Cảnh khốn khổ của người tị nạn Burundi
Hàng nghìn người tị nạn Burundi đang sống trong tình cảnh khốn cùng, khi chạy sang các nước láng giềng để tránh xung đột đẫm máu ở quê nhà.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo ở Tanzania khi hàng nghìn người tị nạn Burundi lũ lượt về nơi đây để tránh những cuộc xung đột ở quê nhà. Các chuyên gia y tế khuyến cáo áp dụng các biện pháp khẩn cấp ở tỉnh Kigoma giáp biên với Burundi, sau khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp và bệnh tả trong cộng đồng người tị nạn Burundi. Các binh sĩ truy bắt những người biểu tình chống đối Tổng thống Pỉerre Nkurunziza ở ngoại ô Thủ đô Bujumbura (Burundi). Binh sĩ canh gác trên các đường phố ở thủ đô Burundi sau cuộc đảo chính bất thành. Những người tị nạn Burundi ngày đêm túc trực ở làng chài nhỏ Kagunga nằm ven bờ hồ Tanganyika (Tanzania) để chờ phà MV Liemba đưa họ tới một vùng an toàn ở miền nam. Hai em nhỏ người Burundi nằm ngủ gục trên tấm vải bạt ở sân vận động hồ Tanganyika, tỉnh Kigoma. Người phụ nữ giữ chiếc ô để che đi cái nắng gay gắt trong lúc ngồi chờ phà MV Liemba tới. Dân tị nạn Burundi đứng chờ phà. Những người tị nạn kiên nhẫn ngồi chờ ở sân vận động Hồ Tanganyika để xe đưa tới trại Nyarugusu. Điều kiện sống của người dân tị nạn Burundi trong các lều trại là vô cùng khốn khổ. Họ ngủ trên các tấm vải bạt và nấu nướng ngoài trời. Lỉnh kỉnh đồ đạc bên người, họ lần lượt lên con thuyền để tới thị trấn cảng Kigoma. Một em bé tị nạn Burundi đang được bác sĩ truyền thuốc ở căn lều y tế dã chiến được dựng ngay sân vận động Hồ Tanganyika.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo ở Tanzania khi hàng nghìn người tị nạn Burundi lũ lượt về nơi đây để tránh những cuộc xung đột ở quê nhà.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo áp dụng các biện pháp khẩn cấp ở tỉnh Kigoma giáp biên với Burundi, sau khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp và bệnh tả trong cộng đồng người tị nạn Burundi.
Các binh sĩ truy bắt những người biểu tình chống đối Tổng thống Pỉerre Nkurunziza ở ngoại ô Thủ đô Bujumbura (Burundi). Binh sĩ canh gác trên các đường phố ở thủ đô Burundi sau cuộc đảo chính bất thành.
Video đang HOT
Những người tị nạn Burundi ngày đêm túc trực ở làng chài nhỏ Kagunga nằm ven bờ hồ Tanganyika (Tanzania) để chờ phà MV Liemba đưa họ tới một vùng an toàn ở miền nam.
Hai em nhỏ người Burundi nằm ngủ gục trên tấm vải bạt ở sân vận động hồ Tanganyika, tỉnh Kigoma.
Người phụ nữ giữ chiếc ô để che đi cái nắng gay gắt trong lúc ngồi chờ phà MV Liemba tới.
Dân tị nạn Burundi đứng chờ phà.
Những người tị nạn kiên nhẫn ngồi chờ ở sân vận động Hồ Tanganyika để xe đưa tới trại Nyarugusu.
Điều kiện sống của người dân tị nạn Burundi trong các lều trại là vô cùng khốn khổ. Họ ngủ trên các tấm vải bạt và nấu nướng ngoài trời.
Lỉnh kỉnh đồ đạc bên người, họ lần lượt lên con thuyền để tới thị trấn cảng Kigoma.
Một em bé tị nạn Burundi đang được bác sĩ truyền thuốc ở căn lều y tế dã chiến được dựng ngay sân vận động Hồ Tanganyika.
Theo_Kiến Thức
Cô gái khốn khổ vì bỗng nhiên thành "công chúa thịt lợn"
Những bức ảnh với tiêu đề "công chúa thịt lợn" đang là tiêu điểm của truyền thông và cư dân mạng Đài Loan trong những ngày qua.
Làn da trắng trẻo, vóc dáng thanh mảnh cùng gương mặt xinh xắn, cô gái bán thịt lợn ở khu chợ phía Đông Đài Bắc khiến nhiều người không khỏi xao xuyến, nán lại ngắm nhìn.
Nàng "công chúa thịt lợn" trong các bức ảnh đang gây sốt cộng đồng mạng là cô gái 25 tuổi tên Trương Thái Tiệp, hiện tại đang sinh sống và buôn bán cùng gia đình ở Đài Loan.
Thái Tiệp cho biết gia đình cô đã có ba thế hệ liên tiếp kinh doanh thịt lợn. Và thậm chí đã tốt nghiệp khoa Triết của trường Đại học Furen, cô gái xinh đẹp này vẫn quyết định quay trở về để giúp gia đình kinh doanh.
Những hình ảnh Trương Thái Tiệp bán thịt đang gây bão mạng Đài Loan.
Bất ngờ trở nên nổi tiếng với biệt danh "công chúa thịt lợn", Thái Tiệp tâm sự:"Dường như cái mỹ từ gắn với thịt lợn ấy không hẳn là tốt, cảm giác như bị trêu chọc vậy".
Được nổi tiếng một cách nhanh chóng và bất ngờ, cuộc sống của Trương Thái Tiệp gặp không ít đảo lộn. Cô luôn gặp những tình huống "dở khóc dở cười" khi đi đâu cũng được gọi là "chị thịt lợn", "em thịt lợn".
Không chỉ vất vả bán thịt lợn ở chợ, Thái Tiệp luôn tìm cách mày mò để đổi mới phương pháp kinh doanh, mở rộng thị trường nhằm giúp đỡ việc kinh doanh của gia đình.
Một vài hình ảnh của Trương Thái Tiệp:
Theo soha
Đảo chính ở Burundi Theo đề nghị của Pháp, Hội đồng Bảo an LHQ tổ chức họp khẩn vào ngày 14-5 (giờ địa phương) để tham vấn về tình hình Burundi (Đông Phi). Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, Mỹ và EU đã kêu gọi các bên ở Burundi kiềm chế. Hôm trước đó, đúng lúc Tổng thống Pierre Nkurunziza sang Tanzania tham dự hội nghị Cộng...