Canh giữ bình yên cho dân đón Tết
Từng đôi tình nhân tay trong tay, từng nhóm thanh niên, gia đình xuống phố vui xuân. Nhưng ở những ngã tư, ngã ba đường phố các chiến sỹ CSGT vẫn phải làm việc hết công suất đề điều tiết biển người đi lại trong trật tự.
Theo báo cáo của ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, mỗi năm chỉ riêng dịp Tết Nguyên đán, cả nước xảy ra hàng trăm vụ tai nạn giao thông. Cuộc sống của hàng trăm con người bỗng chốc vụt tắt. Kèm theo đó là nỗi đau của bao gia đình phải chịu cảnh tang tóc khi Tết đến xuân về.
Để những nỗi đau đó hạn chế đến mức thấp nhất và đảm bảo một cái tết an lành, cùng với các lực lượng vũ trang, đặc biệt là lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) luôn phải làm việc với 100% nhiệt huyết và trách nhiệm. Trong thời khắc đặc biệt đó, chiến sỹ CSGT trải qua không ít những tình huống thót tim, buồn đau và cả những niềm vui nho nhỏ khi làm nhiệm vụ trong những ngày đặc biệt này.
Nếu bị phạt, sẽ bị “giông”!?
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết đến xuân về, mỗi người chúng ta đều mang theo nhiều điều mong ước về sự tốt lành, may mắn, sung túc. Trong khi với lực lượng CSGT thì họ chỉ có một mong ước hết sức giản dị là không ai bị mất Tết vì tai nạn giao thông. Nhà nhà, người người khi đi may mắn khi về bình an. Tuy nhiên, để những mong ước giản dị thành hiện thực trước mỗi dịp Tết, lực lượng công an luôn phải có phương án sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất.
Lực lượng CSGT căng mình làm việc trắng đêm giao thừa năm 2014
Theo chia sẻ của cán bộ phòng CSGT công an TP.Hà Nội, trước những ngày Tết, đồng chí Giám đốc công an TP. và lãnh đạo phòng CSGT đều có kế hoạch bố trí tăng cường trên tất cả các tuyến đường, đặc biệt trong khu vực nội thành để điều tiết giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất ùn tắc có thể xảy ra.
Đặc biệt trong nhiều năm qua, Hà Nội thường xuyên tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa. Thời điểm này, dòng người đổ về phía trung tâm thành phố có thể lên tới hàng triệu. Từng đôi tình nhân tay trong tay, từng nhóm thanh niên, gia đình xuống phố vui xuân. Nhưng ở những ngã tư, ngã ba đường phố các chiến sỹ CSGT vẫn phải làm việc hết công suất đề điều tiết biển người đi lại trong trật tự. Thậm chí có đội ứng trực ngay gần bờ Hồ lúc bắn pháo hoa nhưng ánh mắt của họ không thể theo dõi những chùm pháo hoa đang rực sáng kia. Lúc này họ phải tập trung vào những tốp người có nguy cơ lạng lách, đánh võng do quá khích.
Thiếu úy Lê Anh Tới, phòng CSGT, công an Hà Nội chia sẻ: “Công an thì cũng là con người. Dù khi chọn nghề này tôi đã xác định phần nào những gì phải đối mặt, nhưng những giờ phút đó chúng tôi cũng không khỏi xao xuyến và động lòng, không biết người thân mình đang đón Tết ra sao. Nhưng vì nhiệm vụ bảo vệ Tết là rất quan trọng nên ai cũng xác định rõ là phải làm tốt những nhiệm vụ được giao”.
“Tôi không thể tưởng tượng nổi giao thông sẽ ra sao nếu đi xem bắn pháo hoa đêm giao thừa ở bờ Hồ mà không có lực lượng CSGT. Giữa dòng người đỏ, không ít phần tử quá khích sẵn sàng tổ chức đua xe, lạng lách, đánh võng. Chắc chắn tôi sẽ không ra đường ngày lễ nếu không có đông đảo lực lượng công an làm việc”, anh Hoàng Hữu Tuấn, nhân viên IT cho biết.
Video đang HOT
Các chiến sĩ làm nhiệm vụ đêm giao thừa
Trung tá Nguyễn Đức Thịnh, phó đội trưởng đội Khám nghiệm hiện trường và Tuyên truyền, phòng CSGT, công an Hà Nội cho biết: “Thông thường, ngày Tết người điều khiển giao thông hay sử dụng rất nhiều rượu bia. Thậm chí có trường hợp khi chúng tôi cho dừng xe kiểm tra giấy tờ, người vi phạm còn say đến nỗi không thể dựng nổi xe. Có anh vẫn còn tưởng đang ngồi bàn nhậu, tưởng CSGT là “cạ rượu”. Họ hào hứng rủ cả CSGT đi tăng hai. Những trường hợp này, chúng tôi không còn cách nào khác là mời họ về đón giao thừa tại đồn”.
