Canh lợn rừng, dùng AK-47 bắn rơi máy bay ném bom của Mỹ Chuyện chỉ có ở Việt Nam!
Một chiếc máy bay ném bom “bò” sát ngọn cây, trông lù lù như cánh phản. Lập tức Dung đứng dạng chân thủ thế và tỳ chắc khẩu AK-47 vào vai, kéo một điểm xạ dài.
Canh lợn rừng, dùng AK-47 bắn rơi máy bay ném bom của Mỹ – Chuyện chỉ có ở Việt Nam!
Mùa xuân năm 1967 đến với cả nước ta trong niềm vui chiến thắng. Tin vui từ tiền tuyến lớn dội về náo nức. Quy mô tác chiến của Quân giải phóng miền Nam ngày càng lớn, đòi hỏi sự chi viện của hậu phương ngày càng nhiều. Nhịp độ vận chuyển trên các tuyến giao thông chiến lược tăng dồn dập.
Địch lồng lộn đánh phá các tuyến vận tải chiến lược của ta. Chỉ riêng tháng 3 năm 1967, trên hai trục đường 12 và 15 địch đã đánh phá 543 trận.
Cuối tháng 3 năm 1967, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 lệnh cho Trung đoàn phòng không 280 (Đoàn Hồng Lĩnh Anh hùng LLVTND) gấp rút hành quân vào miền Tây Quảng Bình, bảo vệ hai tuyến đường chiến lược (đường 12 và đường 15). Thế là Trung đoàn nhổ neo, chấp hành mệnh lệnh của Quân khu.
Những cơn mưa đầu mùa áo đến rồi ào đi, chen nhau với nắng. Các chiến sĩ Trung đoàn 280 đội nắng, đội mưa đi về phía trước. Đêm hành quân, ngày dạt vào các thôn xóm ven đường tạm nghỉ rồi đêm đến lại đi.
Trường Sơn: Những tên núi nghe đến lạ lùng: Đá Đẽo, Cổng Trời, Khe Ve, Tang Núng,…
Trường Sơn: Trước mắt người lính là rừng, sau lưng người lính là rừng bát ngát mênh mông và những con đường độc đạo bò cheo leo bên miệng vựng, ở đây đêm đêm xe rì rầm đi qua.
Dạo đó Ban hậu cần có trồng một rẫy sắn ở xã Hồng Sơn (phía Tây Quảng Bình). Sắn mới làm củ non, lợn rừng đã kéo nhau từng đàn ra ủi, phá. Vì thế, đêm nào thượng sĩ Hoàng Văn Dung cũng phải đi canh rẫy. Lên rẫy bao giờ Dung cũng mang theo một khẩu AK-47 đầy ắp đạn.
Và anh thường nói đùa với anh em trong ban: “Hễ nghe súng nổ, các anh cử người lên rẫy khênh lợn lòi về ăn thịt!”
Hôm ấy là một đêm rằm. Trăng đẹp và sáng tới mức Dung không sao ngủ được. Tuy biết lợn rừng không mấy khi đi sục sao trong đêm trăng sáng thế này, nhưng Dung vẫn khoác súng lên rẫy.
Đang dạo quanh rẫy sắn, Dung bỗng nghe tiếng bom bi nổ ran ngoài bến phà Xuân Sơn. Rồi một chiếc máy bay ném bom B-57 “bò” sát ngọn cây, bay thẳng về phía Dung.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Máy bay ném bom B-57 bị cao xạ bắn rơi.
Chiếc máy bay là thấp quá, trông lù lù như cánh phản. Lập tức Dung đứng dạng chân thủ thế và tỳ chắc khẩu AK-47 vào vai, kéo một điểm xạ dài.
Chiếc máy bay ném bom B-57 bay qua, quạt gió mát rượi trên đầu Dung. Nhưng Dung nhìn theo mãi mà chẳng thấy nó ngóc đầu lên ở hướng nào cả.
Sáng hôm sau, trinh sát nhìn thấy xác một chiếc B-57 trong một bìa rừng. Cánh và bụng của nó lỗ chỗ vết đạn súng bộ binh.
(Theo Thời đại)
"Choáng" trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay
Những "người khổng lồ" trong lĩnh vực hàng không chủ yếu tập trung vào chủng loại máy bay vận tải.
