Cảnh khổ của người phụ nữ bị hãm hiếp lây HIV cho chồng
Cô nghe một người bạn cùng đi mua thóc kể chuyện gã yêu râu xanh hiếp cô lần trước đã chết, nghe nói là chết vì HIV gì đó. Thật đau đớn cô biết mình đã trách oan chồng, cô mới chính là người giết cả gia đình. Cô đưa các con về nhà, xin lỗi và chăm sóc chồng được khoảng 3 tháng thì anh qua đời.
Ảnh minh họa
Nhà tôi và nhà cô ở cạnh nhau nên tôi biết và hiểu rất rõ hoàn cảnh, tính cách của cô. Cô sinh ra trong một gia đình nông dân chất phác ở một vùng quê nghèo ở Hà Nam nên ngay từ khi còn nhỏ, cho đến khi trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và đi lấy chồng, cô luôn sống rất có chừng mực, chăm chỉ và khéo léo. Chồng cô cũng là một anh nông dân bình thường như bao người khác. Duyên trời và sự sắp đặt giữa hai bên gia đình đã cho cặp uyên ương này trở thành vợ chồng trong niềm vui của tất cả người thân, bạn bè.
Cưới nhau được một thời gian, cô mang bầu và cứ hai năm lại sinh thêm một bé nữa. Trong vòng 9 năm kể từ khi về nhà chồng cô đã sinh cho nhà chồng được 5 đứa cháu khỏe mạnh, xinh xắn. Nhưng khổ nỗi, những đứa trẻ này đều là gái nên bố mẹ chồng cô cũng không được vui lắm, mặc dù họ chưa bao giờ ca thán về việc này. Nhưng vốn dĩ khéo léo nên cô đoán được nỗi buồn đó của họ. Dù sao họ cũng sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong ngôi làng này nên tư tưởng, suy nghĩ của họ không thể thoát ra khỏi tư tưởng truyền thống của người dân ở đây được. Biết vậy, cô lại càng cố gắng làm việc chăm chỉ, yêu thương, chăm sóc bố mẹ chồng chu đáo để họ đỡ tủi.
Về phần chồng cô, khi sinh đến đứa con gái thứ hai, anh đã không vui nhưng vì thương và hiểu vợ nên cũng không ca thán gì. Anh cùng vợ cố gắng kiếm thật nhiều tiền để nuôi dạy các con và trong thâm tâm luôn mong một ngày nào đó trời phật sẽ thương mà cho vợ chồng mình một đứa con trai để sau này anh chết đi còn có người hương khói.
Video đang HOT
Thế rồi niềm vui vỡ òa khi lần này cô lại có bầu. Được 3 tháng, cô đi siêu âm thì bác sỹ nói cái thai là con trai. Hai vợ chồng cô mừng lắm, thầm cảm ơn ông trời đã linh ứng lời cầu nguyện của mình. Nhưng không ngờ đứa bé này lại chính là nỗi đau của cuộc đời cô, là nỗi dằn vặt mà có lẽ bây giờ khi ở “suối vàng” cô cũng không nhắm mắt được. Nó chính là mầm họa lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS cho cả gia đình đang êm ấm của cô mà đến khi gần đất xa trời cô mới lờ mờ hiểu ra.
Câu chuyện buồn này bắt đầu khoảng 3 năm trước đây. Vì hoàn cảnh gia đình đông con, túng thiếu, ngoài những thời điểm mùa vụ, cô cùng mấy chị em trong làng đi làm hàng sáo, thu mua thóc ở trong làng và các xã bên cạnh để bán lại cho thương lái, kiếm lời. Vào một buổi trưa tháng 4/2008, khi đang đạp xe rao mua thóc thì cô được một người đàn ông gọi bán. Ông ta nói là muốn bán ít thôi nên chỉ cần một người vào mua, không cần nhiều. Không lường trước được âm mưu của hắn, cô để người bạn đi mua tiếp, khấp khởi vào mua nhanh số thóc đó để về sớm chăm sóc các con. Khi đang lấy thóc từ nhà buồng ra để chuyển sang bao của mình, cô bất ngờ bị tên chủ nhà hiếp. Cô chống trả quyết liệt nhưng có lẽ sức vóc của một bà mẹ đã 5 lần sinh con này không thể cự lại được tên yêu râu xanh kia. Cô đành tủi phận chịu oan ức. Quan hệ xong, tên yêu râu xanh có nói: “Về nhà đừng cho chồng quan hệ”. Lúc này tai cô đang ù lên, cô đạp xe thật nhanh về với các con, ôm chúng vào lòng, khóc nức nở.
