Cảnh hôn nhau gây sốc trong vở kịch Lưu Quang Vũ
Trong vở kịch “Ông không phải là bố tôi” do các nghệ sĩ nhà hát kịch Hà Nội diễn, một cảnh đôi trai gái trẻ táo bạo thể hiện tình yêu với nhau bằng nụ hôn thắm thiết đã gây choáng với khán giả nhí.
Đêm khai mạc Liên hoan sân khấu kịch Lưu Quang Vũ nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của ông đã chính thức khai mạc tối 9/9 tại Hà Nội. Mở đầu cho đêm khai mạc là vở kịch Ông không phải là bố tôi do Nhà hát kịch Hà Nội dàn dựng.
Đây là một vở kịch phản ánh thực tế xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới ở thế kỷ trước kéo theo luân thường đạo lý xã hội đổi thay. Với một câu chuyện về người cha không dám nhận vợ con vì những khắc nghiệt của miền Bắc sau 1954. Một người con nhận cha lại không nhận – khi phát hiện bố mình cũng chỉ là “phế phẩm” suốt một thời. Một ông cán bộ tuyên huấn, chuyên rao giảng những điều “vá trời lấp bể”, cuối cùng ngộ ra, ngồi vót tăm tre là việc hữu ích nhất mà mình mang lại cho cuộc đời.
Cảnh hôn nhau gây sốc trong vở kịch của Lưu Quang Vũ.
Đêm khai mạc Liên hoan trở nên trầm tư với những triết lý sâu sắc, những câu nói như tuyên ngôn, nhưng cũng đan xen với sự hài hước dí dỏm làm bùng nổ những tràng pháo tay khắp cả rạp Công nhân. Tuy nhiên một điều hơi đáng tiếc cho vở kịch là cách diễn của những diễn viên trẻ còn nhiều vụng về, chưa có chiều sâu cảm nhận nhân vật, đồng thời lại quá táo bạo trong cảnh ôm hôn nhau say đắm trước hàng trăm khán giả, đặc biệt các khán giả nhí.
Do đi hoạt động Cách mạng, ông Lại Văn Ủng phải thay tên đổi họ. Sợ liên lụy bởi lai lịch không rõ ràng của ông bố vợ nên ông Ủng đã ruồng rẫy vợ con, nhằm bảo vệ sự trong sạch cho mình.
Vợ chồng anh Thiết đón ông Ủng về sống cùng, nhưng chỉ để lợi dụng các mối quan hệ của ông cán bộ lâu năm.
Video đang HOT
Ông Ủng phải lòng Lài – một mụ đàn bà gian xảo có ý định dòm ngó ngôi nhà ông đang ở.
Lài đã bắt tay với Cấn vổ – một chuyên gia nhà đất để chiếm nhà của Thiết.
Tân – con trai Thiết đã trở thành người chứng kiến những toan tính và hành động đối xử tệ bạc giữa những người trong gia đình.
Ông cán bộ tuyên huấn, chuyên rao giảng những điều “vá trời lấp bể” rồi cuối cùng ngộ ra ngồi vót tăm tre là việc hữu ích nhất mà mình mang lại cho cuộc đời.
Chính Tân lại là người thức tỉnh cho ông Ủng và vợ chồng anh Thiết biết trân trọng giá trị tình cảm gia đình thiêng liêng.
Theo Giaothongvantai
Vắng bóng cây cổ thụ, đạo diễn trẻ sẽ lên ngôi
Không còn cảnh một tay che cả bầu trời của những vị đạo diễn gạo cội, Liên hoan Sân khấu Kịch 2012 tại Huế tới đây hứa hẹn nhiều điều mới khi sân chơi đã được nhường cho các đạo diễn trẻ.
Theo NSƯT Đỗ Kỷ, phó phòng nghệ thuật Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) thì năm nay số lượng đơn vị đăng ký tham gia khá xôm tụ, có 26 vở diễn của 20 đơn vị đăng ký tham dự Liên hoan. Trong đó, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch VN, Nhà hát Kịch Hà Nội, Sân khấu kịch Hồng Vân, Sân khấu kịch Phước Sang mang 2 vở đi thi thố. Lực lượng xã hội hóa năm nay cũng đăng ký khá đông, phía Bắc có 3 đơn vị và miền Nam có 5 đơn vị.
Vở diễn kinh điển hợp tác với sân khấu Mỹ là "T ất cả đều là con tôi" của Nhà hát Tuổi trẻ được ban tổ chức chọn làm vở khai mạc Liên hoan. Liên hoan sẽ kéo dài 14 ngày, từ 14 đến 28/7 tại Thành phố Huế.
"Mùa hạ cay đắng" do NSƯT Anh Tú đạo diễn
Năm nay, đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang cũng chỉ đứng tên 1 vở " Những gương mặt thấp thoáng" của Nhà hát Kịch Hà Nội và NSND Xuân Huyền phục dựng " Cái chết chẳng dễ dàng" cho Nhà hát Quân đội.
