Cảnh lột da cá sấu ở trang trại Việt Nam lên báo Tây
Tổ chức bảo vệ động vật (PETA) đã quay lại cảnh những con cá sấu bị lột da trong khi vẫn còn sống tại một số trang trại ở Việt Nam
Cá sấu bị lột da trong trang trại ở Việt Nam. Ảnh: PETA.
Theo Daily Mail, đoạn video được bí mật quay lại vào tháng 3 và 4.2016, trong cuộc điều tra nạn mua bán da động vật củaC.
Trong đoạn video, những con cá sấu ở một trang trại không nêu tên tại Việt Nam bị giữ chặt trên bàn. Công nhân sau đó cắt cổ và lột da cá sấu.
Cá sấu cuộn tròn trong nơi giam giữ chật hẹp. Ảnh: PETA.
Quá trình lột da còn bao gồm việc dùng một que thép dài đâm xuyên sống lưng con vật để hủy mô thần kinh. Cách này khiến con cá sấu bị tổn thương não, nằm bất động hoàn toàn. Tuy nhiên, một số con vẫn còn giãy giụa khi bị lột da.
“Khi bị lột da, con cá sấu vẫn có thể sống khoảng 4-5 tiếng trước khi chết hoàn toàn”, một công nhân nói trong video.
Video đang HOT
Cá sấu bị nhốt trong các hồ nước bằng bê tông chật hẹp. Ảnh: PETA.
Nhà sinh vật học Clifford Warwick nói với PETA rằng, không có cách nào đảm bảo con vật sẽ chết ngay lập tức khi chọc tủy. Nhiều khả năng chúng vẫn có ý thức và cảm nhận được cơn đau suốt nhiều giờ sau khi lột da.
Phương pháp giết mổ nhân đạo hơn là bắn chết hoặc để chúng bị điện giật, ông Warwick nói. Bên cạnh việc lột da, video do PETA ghi lại, cho thấy những con cá sấu nằm bất động trong chuồng bê tông nhỏ hẹp hơn cả cơ thể của chúng
Công nhân dùng diện để bắt cá sấu. Ảnh: PETA.
Hàng chục con có thể bị nhốt chung trong các hồ nước bằng bê tông. Nhiều con cá sấu có thể đã bị nhốt trong các hố bê tông suốt hơn một năm. Warwick mô tả, hành động này gây căng thẳng quá mức đối với những con cá sấu to lớn.
Kết thúc quá trình, da cá sấu được đưa đến xưởng để sản xuất túi xách, giày và quai đồng hồ. Ingrid Newkirk, giám đốc điều hành của PETA cho biết, tổ chức này kêu gọi mọi người trên thế giới không mua sản phẩm làm từ da động vật để ngăn các loài bò sát bị cầm tù, tàn sát và lột da sống.
Theo Đăng Nguyễn – Daily Mail (Dân Việt)
Hoàng tử William: Động vật hoang dã sẽ tuyệt chủng vì chính chúng ta
Tại hội nghị về chống buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã lần 3, Việt Nam cam kết sẽ làm hết sức mình trong cuộc chiến này.
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Hà Nội về chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã diễn ra trong hai ngày 17 - 18/11 tại Hà Nội, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước cho biết, tại Việt Nam, nạn buôn bán trái pháp luật các loại động vật, thực vật hoang dã chưa được ngăn chặn. Việt Nam nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh ngăn tội phạm trong lĩnh vực này.
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước cho biết, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tham gia quyết liệt cuộc chiến chống buôn bán động, thực vật hoang dã. Ảnh: H.Hải
Theo đó, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ sinh cảnh sống của các loài sinh vật trong tự nhiên. Việt Nam cũng là quốc gia sớm tham gia các Công ước liên hợp quốc về đa dạng sinh học; Công ước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Nhà nước Việt Nam cũng ưu tiên thành lập các lực lượng chuyên trách thừa hành pháp luật trong lĩnh vực này...
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đa dạng, bảo tồn sinh học, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã. Như việc bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn tài nguyên và tăng trưởng kinh tế; việc thay đổi nhận thức và sinh kế của một bộ phận dân cư phải sống dựa vào sự đa dạng tài nguyên sinh học; việc thay đổi nhu cầu và thói quen tiêu dùng các sản phẩm động, thực vật hoang dã; vấn đề hợp tác quốc tế, ngăn chặn vận chuyển hàng hóa là các vật, động thực vật hoang dã; rồi việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trong lĩnh vực này... cũng có những hạn chế nhất định.
