Cảnh người dân thế giới sống chung với COVID-19
Hoạt động thường ngày của người dân nhiều quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19 đang dần được khôi phục trở lại.
Hình ảnh Monica Samudio, 46 tuổi, có chồng là ông Garcia Garcia, 51 tuổi, qua đời vì COVID-19, được phản chiếu trong cửa sổ ở căn hộ mới tại Mexico City, Mexico ngày 29/4. Samudio cho biết cô đã chuyển nhà sau khi cảm thấy bị phân biệt đối xử do hai vợ chồng nhiễm virus corona. Tới nay, toàn thế giới ghi nhận gần 298.000 người chết do COVID-19 trong tổng số hơn 4,4 triệu ca nhiễm.
Một người đàn ông có biệt danh là Anzu ra hiệu cho những người khác cùng tham gia dịch vụ tiệc trực tuyến “Tacnom” trên máy tính xách tay tại nhà ở Yokohama, Nhật Bản ngày 2/5.
Francisco chuyển thùng nhựa chứa đầy rượu vang lên một tầng thượng của tòa nhà khác ngày 6/4 khi lệnh cách ly toàn quốc đang được áp dụng tại Caracas, Venezuela.
Vài thanh niên đang tập thể dục tại Mi Fitness sau khi một số phòng tập thể dục ở Bắc Kinh, Trung Quốc được phép mở cửa lại. Vũ Hán, tâm dịch COVID-19 ở Trung Quốc, hôm 11/5 báo cáo cụm dịch mới là một khu dân cư trong thành phố. Sau khi thành phố này ghi nhận nhiều ca nhiễm mới trong cộng đồng, 14 triệu dân sẽ được xét nghiệm trong vòng 10 ngày.
Người tham gia trò chơi tại công viên giải trí Happy Valley ở Bắc Kinh, Trung Quốc đeo khẩu trang ngày 10/5.
Hai chị em đến thăm mẹ của họ vào Ngày của Mẹ trong một căn phòng đặc biệt tại trại dưỡng lão ở Neuss, Đức. Họ chỉ được phép nói chuyện và thấy nhau qua tấm kính ngăn cách phòng dịch COVID-19.
Video đang HOT
Một chiếc đèn lồng có hình virus corona được nhìn thấy treo trên cao của một ngôi nhà trong dịp lễ Phật đản diễn ra ngày 7 và 8 tháng 5 tại Sri Lanka.
Nữ y tá Samantha Salinas đang mang thai đang được các nữ hộ sinh tại Trung tâm sinh sản Stone Oak ở San Antonio, Texas (Mỹ) thăm khám. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 1,4 triệu ca nhiễm, hơn 85.000 ca tử vong.
Một em bé sơ sinh đeo tấm chắn ngăn giọt bắn trước khi rời khỏi nhà để tới nơi tiêm phòng hôm 13/4 tại Hà Nội.
Johanna và Philipp Sofsky nghe nhân viên Astrid Born nói khi đăng ký kết hôn tại Hanau, Đức.
Người dân nghỉ ngơi và tận hưởng không khí ngoài trời tại Công viên Trung tâm ở Manhattan, New York nhưng vẫn cố gắng duy trì các tiêu chuẩn giãn cách xã hội.
Mọi người dùng bữa trưa trong một nhà hàng lẩu Đài Loan ở Bangkok, Thái Lan mở cửa trở lại sau giai đoạn giãn cách xã hội. Các nhà hàng sử dụng tấm ngăn nhựa giữa các bàn và yêu cầu giãn cách giữa các chỗ ngồi để phòng chống dịch bệnh.
Một cặp đôi hôn nhau tại Quảng trường Duomo ở Catania ngày 4/5, khi Ý bắt đầu kết thúc giai đoạn phong tỏa toàn quốc bằng cách dần nới lỏng một số hạn chế. Ý tới nay ghi nhận gần 230.000 ca nhiễm và hơn 33.000 ca tử vong. Tình hình dịch bệnh được cải thiện khiến giới chức nới lỏng lệnh phong tỏa vốn được thực thi từ hồi tháng 3 để ngăn COVID-19.
Một nhân viên sân bay đội ‘Mũ bảo hiểm thông minh’, máy đo nhiệt cầm tay để có thể đo nhiệt độ của hành khách ở khoảng cách xa, tại sân bay Fiumicino, ở Rome, Ý ngày 6/5.
Một đám tang diễn ra tại Catania, Ý ngày 4/5.
Một thợ làm tóc đeo khẩu trang khi cắt tóc cho khách tại cửa hàng cắt tóc lâu đời nhất Madrid vào ngày đầu tiên Tây Ban Nha nới lỏng phong tỏa hôm 4/5.