Theo nhiều chiến sỹ chia sẻ, mặc dù không ít người vô tư cầm tay lái khi trong người có chất cồn, còn đại đa số chấp hành khá tốt vì họ sợ vị phạt đêm giao thừa sẽ bị “giông” đầu năm. Nếu không phạm lỗi nặng, CSGT làm việc ngày Tết cũng thường chỉ nhắc nhở người vi phạm là chủ yếu. Dù luôn phải sẵn sàng xử lý các vi phạm giao thông nhưng thời khắc thiêng liêng của năm mới cũng không thiếu những câu chuyện làm ấm lòng để họ yêu nghề và tin tưởng vào công việc của mình hơn.
Vui buồn đêm giao thừa
Trung tá Nguyễn Đức Thịnh vẫn còn nhớ như in câu chuyện cách đây 2 năm khi anh còn công tác ở Đội CSGT số 12 đóng trên địa phận thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
“Lúc đó vào khoảng 4h chiều, ngày 30 tết, khi tôi vừa bước ra khỏi cổng cơ quan để đi mua cành đào, bất chợt gặp một người phụ nữ khoảng hơn 50 tuổi vừa đi bộ, vừa hỏi thăm đường. Thực sự lúc đó tôi cũng không hiểu vì sao chiều 30 Tết mà người phụ nữ này vẫn còn hỏi thăm đường hướng đi Lai Châu?. Một chút động lòng đã thôi thúc tôi hỏi chuyện.
Tôi thật sự sốc khi nghe chị nói đang cố bắt xe đi nhờ về Lai Châu vì chị không đủ tiền trả vé xe. Chị nói là đi nuôi chồng ốm ở bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Dù chồng chưa khỏi ốm, vẫn phải nằm viện nhưng chị cũng muốn về qua nhà lo cho các con nồi bánh chưng. Tuy nhiên, khi chị ra bến xe thì chị không còn đủ tiền bởi giá xe đã tăng gấp đôi. Và ngày Tết, lái xe cũng lo làm sao bắt được nhiều khách, thu thật nhiều tiền, mấy ai hiểu cho hoàn cảnh của chị. Vậy là chị vừa đi vừa bắt xe, đi được đoạn nào hay đoạn ấy.
Khi nghe câu chuyện đó, tôi nghĩ mình phải làm thế nào tìm cách giúp chị bắt được xe về Lai Châu. Sau khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ đứng chờ, tôi và chị cũng gặp được một chiếc xe đi thăm một đơn vị bộ đội đóng tại Lai Châu cho đi nhờ. Trong lúc trực ở cơ quan, đến thời khắc gần giao thừa tôi được một đồng chí trong đoàn thông báo là đã đưa được người phụ nữ về tới nhà. Đó có lẽ là niềm vui khôn xiết, kỷ niệm khó quên trong cuộc đời làm CSGT của tôi”, trung tá Thịnh nhớ lại.
Các chiến sĩ CSGT trực chiến giữ gìn trật tự an toàn giao thông đêm giao thừa
Theo lời của một số chiến sỹ làm nhiệm vụ quanh các khu vực diễn ra các hoạt động văn hóa thì cảnh tượng CSGT làm “vú em” là chuyện xảy ra như cơm bữa. Nhiều khi họ đang làm nhiệm vụ nhìn thấy một em bé đang đi lạc. Ngay lập tức, CSGT sẵn sàng trở thành “vú em” bất đắc dĩ. Những chiếc loa của công an phường lập tức phát huy tác dụng. Hình ảnh hốt hoảng khóc lóc của các bà mẹ bị lạc con rồi niềm vui của họ khi tìm được con đều là những câu chuyện ấm áp giữa đêm giao thừa lạnh lẽo, xa nhà của các chiến sỹ.
Bên cạnh những câu chuyện ấm lòng đêm xuân thì cũng không ít vụ tai nạn bi thương cướp đi sinh mạng của người dân ngay đêm giao thừa. Thượng úy Nguyễn Khắc Bốn, đội khám nghiệm hiện trường và tuyên truyền, phòng CSGT công an Hà Nội bùi ngùi nhớ lại vụ tai nạn vào đêm giao thừa năm 2014.
Vào hồi 1h rạng sáng mùng 1 Tết tại km 201 200 quốc lộ 1B trên địa phận xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, chiếc xe mô tô 27 V7 – 96xxx đã va chạm với một chiếc ô tô. Tai nạn đã cướp đi sinh mệnh anh Lương Viết H. (sinh năm 1983, điều khiển xe mô tô) đang công tác tại một đơn vị công an của quận Đống Đa, Hà Nội.
