Canh mít ốc đá lạ lẫm mà thật ngon
Trong một lần công tác tại vùng miền núi An Lão (Bình Định), tôi tình cờ “lạc” vào một hội thi ẩm thực. Ở đó, các món chính dự thi không phải là đặc sản miền núi như thịt heo, dê, bò lúc lắc… mà là các món ăn dân dã, rặt chất địa phương. Đặc biệt là món canh mít ốc.
Thấy tôi chăm chú, chị đầu bếp vui vẻ hỏi đố tôi món gì. Thay vì đợi tôi tìm câu trả lời, chị nói ngay, đây là món canh mít nấu với ốc đá, loại ốc chỉ sống ở những khe suối mát. Theo lời chị, ốc phải được chặt đuôi rồi mang đi ướp gia vị chừng mười lăm phút. Mít thái miếng hơi dày. Cho cả hai vào nồi nấu đến gần chín thì cho nước cốt dừa vào, sau đó nêm gia vị. Khi dọn món, có thể rắc thêm trên mặt tô canh một ít lá ngò gai.
Chị đầu bếp khi nãy cười tươi bảo tôi phải nếm thử mới biết ngon như thế nào. Quả thật khá thú vị, mùi thơm của nước cốt dừa, thoang thoảng vị đặc trưng của ốc, nhưng không quá nồng vì nhờ có mùi ngò gai. Nếm vào đầu lưỡi, nước canh ngọt một cách đậm đà, cổ họng trở nên mát dịu. Ăn thêm miếng mít, mềm và có vị thanh ngọt. Riêng ốc thì phải cầm tay và hút. Do ốc đã được chặt đuôi nên hút dễ dàng, ngon ngọt và lạ miệng…
Tôi tự tổng kết lại trong suy nghĩ của mình, mít và thịt ốc đều được nấu đủ mềm, thấm các mùi vị quyện vào nhau hài hòa, dễ ăn và có cảm giác dễ chịu. Món này phải ăn đúng kiểu, cứ húp một thìa có nước, có mít rồi hút tiếp một con ốc, “thế mới gọi là ăn canh mít ốc”. Chị đầu bếp hóm hỉnh khoe, món này chỉ có ở An Lão mà thôi…
Theo VNN
Canh mít ốc đá Bình Định lạ lẫm
Trong một lần công tác tại vùng miền núi An Lão (Bình Định), tôi tình cờ "lạc" vào một hội thi ẩm thực. Ở đó, các món chính dự thi không phải là đặc sản miền núi như thịt heo, dê, bò lúc lắc... mà là các món ăn dân dã, rặt chất địa phương. Đặc biệt là món canh mít ốc.
Thấy tôi chăm chú, chị đầu bếp vui vẻ hỏi đố tôi món gì. Thay vì đợi tôi tìm câu trả lời, chị nói ngay, đây là món canh mít nấu với ốc đá, loại ốc chỉ sống ở những khe suối mát. Theo lời chị, ốc phải được chặt đuôi rồi mang đi ướp gia vị chừng mười lăm phút. Mít thái miếng hơi dày. Cho cả hai vào nồi nấu đến gần chín thì cho nước cốt dừa vào, sau đó nêm gia vị. Khi dọn món, có thể rắc thêm trên mặt tô canh một ít lá ngò gai.
Chị đầu bếp khi nãy cười tươi bảo tôi phải nếm thử mới biết ngon như thế nào. Quả thật khá thú vị, mùi thơm của nước cốt dừa, thoang thoảng vị đặc trưng của ốc, nhưng không quá nồng vì nhờ có mùi ngò gai. Nếm vào đầu lưỡi, nước canh ngọt một cách đậm đà, cổ họng trở nên mát dịu. Ăn thêm miếng mít, mềm và có vị thanh ngọt. Riêng ốc thì phải cầm tay và hút. Do ốc đã được chặt đuôi nên hút dễ dàng, ngon ngọt và lạ miệng...
Tôi tự tổng kết lại trong suy nghĩ của mình, mít và thịt ốc đều được nấu đủ mềm, thấm các mùi vị quyện vào nhau hài hòa, dễ ăn và có cảm giác dễ chịu. Món này phải ăn đúng kiểu, cứ húp một thìa có nước, có mít rồi hút tiếp một con ốc, "thế mới gọi là ăn canh mít ốc". Chị đầu bếp hóm hỉnh khoe, món này chỉ có ở An Lão mà thôi...
Theo vietbao
Thưởng thức hương vị thịt trâu khô của người Thái Làm khô là cách dự trữ thức ăn rất phổ biến của đồng bào Thái. Thịt trâu khô là một trong những cách dự trữ ấy nhưng hương vị đặc biệt lại khiến nó trở nên hấp dẫn có tiếng. Không phải lúc nào đồng bào Thái ở Sơn La cũng có thể chế biến thịt trâu khô, mà trong dịp tết hay...