. Cứ đến vụ thu hoạch, các thương lái ở Hà Nội, Hòa Bình, Thái Nguyên và các tiểu thương trên địa bàn tỉnh Sơn La đều đến tận vườn thu mua cam Canh nên đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định. Sau khi trừ chi phí, trung bình 1 năm gia đình tôi có lãi khoảng 120 triệu đồng”- anh Thắng cho hay.
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cam của gia đình anh Thắng phát triển rất tốt.
Theo Danviet
Cam Kim An có gì đặc biệt, mà giá những 45.000 đ/kg vẫn cháy hàng?
Đến xã Kim An, huyện Thanh Oai (Hà Nội) những ngày này đâu đâu cũng thấy sắc đỏ rực rỡ của cây cam Canh. Cam Canh Kim An vỏ mỏng, mọng nước và có vị ngọt, thơm đặc trưng. Thương hiệu cam Canh Kim An từ lâu đã được khẳng định trên thị trường Thủ đô cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước.
Những tỷ phú cam Canh
Mới đầu vụ cam Canh, nhưng từ trên tuyến đê dẫn xuống xã Kim An, không khí mua bán cam Canh diễn ra tấp nập. Anh Nguyễn Duy Quang (thôn Tràng Cát), vui mừng cho biết, năm nay cam Canh được mùa, cây nào cũng sai trĩu quả. Với 1 mẫu trồng cam Canh VietGAP, gia đình anh ước tính sẽ thu hoạch được 30 tấn cam. Hiện với giá bán 45.000 đồng/kg, gia đình anh Quang sẽ có tiền tỷ trong tay.
Từ trồng cây cam Canh, nhiều nông dân xã Kim An có thu nhập cao. Ảnh: T.L
Năm 2014, sản phẩm cam Canh Kim An được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng công nhận nhãn hiệu tập thể "Cam đường Kim An". Năm 2016, xã Kim An được ngành nông nghiệp công nhận 18,8ha cam sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP. Dự kiến cuối năm 2017, này xã có thêm 22ha cam nữa được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
"Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng cam VietGAP nên cam của gia đình tôi luôn được khách hàng tin dùng. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cây cam Canh Kim An không chỉ tăng năng suất mà chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên rất nhiều. Năm nay cam được mùa, được giá nên gia đình tôi rất phấn khởi. So với việc trồng lúa và lá dong, cam Canh có giá trị cao hơn gấp 7-8 lần" - anh Quang bộc bạch.
Theo anh Quang, trong quá trình chăm sóc cây, gia đình anh và các hộ trồng cam VietGAP đã áp dụng bón phân hữu cơ, sử dụng đèn sinh học để bẫy côn trùng, các loại thuốc vi sinh, thảo mộc để phòng trừ bệnh cho cây... Đặc biệt, nguyên tắc thu hoạch cam sau 2 tháng cách ly thuốc bảo vệ thực vật được anh thực hiện nghiêm túc để cam luôn đảm bảo an toàn.
Ông Lê Xuân Long là một trong những hộ tiên phong trồng cam Canh ở thôn Ngọc Liên. Vừa làm vừa thử nghiệm, giờ ông Long đã dày dặn kinh nghiệm. "Được trời phú cho chất đất phù sa màu mỡ, cây cam Canh rất hợp đất Kim An. Cam Canh Kim An vỏ mỏng, mọng nước và có vị ngọt, thơm đặc trưng, rất được người tiêu dùng Thủ đô ưa chuộng. Vào thời điểm này, hầu hết các vườn cam tại Kim An đã được thương lái đặt mua" - ông Long cho hay.
Theo ông Long và anh Quang, cam Canh là loại cây "khó tính", đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc đặc biệt hơn so với các loại cây ăn quả khác nên không chỉ dựa vào kinh nghiệm đơn thuần mà cần phải áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất.
Về kỹ thuật chăm sóc cam Canh, ông Long cho biết có thể kể cả ngày cũng không hết chuyện từ đảo rễ, nhấc cây lên đặt lại đến chăm bón bằng đậu tương, ngô nghiền ngâm kỹ cả năm pha loãng ra để tưới. Bởi thế quả cam đẹp, vỏ mỏng mảnh, múi cam ngọt lừ. Bình quân mỗi năm gia đình, ông Long thu lãi 600 - 700 triệu đồng từ việc trồng cam.
Xây dựng thương hiệu cam sạch
Trao đổi về tình hình địa phương, ông Đỗ Hùng Cường - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Kim An cho biết: Từ năm 2001, cây cam Canh đã được nông dân Kim An đưa về trồng tại địa phương. Những năm gần đây, được hỗ trợ về kỹ thuật thâm canh nên cây cam cho hiệu quả kinh tế cao và là cây trồng chủ lực của nông dân xã Kim An.
"Hiện xã có 206,73ha diện tích sản xuất, trong đó cây ăn quả chiếm 130ha. Chủ lực là cây cam với diện tích trên 110ha tập trung trồng ở 2 thôn Tràng Cát và Ngọc Liên. Vụ cam năm 2017 này có khoảng 60 - 70ha cam Canh cho thu hoạch" - ông Cường thông tin.
Ông Cường không khỏi tự hào, bởi cây cam chính là cây xóa đói giảm nghèo cho bà con xã viên. "So với các cây trồng khác, cam là cây mang lại hiệu quả cao nhất cho nông dân với thu nhập trung bình đạt từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có những hộ đạt hơn 2 tỷ đồng/ha" - ông Cường chia sẻ.
Theo ông Cường, xác định sản xuất an toàn là hướng phát triển bền vững cho cây cam nên từ nhiều năm nay, nông dân Kim An luôn đặt việc đảm bảo quy trình kỹ thuật lên hàng đầu. Đặc biệt từ năm 2012, thực hiện "Đề án phát triển cây ăn quả giá trị cao TP.Hà Nội" của UBND thành phố, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã hỗ trợ xã Kim An xây dựng mô hình thâm canh và sản xuất cam Canh theo hướng VietGAP.
"Trong 2 năm triển khai dự án thâm canh cây cam đường tại Kim An, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã thường xuyên tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Đồng thời, tuyên truyền để nông dân thay đổi tập quán sản xuất cũ, tạo thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đến nay, người trồng cam ở Kim An đã thực hiện thành thục quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cây cam canh Kim An không chỉ tăng năng suất mà chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên rất nhiều" - ông Cường cho biết.
Bí thư Đảng ủy xã Kim An Trần Văn Thuấn cho biết, thời điểm này, xã tập trung quảng bá cam đường Kim An trên các phương tiện thông tin đại chúng để sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến. Xã cũng mong muốn được thành phố, Sở NNPTNT tiếp tục quan tâm triển khai các dự án hỗ trợ thâm canh trên cây cam trong những năm tiếp theo.
Theo Danviet
Tạm dừng công việc Chủ tịch xã nghi lộ clip "giường chiếu" với cấp dưới Để phục vụ công tác kiểm tra, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã quyết định tạm dừng điều hành công việc đối với Chủ tịch UBND xã Long Hưng. Trước đó, trên mạng xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh một đôi nam nữ trên người không mảnh vải che thân trong nhà nghỉ. Nhân vật nam chính trong đoạn clip...