Mấy ngày sau, chồng cô đi làm xa về. Để chồng không phải lo lắng vì những chuyện không đâu, cô đã không tâm sự chuyện bị hiếp với chồng. Hai vợ chồng cô vẫn quan hệ bình thường. Và dĩ nhiên, kết quả của lần quan hệ này là cô có thai lần thứ 6 và sinh ra một bé trai khỏe mạnh.
Sau khi sinh bé Tuấn, cô thấy sức khỏe của mình không được như trước, rất hay bị ốm vặt. Cứ nghĩ là mình đã có tuổi nên mới bị như vậy, cô toàn tâm toàn ý chăm lo cho cậu hoàng tử của mình. Đặc biệt hơn, sức khỏe của chồng cô dạo này cũng rất khác, cũng hay ốm vặt, người tái xanh và mệt mỏi. Một thời gian sau, trên người anh bắt đầu xuất hiện những vết lở loét, dùng thuốc chữa trị mà vẫn không khỏi. Cực chẳng đã, cô khuyên chồng lên Hà Nội khám xem bị bệnh gì. Một tuần sau, bệnh viện gửi kết quả cho biết chồng chị bị nhiễm HIV, chỉ còn sống được một thời gian ngắn nữa. Cô hoàn toàn suy sụp. Cô nghĩ chắc chắn căn bệnh này là do chồng mình cô gieo rắc, chứ cô có lăng nhăng với ai đâu. Rồi cô và cậu con trai mới sinh cũng khăn gói lên thành phố khám bệnh và họ đều có kết quả dương tính. Không chịu nổi cú sốc này, cô đem các con sang ở nhờ trong một căn nhà hoang ở làng bên, mặc cho chồng cô thề thốt van xin.
Được khoảng một tháng, cô nghe một người bạn cùng đi mua thóc kể chuyện gã yêu râu xanh hiếp cô lần trước đã chết, nghe nói là chết vì HIV gì đó. Thật đau đớn cô biết mình đã trách oan chồng, cô mới chính là người giết cả gia đình. Cô đưa các con về nhà, xin lỗi và chăm sóc chồng được khoảng 3 tháng thì anh qua đời.
Sau đó vài tháng cô cũng qua đời, bỏ lại 6 đứa con nheo nhóc. Đứa lớn nhất khi đó mới 18 tuổi. Chính nó cũng không hiểu vì sao bố mẹ lại ra đi nhanh như vậy. Chỉ nghe người làng xì xào và xa lánh gia đình nó. Tụi bạn thường ngày vẫn đến rủ nó đi chơi giờ mất tăm. Lũ trẻ con trong xóm bị cấm chơi với chị em nhà nó.
Tính đến ngày cô qua đời thì đứa bé nhất mới được gần 2 tuổi. Cũng như các chị của nó, nó không hiểu gì, suốt ngày khóc đòi mẹ.
Theo Vietnamnet
Nhớ tiếng gọi đò
Nhà tôi ở bờ Bắc sông Vu Gia (Quảng Nam), còn huyện lỵ nằm phía bờ Nam nên chuyện đi lại khó khăn thập phần, nhất là vào mùa mưa lụt. Trước năm 1995, học sinh cấp 3 (thời của tôi là cấp 2) quê tôi phải ở trọ nhà bà con hoặc quen biết bên bờ Nam chứ không thể đi về hằng ngày được bởi đò giang cách trở.
Mỗi làng có dăm ba ngôi nhà ngói là nhiều, trong đó phân nửa là nhà ngói quà (mái lợp ngói, vách bằng phên tre trét cứt trâu), còn lại là nhà tranh, phên tre, cột bằng gốc tre. Nhà nào có được cái chuồng cu (4 cây cột gỗ ghép mộng xuyên trính ở gian giữa), còn lại là tranh tre đã thuộc vào hạng khá giả. Đò ngang là chiếc ghe đan trét dầu rái. Người chèo đò là dân vạn chài ven sông. Người trong làng đi đò không phải trả tiền, tới mùa họ đến nhà lấy lúa. Tôi không nhớ bao nhiêu song nghèo cả làng, cả xã chắc họ cũng nghèo theo. Mấy người con gia đình vạn chài đi học với tôi hồi nhỏ, dường như tới lớp ba rồi nghỉ. Tôi biết tóm lưỡi câu, cắm câu là nhờ những người bạn ấy.