"Choáng" trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay
Antonov An-225 Mriya là máy bay vận tải lớn nhất thế giới, nó có chiều dài 84 m; sải cánh 88,4 m; chiều cao 18,1 m; diện tích cánh 905 m2; trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 640 tấn.
Với kích cỡ khổng lồ của mình, An-225 dễ dàng biến các loại phi cơ khác trở thành chú bé khi đứng bên cạnh.
Kích thước của An-225 vượt trội hoàn toàn cả máy bay chở khách Boeing 747 nổi tiếng.
Tuy rằng bị An-225 áp đảo nhưng Boeing 747 vẫn là một "người khổng lồ" trên bầu trời, trong ảnh là hai chiếc Boeing 747 và Boeing 737 của hàng không Israel.
An-225 được dự báo sẽ giữ vững ngôi vị của mình thêm nhiều năm nữa, hiện vẫn chưa xuất hiện bất cứ bản thiết kế nào đủ khả năng đe dọa đến nó.
Máy bay vận tải lớn nhất của Không lực Hoa Kỳ - chiếc Lockheed C-5 Galaxy cũng sở hữu những thông số hết sức ấn tượng, bao gồm chiều dài 75,31 m; sải cánh 67,89 m; chiều cao 19,84 m; diện tích cánh 576 m2; trọng lượng cất cánh tối đa 381 tấn.
Kích thước của C-5 Galaxy lớn gấp hơn 2 lần so với máy bay vận tải nổi tiếng C-130 Hercules.
Antonov An-22 Antei từng là máy bay vận tải lớn nhất thế giới, hiện tại nó vẫn giữ ngôi vị vận tải cơ cánh quạt đồ sộ nhất hành tinh, chiếc An-22 có chiều dài 57,9 m; sải cánh 64,4 m; chiều cao 12,53 m; diện tích cánh 345 m2; trọng lượng cất cánh tối đa 250 tấn.
Máy bay ném bom siêu âm cánh cụp cánh xòe B-1B Lancer của Không quân Mỹ được hộ tống bởi 4 chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon.
"Pháo đài bay" B-52 của Mỹ trên sân đỗ, bên cạnh 2 chiếc Tu-95 Bear và An-124 Ruslan của Nga.
Hai chiếc máy bay vận tải hạng nặng do Nga chế tạo, An-124 (trái) và Il-76 (phải).
Nếu như tấm ảnh trên trông chiếc Il-76 có vẻ cũng "xoàng" thì khi nhìn nó đứng cạnh chiếc MiG-29, chắc hẳn mọi người sẽ có suy nghĩ khác.
Mil V-12 là trực thăng lớn nhất từng xuất hiện trên trái đất với kích thước dài 37 m; sải cánh 67 m; chiều cao 12,5 m; đường kính rotor 2 x 35 m; diện tích rotor lên tới 962 m2; trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn. Trong ảnh là chiếc V-12 đứng cạnh chiếc Mi-2.
Tuy vậy Mil V-12 chỉ là một mẫu thử nghiệm, còn chiếc trực thăng lớn nhất thực chất phải là Mi-26, nó có chiều dài 40,025 m; chiều cao 8,145 m; đường kính rotor 32 m; trọng lượng cất cánh tối đa 56 tấn.
KC-10 hiện là chiếc máy bay tiếp dầu lớn nhất của Không quân Mỹ với chiều dài 55,35 m; sải cánh 50,41 m; chiều cao 17,7 m; diện tích cánh 367,71 m2; trọng lượng cất cánh tối đa 267 tấn, nó đang nạp nhiên liệu cho tiêm kích hạm F/A-18C của Hải quân Mỹ.
(Theo Soha News)
Cuộc chiến Aleppo: Nga dồn sức cho trận tuyến cuối cùng? Nga cùng quân đội Syria bắt đầu triển khai các kế hoạch nhằm tấn công vào các vị trí của phiến quân IS tại thành trì cuối cùng Aleppo. Nga tái không kích ở Syria Ngày 15/11, các máy bay chiến đấu của Nga và quân đội Syria tiếp tục tiến hành không kích vào các vị trí do phiến quân kiểm soát...