Cảnh khó tin ở ngôi làng ‘trên trời’ leo hơn 2500 bậc mới tới
Nằm ở độ cao hơn 800m chênh vênh trên vách núi, để tới được đây, người dân phải leo mỗi ngày hơn 2500 bậc thang.
Đi trên 2.556 bậc thang ở cầu thang thép để tới làng
Ngôi làng hẻo lánh 200 năm tuổi Atulieer nằm ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, từng nổi tiếng khắp thế giới khi những bài viết trên các trang báo quốc tế chia sẻ hình ảnh những đứa trẻ đi học bằng cầu thang chênh vênh dựng như thẳng đứng trên sườn núi.
Cảnh trẻ nhỏ trong làng leo trên thang gỗ chênh vênh để xuống núi, tới trường mỗi ngày, từng gây sốc với báo chí thế giới
Đó cũng là lối đi hàng ngày, là cách duy nhất để người dân trong làng có sự kết nối với thế giới bên ngoài. Đây là chiếc cầu thang được ví như “bắc lên trời”.
Để đi từ làng xuống dưới, người dân mất tới 2 tiếng. Phương tiện này còn để người dân trèo lên trèo xuống hàng ngày đi chợ, tới trường, thậm chí tới bệnh viện sinh con, bất chấp những nguy hiểm rình rập mỗi ngày.
Thời điểm chưa có bậc thang bằng thép thì đây là lối đi duy nhất để dân làng ra ngoài, kết nối với thế giới bên ngoài
Ban đầu, cầu thang chỉ làm bằng gỗ ọp ẹp. Nhưng sau đó, chính quyền địa phương đã thay thế bằng cầu thang bằng thép chắc chắn với 2.556 bậc lên xuống, có tay vịn, nhằm rút ngắn thời gian đi lại của người dân cũng như đảm bảo sự an toàn hơn trước.
Cũng kể từ đó, khách du lịch biết tới làng Atulieer nhiều hơn. Những năm gần đây, ngôi làng hẻo lánh nằm ở phía tây nam này đã trở thành điểm đến hút khách du lịch.
Nếu như năm 2016, làng Atulieer đứng đầu trong danh sách giảm nghèo của Trung Quốc, thì năm 2019, làng thu hút khoảng 100.000 khách tới tham quan, mang lại gần 1 triệu Nhân dân tệ thu nhập cho người dân ở Atulieer.
Theo chia sẻ của trưởng thôn Pacha Youge, kể từ khi cầu thang thép đi vào sử dụng, ngôi làng cũng có thêm nhiều tiện ích khác như điện, nước và mạng Internet.
“Thanh niên trong làng bắt đầu dùng điện thoại thông minh để livestream trên mạng xã hội. Chúng tôi có sự kết nối gần gũi hơn với bên ngoài. Người làng Atulieer ra vào dễ dàng hơn, còn du khách tới làng nhiều hơn”, anh Youge nói.
Nơi này đã trở thành điểm đến mới thu hút khách du lịch
Trước mắt, chính quyền địa phương đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống cáp treo đưa du khách lên đỉnh núi. Những dịch vụ du lịch mới dự kiến sẽ mang thêm nhiều nguồn thu cho người dân, cải thiện cuộc sống. Khoảng 630 triệu Nhân dân tệ được đầu tư để biến Atulieer thành ngôi làng du lịch trong tương lai.
Làng "ma" ở Italia sống lại sau gần một thể kỷ bị nhấn chìm
Fabbriche di Careggine thuộc tỉnh Lucca, vùng Tuscany, là ngôi làng cổ được xây dựng từ thế kỷ 13 và bị bỏ hoang từ năm 1947 do ngập nước nên còn được gọi là 'làng ma'.
Thông tin ngôi làng có thể lộ diện trở lại trở thành đề tài 'hot' đối với những người yêu tích du lịch khám phá, theo The Lonely Planet.
Làng Fabbriche di Careggine nằm giữa những ngọn núi tại miền Trung nước Ý thơ mộng, ra đời vào thế kỷ thứ 13 và là nơi những người thợ rèn sắt cư ngụ. Một con đập được xây dựng trên con sông Edron gần đó kéo theo sự xuất hiện của hồ nhân tạo Vagli, khiến toàn bộ ngôi làng bị nhấn chìm trong nước. Hồ này đã được rút nước tất cả bốn lần từ ngày nó được xây dựng, lần cuối cùng là vào năm 1944.
Theo dự kiến, làng Fabbriche di Careggine có thể tái xuất hiện trên bề mặt vào năm 2021.
Làng Fabbriche di Careggine ra đời vào thế kỷ thứ 13 và là nơi những người thợ rèn sắt cư ngụ (Nguồn ảnh: Alessio Catelli)
Tin đồn hồ Vagli sẽ được rút nước lần nữa được đăng lên lần đầu tiên trên mạng xã hội Facebook. Công ty sở hữu con đập và cũng là người nắm trong tay quyết định có nên rút cạn hồ hay không nói rằng việc này rất khả thi, và họ coi nó là một phần kế hoạch giúp thu hút du khách tham quan. Điều này có nghĩa là những vị du khách sẽ có cơ hội tuyệt vời được tận mắt nhìn thấy ngôi làng cổ có tuổi đời hơn 70 năm Fabbriche di Careggine và dạo quanh những con đường đã từng chìm sâu 35 mét dưới mặt nước.
(Nguồn ảnh: Atlantide Phototravel / Getty Images)
những vị du khách sẽ có cơ hội tuyệt vời được tận mắt nhìn thấy Fabbriche di Careggine và dạo quanh những con đường đã từng chìm sâu 35 mét dưới mặt nước.
Lần cuối cùng làng Fabbriche di Careggine trồi lên là vào năm 1944, và sự kiện này đã thu hút hàng trăm khách du lịch kéo tới thị trấn Lucca ở Tuscany, để được ngắm nhìn báu vật dưới đáy hồ này.
Việc rút nước hồ Vagli đã được thảo luận nhưng hiện chưa có thời gian chính thức.
"Phố núi dài hun hút... Pleiku ơi...!" Pleiku bây giờ vẫn những con dốc ấy nhưng nhà cao tầng mọc lên, làm con dốc có vẻ lùn xuống. Đâu còn dáng vẻ liêu xiêu, chênh vênh của Phố Núi xưa. Góc phố Pleiku. Ảnh: Trần Tiến "Phố núi cao phố núi trời gần Phố xá không xa nên phố tình thân Đi dăm phút đã về chốn cũ Một buổi...