Ảnh : TRẦN CHÍ KÔNG
Sau ngày giải phóng, người dân vạn chài ở quê tôi được cấp đất ruộng như người trên bờ nên cuộc sống họ dần dần khá lên nhờ có thêm nghề làm cá và đưa đò. Mưa ở quê tôi cứ sùi sụt suốt ngày nên đường lầy lội, có nơi bùn ngập ống quyển. Hồi nhỏ, mẹ tôi phải nhờ mấy anh lớn hơn trong xóm cõng giúp khi tôi đi học mà gặp phải những chỗ bùn sâu. Hòa bình lập lại, đường làng quê tôi cũng thế. Và đến thời điểm ấy, tôi mới hiểu thế nào là "mưa đen trời thối đất". Bây giờ, mỗi lần nghĩ về quê nhà, tôi vẫn nhớ đến những mái nhà tranh với khói lam chiều, nhớ những ngày "mưa đen trời thối đất", nhớ gian bếp nhà ai trong mùa mưa lụt vừa để nấu ăn vừa chất củi rều (những cành khô trôi từ thượng nguồn xuống) xung quanh ông kiềng cho khô để làm chất đốt nên khói mịt mù...
Trời tháng 10 khoảng 4-5 giờ chiều là đã tối om. Đường trơn như thoa mỡ mà ai cũng vội vội vàng vàng. Tới bến sông thấy nước đục ngầu chảy xiết nhưng vẫn tin mình sẽ được đến nhà. Bên kia sông, mấy ánh đèn dầu trong nhà hắt ra lập lòe cứ như ánh đuốc ma trơi. Gió rít trên đầu, nước dập dềnh trước mặt và khản giọng kêu đò. Nếu nghe tiếng mái dầm hoặc con sào đụng vào be ghe lộp cộp là mừng; còn chỉ có tiếng gió, tiếng mưa quất vào ruộng dâu, vào bờ tre thì tiếp tục... đò ơi! Nghe tiếng người chèo đò hoặc người trong gia đình băng gió vọng tới báo nước chảy xiết đò qua không được thì phải quay trở lại tìm nhà người quen tá túc qua đêm.
Năm 1995, vùng B (các xã thuộc huyện Đại Lộc nằm bờ Bắc sông Vu Gia) được Liên Hiệp Quốc tài trợ kinh phí cải tạo đồng ruộng, mở đường, xây cầu qua sông. Liền đó, chính quyền tỉnh Quảng Nam tiến hành bê-tông hóa đường nông thôn. Bến đò quê tôi được cầu Quảng Huế bắc ngang qua nối đường trải nhựa chạy khắp vùng. Từ đó, đời sống tinh thần, vật chất của bà con quê tôi khá lên thấy rõ. Bây giờ, xe hơi lên xuống ào ào. Mùa mưa lụt, xe cũng chạy vào tới tận nhà, giày dép chẳng phải xách tay lội bùn như trước. Đêm hôm, dù có mưa gió bão bùng, người hai bên bờ sông Vu Gia vẫn qua lại bình thường - điều mà trước năm 1995 nằm mơ cũng không thấy. Người chèo đò năm xưa vẫn ở nơi bến sông ấy nhưng nhà cửa khang trang, đẹp đẽ; lắm người ở phố thị không bằng. Đã đôi lần, tôi về đứng trước cổng nhà anh, thấy dấu tích của bến cũ mà tưởng đến tiếng gọi đò trong đêm vắng...
Quê tôi bây giờ không còn nhà tranh, có nhiều nhà cao tầng. Và dưới những mái nhà ấy, tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng học bài, vẫn thấy làn khói thơm lan ra chuẩn bị cho bữa cơm chiều...
Theo VNE
Một tiếng "nhà" Trong khi khuyên nhủ chúng ta phải bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở rằng đó là cái vốn ngàn đời của dân tộc. Và trong cái vốn rất phong phú ấy, chúng ta có thể tìm thấy thêm được nhiều điều vê dân tộc mình. Có lẽ ngôn từ đầu tiên đã khiến...