Theo lời gia đình, anh đang trên đường chạy từ Hà Nội về Hà Nam để đón tết cùng gia đình. Mặc dù chỉ ít phút sau lực lượng khám nghiệm hiện trường đã có mặt nhưng giữa thời khắc vắng vẻ đó, người điều khiển ô tô đã bỏ trốn. “Trong đêm giao thừa, chúng tôi phải làm công việc bất đắc dĩ là khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Bất cứ ai trong đội cũng không khỏi xót xa”, đại úy Vũ Văn Kim tâm sự.
Trung tá Nguyễn Đức Thịnh cho biết: “Hầu như năm nào cũng nghe được những câu chuyện của các đồng chí trẻ mới lập gia đình hay có con nhỏ kể về sự thiệt thòi ngày Tết của người thân họ. Nhưng Tết của lực lượng công an, nhất là CSGT là vậy. Ai yêu và lấy họ mới có thể hiểu hết nỗi niềm đó. Niềm vui của chúng tôi là khi tất cả đều được hưởng trọn vẹn sự sum vầy bên gia đình trong an lành”.
Đối với các anh, thức trắng đêm giao thừa vì nhiệm vụ không còn là điều gì quá đặc biệt, mà nó đã trở thành lẽ tự nhiên, cũng như cách mà các anh luôn coi việc bảo vệ bình yên cho nhân dân là nhiệm vụ lớn nhất của mình.
Theo Dantri
Mới lạ dịch vụ cho thuê... dê chơi Tết Ất Mùi
Vào những ngày giáp Têt Ât Mùi 2015, Sài Gòn xuât hiên môt dịch vụ lạ "ăn theo" linh vật của năm 2015: cho thuê... dê chơi Têt!
Dịch vụ mới lạ kể trên thu hút khá nhiều khách hàng, nhất là những đơn vị kinh doanh tham gia các triển lãm, chợ Tết. Họ thuê hẳn dê sống để trang trí, bày biện tại các gian hàng của mình.
Anh Hà Thanh Duy, ấp 6, xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh, TP. HCM) được xem là người đầu tiên ở Sài Gòn cung cấp dịch vụ cho thuê dê.
"Trước kia, tôi nuôi dê thịt xuất bán ra thị trường bình thường. Nhưng gần đây bỗng thị trường chơi Tết xuất hiện nhu cầu thuê dê để trưng bày, bài trí ở một số nơi vui chơi. Tiện đàn dê đang nuôi nên tôi cho thuê để phục vụ nhu cầu khách", anh Duy nói về "hoàn cảnh ra đời" của loại hình dịch vụ độc đáo này.
Ngoài tiền thuê, người chơi còn tốn thêm một khoản tiền để mướn người săn sóc cho chú dê. Giá công cho một ngày chăm sóc dê là 350 ngàn đồng/người.
Hiện nay, đàn dê của anh Hà Văn Duy được cho thuê với mức giá 300 - 350 ngàn đồng/ngày/con tùy theo số lượng thuê nhiều hay ít. "Thuê nhiều thì giá rẻ hơn chút đỉnh"- anh Duy nói.
Theo ông chủ của dịch vụ cho thuê dê, thức ăn cho dê phải do chủ cung cấp để "đảm bảo sức khỏe". Bã đậu nành, cỏ voi thái nhỏ là loại thức ăn phổ biến cho dê. Các giống dê cho thuê cũng đa dạng từ chủng loại đến thể trạng, màu sắc, gồm dê Boer, dê Bách Thảo, dê Boer lai. Dê được nuôi từ 3 tháng trở lên, nặng hơn 20kg là có thể cho thuê.
Hiện khách hàng của anh Duy chủ yếu là các trung tâm vui chơi, hội chợ, triển lãm... . "Cách đây mấy ngày, tôi cho một khách hàng ở Phú Mỹ Hưng ở quận 7 thuê 20 con"- anh Duy khoe.
Anh Nguyễn Văn Bi, người thuê 20 con dê phục vụ hội hoa xuân ở Phú Mỹ Hưng cho biết: "Năm nay là năm Ất Mùi nên chúng tôi rất muốn có những con dê thật ở hội hoa để mọi người tới chụp hình".
Trong khi đó, ông Mạch-một khách hàng thuê dê từ ngày 23-27 âm lịch, cho biết: "Nghe bạn bè giới thiệu, tôi đã thuê 3 con dê có bộ lông màu trắng về trưng bày dịp Tết. Tôi muốn cho các cháu nhỏ chơi trò bịt mắt bắt dê và mọi người cùng chụp hình lấy may".
Theo Ngô Tùng
Tiền Phong
Cảm động clip chúc Tết Ất Mùi của du học sinh Việt toàn thế giới Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cộng đồng du học sinh Việt trên toàn thế giới lại cùng nhau chuẩn bị một clip chúc Tết, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất từ những người con xa quê về Việt Nam Nội dung clip chúc Tết du học sinh Việt năm nay được dựng trên một câu chuyện khá ý nghĩa. Câu chuyện...