Canh măng khô nấu thế này thì đơn giản mà vẫn ngon, mẹ chồng khó tính đến mấy cũng sẽ “ưng cái bụng” liền!
Chị em nhớ ghim cách nấu canh măng khô này lại nha.
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Măng khô 200gr
2. Thịt 500gr sườn heo/giò heo
3. Hành lá 4-5 nhánh
4. Gia vị Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu
Canh măng khô nấu cùng thịt chân giò hoặc sườn heo chính là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng, mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc. Nếu chị em chưa từng tự nấu canh măng khô mà năm nay muốn vào bếp trổ tài, vậy thì cứ thực hiện theo gợi ý của chúng tôi.
Đảm bảo thành phẩm ngon mĩ mãn, cả nhà ai cũng khen!
Canh măng khô nè
Măng khô ngon sẽ có màu vàng nhạt, xen kẽ màu hổ phách và có độ bóng nhẹ. Bạn nên chọn măng có màu tương đối đồng đều nhau, ít xơ. Những loại măng khô có màu vàng sáng, đẹp mắt thì thường đã có tẩm lưu huỳnh để tạo màu sắc bắt mắt cho người mua.
Canh măng khô nấu cùng thịt chân giò là phổ biến nhất. Tuy nhiên, phần thịt chân giò thường nhiều mỡ. Chính vì thế, nếu bạn muốn món canh đỡ ngấy, đỡ mỡ thì có thể dùng sườn heo thay cho thịt chân giò nhé.
Cách nấu canh măng khô
1
Video đang HOT
Sơ chế măng khô
Đây chính là bước tốn nhiều thời gian và công sức nhất khi nấu canh măng khô. Bạn cần ngâm măng khô với nước khoảng 2-3 tiếng (nếu có nước vo gạo để ngâm thì càng tốt nha).
Ngâm xong, đem măng đi rửa khoảng 5-6 nước rồi cho vào nồi nước sôi, luộc khoảng 2-3 lần. Bạn luộc cho tới khi thấy phần nước không còn bị vàng đục nữa là được nha. Cuối cùng, bạn cắt nhỏ măng.
Ngâm, rửa, luộc măng khô rồi thái nhỏ nè
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Nếu dùng thịt chân giò, chị em hãy lấy dao lam cạo sạch phần da để loại bỏ lông và chất bẩn. Sau đó rửa sạch và chặt thịt thành miếng nhỏ. Nếu dùng thịt heo, bạn rửa sạch và chặt nhỏ là được.
Tiếp theo, bạn đun 1 nồi nước sôi và thả thịt chân giò/sườn heo vào trụng sơ khoảng 1 phút rồi vớt ra rửa lại với nước.
Hành lá bỏ gốc, rửa sạch, cắt nhỏ hoặc cắt khúc dài khoảng 2-3 đốt ngón tay đều được.
3
Nấu canh măng
Bạn cho vào nồi khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn và thả phần măng khô đã sơ chế vào. Thêm khoảng 1 thìa cà phê muối và đảo khoảng 1 phút trên ngọn lửa to để măng săn lại. Sau đó, thêm sườn heo/thịt chân giò vào, giảm lửa và đảo khoảng 2 phút.
Đảo măng với thịt trước nha
Tiếp theo, bạn cho vào nồi khoảng 1.2 lít nước, 2 thìa canh hạt nêm, 1-2 thìa canh muối. Khuấy đều vào ninh măng cùng thịt khoảng 1 tiếng trên ngọn lửa nhỏ. Trong quá trình ninh, chị em hãy vớt hết bọt trong nồi canh nếu có nhé!
Vớt bọt để nước canh trong và thơm hơn
Cuối cùng, bạn thêm hành lá vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi múc canh ra bát. Thế là xong!
Thành phẩm nè!
Vậy là chị em đã hoàn thành xong món canh măng khô nấu cùng sườn heo hoặc thịt chân giò rồi đấy. Món canh này ninh càng lâu thì nước canh càng thơm và ngọt thịt.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ nấu được một nồi canh măng thật ngon để “ghi điểm” và có những ngày Tết thật thi vị cùng gia đình.
5 món ăn mẹ thường nấu ngày Tết mà ai cũng từng được nếm
Mâm cơm mẹ chờ, món ăn mẹ nấu có lẽ đã là "thương hiệu" của bất cứ tổ ấm nào. Ngày Tết, mỗi khi nhớ về mâm cơm của mẹ, ta đều không thể quên những món ăn quen thuộc dưới đây.
Mâm cỗ truyền thống ngày Tết nhà nào cũng sửa soạn, bày biện hàng năm (Ảnh: monngonmoingay)
Thịt nấu đông
Thịt nấu đông cũng là một món ăn truyền thống mẹ thường nấu dịp Tết, đây là một món dễ ăn và để được lâu, lại chống ngán rất tốt. Nguyên liệu cho món ngon ngày Tết này là thịt chân giò lợn, bì lợn, nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt cùng các loại gia vị, hạt tiêu... (Ảnh: thucthan)
Canh khổ qua (mướp nhồi thịt)
Món canh khổ qua (ở miền Bắc gọi là mướp đắng), món canh khổ qua nhồi nhịt có rất nhiều ý nghĩa, mẹ thường nấu vào dịp Tết với ý niệm ăn tô canh này thì mọi buồn khổ sẽ qua đi, đón năm mới với những điều tốt lành nhất. Món này thường được người miền Nam nấu trong ngày đầu năm hoặc đêm Giao thừa (Ảnh: Daubepgiadinh)
Thịt kho tàu trứng
Không chỉ quen thuộc với mọi nhà trong các bữa cơm hàng ngày, món thịt kho tàu trứng hay còn gọi là thịt kho hột vịt được nấu vào dịp Tết bởi món ăn này giàu chất dinh dưỡng, ăn trôi cơm và rất đẹp mắt trong mâm (Ảnh: Khám phá)
Hành muối
Là món ăn kèm không thể thiếu khi ăn cùng bánh chưng, hành muối thường được mẹ muối cách Tết cả tuần, để khi cận Tết món hành muối đã hết mùi hăng, chua nhẹ, chấm kèm nước mắm nguyên chất với bánh chưng, mẹ "níu" cả nhà ăn cơm đoàn viên thật dễ dàng (Ảnh: hocnauan)
Canh măng khô
Không thể quên món canh măng khô "kinh điển" mỗi bữa cơm ngày Tết, vị ngai ngái đậm đà hơi sần sật của măng khô cùng với móng giò, lưỡi lợn ninh nhừ, màu vàng đượm nước dùng khiến món ăn trở thành hồi ức khó quên của những đứa con từng được mẹ nấu cho ăn món này (Ảnh: LĐ)
2 Cách nấu canh măng đậm đà cho bữa cơm gia đình Cách nấu canh măng có thể được kết hợp từ măng tươi hoặc măng khô với đa dạng các nguyên liệu mặn khác như sườn, móng giò, cá hay gà... Để có được những bát canh măng đậm đà cho mâm cơm gia đình, bạn thực hiện theo công thức của chúng tôi mách bạn như sau. Cách nấu canh măng đậm đà...