Khác với cảnh một mình một chiếu khi đứng tên quá nhiều vở dự Hội diễn Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc hàng năm, năm 2012, NSND Lê Hùng rút vào ở ẩn và không đứng tên bất kỳ một vở diễn nào. Sự lạ lẫm này, có lẽ cũng bởi quá nhiều chuyện lùm xùm khiến ông không còn hứng thú với chuyện phô trương thanh thế và tài năng như những năm trước.
Chỉ cần nhìn vào danh sách 4 vở diễn ở nơi mà NSND Lê Hùng vẫn đang làm Giám đốc, thì đã thấy, đạo diễn trẻ năm nay có cơ hội chứng minh tài năng sau nhiều năm bị lép vế.
Nhà hát Tuổi trẻ tiếp tục gửi gắm vào tay hai đạo diễn tài năng và vẫn được coi là trẻ, là NSƯT Anh Tú với " Nhà có 5 anh em trai" (kịch bản Nguyễn Thu Phương dựa theo truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp) và NSƯTChí Trung với " Đàn ông cũng khóc" (Kịch bản: Lê Chí Trung - Tuấn Hải).
Đạo diễn trẻ, NSƯT Anh Tú cũng đắt sô khi đứng tên hai vở diễn nữa là " Cầu vồng lục sắc" (vở diễn về đề tài đồng tính) của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Hà Nội và " Mùa hạ cay đắng" (Tác giả Nguyễn Quang Lập) - vở kịch hợp tác của Đoàn Kịch 1 với Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
Phía Nhà hát Kịch Việt Nam năm nay gửi đi hai vở diễn cũng đều được hai đạo diễn trẻ dàn dựng là NSƯT Đỗ Kỷ với " Đi tìm điều không thể mất" (Tác giả Lê Quý Hải) và đạo diễn Tuấn Hải với " Chia tay hoàng hôn" (Tác giả Sĩ Hanh). Dù hai vở không mới, một được dựng 2003, một dựng 2007, nhưng ở tình thế quá gấp gáp và khi vị thuyền trưởng NSND Lê Hùng không tái xuất, thì việc dùng lại vở cũ, âu cũng là điều rất dễ cảm thông.
Đạo diễn trẻ Tuấn Hải cũng sẽ đứng tên hai vở nữa gồm " Biển và bờ" (tác giả Đăng Chương) của Câu lạc bộ Hội Nghệ sĩ SKVN thuộc Trung tâm Bảo tồn và phát triển sân khấu.
Năm nay, một đạo diễn trẻ cũng chính thức tranh tài là NSƯT Trung Hiếu - Trưởng Đoàn kịch 1 Nhà hát Kịch Hà Nội với vở diễn " Giếng thơi trong lòng thành phố" (Tác giả Chu Thơm) của Nhà hát Kịch Quảng Ninh. Và theo tác giả Chu Thơm, ông đánh giá rất cao tài năng trẻ của Trung Hiếu khi dựng vở này.
Phía Nam, năm nay các đạo diễn trẻ ra quân bớt phần rầm rộ. Đặc biệt nhất là NSND Hồng Vân với một phong vị làm kịch miền Bắc qua vở " Làm..." (Tác giả Chu Thơm - chuyển thể từ "Làm đĩ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng). Hai đạo diễn từng được vinh danh ở Hội diễn năm 2009 là Đức Thịnh và Hạnh Thúy năm nay rất tiếc không tham gia vở diễn nào.
Sự vắng bóng của các cây cổ thụ ít nhiều sẽ mang lại sự đa dạng cho Liên hoan khi không còn phải nhìn thấy những mảng tiếng, chiêu trò na ná nhau ở các vở diễn của mỗi đơn vị.
Vui mừng trước sự vươn lên của lớp trẻ, thì kèm với đó là nỗi buồn cho vấn đề kịch bản sân khấu. Quá nhiều vở diễn cũ, (trên cả chục năm) và cả những vở được phục dựng như " Cái chết chẳng dễ dàng" của NSND Xuân Huyền cho thấy sự yếu kém của vấn đề kịch bản trước những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội hiện đại. Nhất là khi, Liên hoan năm nay hướng tới đề tài hiện đại với những câu chuyện từ năm 1903 trở lại đây, đặc biệt ban tổ chức khuyến khích những vở hưởng ứng Nghị quyết TW4 của Đảng về vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay.
Đạo diễn NSND Hồng Vân dựng vở "Làm..."
Theo VnMedia
Hoài Linh - Chí Tài tranh nhau tán tỉnh gái già Trong vở kịch dài "Ba anh cua má em" kỷ niệm ngày sinh của cố nghệ sĩ Hữu Lộc, cặp danh hài đã sử dụng nhiều chiêu trò để tán tỉnh người phụ nữ mình yêu. Vở kịch dài Ba anh cua má em kể về dì Tư (Phi Nga), người đàn bà Hoài Linh từng dành tình cảm sâu nặng, biền biệt...