Mọi người đeo khẩu trang khi tập thể dục tại công viên Sempione sau khi các công viên mở cửa trở lại ở Milan, Ý.
Khách hàng Natsuki Suda đeo khẩu trang kín mít khi đi gội đầu ở hiệu tóc Pinch tại Tokyo, Nhật Bản.
Olga Prades giúp cô dâu Isabel Jimenez thử váy cưới tại cửa hàng áo cưới vào ngày đầu tiên một số cửa hàng được phép mở cửa trở lại tại Madrid, Tây Ban Nha. “Đó là một trải nghiệm rất căng thẳng. Tôi đã lên kế hoạch cho lễ cưới vào tháng 7 và tôi hy vọng chúng tôi sẽ không phải hoãn lại, nhưng tại thời điểm này, chúng tôi không chắc chắn 100% về những gì sẽ xảy ra”, chị Jimenez nói.
Các cô gái đội tấm chắn ngăn giọt bắn khi biểu diễn tại đền E Girls ở Bangkok, Thái Lan ngày 4/5. Một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nCoV có thể tồn tại mãi nên người dân toàn cầu phải học cách sống chung với nó.
Bang New South Wales của Australia lần đầu không có thêm ca nhiễm mới
New South Wales, bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 của Australia lần đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong ngày 12/5 kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại nước này.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại bãi biển Bondi ở Sydney, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Từ cuối tháng 2 đến nay, bang New South Wales đã ghi nhận tổng cộng 3.050 ca nhiễm bệnh, trong đó hầu hết là ở thủ đô Sydney, chiếm hơn một nửa số ca bệnh của cả nước (gần 7.000 ca).
Trong số các ca mắc bệnh tại New South Wales, gần 700 trường hợp có liên quan đến du thuyền Ruby Princess cập cảng Sydney hồi tháng 3 vừa qua.
Giới chức New South Wales cho rằng việc không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong ngày 12/5 là dấu mốc quan trọng nhưng có khả năng vẫn còn các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng mà chưa được xác định.
Trong khi đó, giới chức bang đông dân thứ 2 Victoria cùng ngày cho biết bang này sẽ mở cửa trở lại trường học từ ngày 27/5 tới, sớm hơn vài tuần so với dự báo.
Tuy nhiên, việc mở cửa trường học tại bang Victoria sẽ tiến hành theo từng giai đoạn và cấp học. Giờ nghỉ giải lao và giờ ăn trưa sẽ được sắp xếp so le nhau, công tác vệ sinh sẽ được tăng cường và tất cả người lớn phải giữ khoảng cách.
Số ca nhiễm bệnh tại New South Wales và Victoria chiếm phần lớn trong số 6.948 ca mắc và 97 ca tử vong trên toàn Australia.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg cho biết ông vừa xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và đang tự cách ly để chờ kết quả sau khi ông ho nhiều khi phát biểu tại Quốc hội ngày 12/5.
Tại New Zealand, giới chức y tế cho biết nước này không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào trong ngày 12/5, theo đó tổng số ca nhiễm bệnh hiện vẫn ở mức 1.497 người và 21 ca tử vong. Hiện 93% số ca nhiễm bệnh đã được chữa khỏi.
Trước đó, ngày 11/5, Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết New Zealand sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn cảnh báo mức 2 từ ngày 14/5 tới và mở cửa trở lại hầu hết các doanh nghiệp trong vòng 10 ngày tới.
Ủy ban bầu cử New Zealand ngày 12/5 cũng thông báo các biện pháp an toàn nhằm cho phép cuộc bầu cử quốc gia vốn được lên kế hoạch vào tháng 9 tới được diễn ra bất chấp mối đe dọa từ dịch bệnh.
Trong bối cảnh New Zealand dự kiến kết thúc 7 tuần phong tỏa trong những ngày tới, Ủy ban bầu cử cho biết đã thảo luận với giới chức y tế về cách thức tổ chức bầu cử an toàn.
Liệu Indonesia có trở thành 'Italy của Đông Nam Á' trong đại dịch COVID-19? Cho đến thời điểm hiện tại, Indonesia đã vượt qua Philippines trở thành quốc gia có số ca nhiễm chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) nhiều nhất khu vực Đông Nam Á, với 5.923 người mắc bệnh. Bức tranh đường phố tôn vinh các nhân viên y tế ở ngoại ô Jakarta, Indonesia. Ảnh: AP Tỷ lệ tử vong tại nước này cũng...