"Đặc biệt, trong những năm gần đây, hoạt động buôn bán trái pháp luật các loài thực, động vật hoang dã không còn nằm trong khuôn khổ quốc gia mà đã ở quy mô toàn cầu, có chiều hướng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. Đặc biệt là hiện tượng buôn bán ngà voi, tê tê, sừng tê giác, các loài mèo lớn... với sự tham gia của các mạng lưới tội phạm có tổ chức quốc tế, đe dọa sự sinh tồn của nhiều loài nguy cấp, gây bất ổn anh ninh, xã hội", bà Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh.
Vì thế, Phó Chủ tịch nước cho rằng, vấn đề chống buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã là vấn đề toàn cầu. Để bảo vệ hiệu quả các loài động, thực vật hoang dã cần chú trọng, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như hoàn thiện thể chế, pháp luật, thực thi pháp luật; xóa bỏ thị trường tiêu thụ bất hợp pháp; thực hiện các chiến dịch giảm và không còn tiêu dùng động, thực vật hoang dã trái phép; phát triển sinh kế bền vững cho những cộng đồng dân cư sống trong các khu bảo tồn thiên nhiên....
Hoàng tử William chụp ảnh, kêu gọi bảo vệ tê giác. Ảnh: H.Hải
Là một người tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã, tại hội nghị, Hoàng tử Anh William cho rằng hiện tượng này đang rất khủng hoảng, và cần có ý kiến, hành động mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.
"Nhiều người hỏi, tại sao lại có tình trạng khủng hoảng, đe dọa sự tuyệt chủng các loài động vật hoang dã. Đó là do còn tồn tại hành vi buôn bán, sử dụng trái pháp luật các động vật này. Đây là hành vi vô cùng nghiêm trọng và phải chấm dứt. Mọi người cần nhận thức rõ, động vật hoang dã sẽ bị tuyệt chủng và chính nhu cầu sử dụng là động lực cho việc buôn bán trái phép", Hoàng tử William phát biểu.
Hoàng tử William cũng bày tỏ lời cảm ơn sự tham gia của các quốc gia trong cuộc chiến chống buôn bán trái pháp luật các động, thực vật hoang dã, vì tương lai của thế hệ sau.
Cũng tại phiên khai mạc, Phó Tổng thư kí Liên hợp quốc nhận định, Việt Nam là một quốc gia đa dạng về hệ sinh vật, có nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như hổ, tê tê... Việt Nam cũng là một trong những địa điểm chuyển tiếp cho các hoạt động buôn bán như hổ, ngà voi. Ông đánh giá cao Việt Nam cũng như các nước đã cam kết mạnh mẽ về chính trị để đấu tranh chống lại hoạt động này. Liên hợp quốc cũng sẽ luôn ở bên cạnh các quốc gia trong cuộc chiến bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã.
Hội nghị quốc tế chống buôn bán trái phép động vật hoang dã là sáng kiến của Chính phủ Anh, lần đầu được tổ chức ở thủ đô London năm 2014; lần hai ở Kasane, Botswana. Hoàng tử William là Chủ tịch của United for Wildlife (Đoàn kết vì Động vật Hoang dã), dự án liên hiệp giữa 7 tổ chức bảo vệ động vật hoang dã lớn nhất thế giới, dưới sự chủ trì của Quỹ từ thiện Hoàng gia Anh. Việt Nam là quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị lần thứ 3.
Hội nghị có sự tham dự của các Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ chuyên ngành, các Trưởng đoàn có 46 quốc gia, Liên minh Châu âu, 7 tổ chức quốc tế, hơn 40 tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ... Dự kiến, sau hội nghị, một Tuyên bố Hà Nội về chống buôn bán trái pháp luật các loài động thực vật hoang dã sẽ được đưa ra.
Hồng Hải
Theo Dantri
Nguyên nhân 13 người bị khỉ cắn, gây thương tích tại Tây Ninh Liên quan đến sự việc khỉ dữ xuất hiện tại rừng thiên nhiên trong nội ô Tòa Thánh (huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) và gây thương tích cho một số du khách, ngày 25/10, ông Mang Văn Thới, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh cho biết nguyên nhân. Du khách vui đùa với khỉ. (Ảnh minh họa....