Cảnh giật mình trong cơ sở hạt nhân tuyệt mật của Liên Xô
Nằm tại Belarus, Dvina là cơ sở hạt nhân tuyệt mật một thời của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Cơ sở này hoạt động cho đến năm 1990 và bị bỏ hoang phế kể từ đó cho đến ngày nay.
Cơ sở hạt nhân Dvina tuyệt mật một thời của Liên Xô nằm sâu trong một khu rừng hẻo lánh gần thị trấn Postav của Belarus.
Đây là nơi Liên Xô xây dựng những căn hầm đặt tên lửa R-12U trực chiến.
Loại tên lửa này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 2.000 km.
Vào năm 1987, Liên Xô và Mỹ ký kết Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Theo đó, 2 năm sau, tên lửa R-12U được Liên Xô loại khỏi nhiệm vụ chiến đấu.
Tới năm 1990, cơ sở hạt nhân Dvina ngừng hoạt động và bị bỏ hoang phế.
Nhiều trang thiết bị, vũ khí bên trong cơ sở hạt nhân Dvina được Liên Xô chuyển đi.
Video đang HOT
Theo đó, cơ sở hạt nhân Dvina tuyệt mật một thời trở nên hoang vắng, tĩnh mịch đến rùng rợn.
Kiến trúc bên trong cơ sở hạt nhân Dvina trở nên cũ kỹ, ngả màu theo thời gian.
Nhiều vật dụng, thiết bị trong cơ sở hạt nhân một thời của Liên Xô bị hoen rỉ.
Tâm Anh
Theo doanhnghiepvn.vn/Kiến thức
Những người yêu Hà Giang mê đắm muốn du lịch hài hoà với thiên nhiên
'Nếu muốn đời sống người dân khấm khá hơn thì phải ưu tiên cho sự phát triển của người dân tộc, chứ không phải người Kinh lên đó đầu tư, thu tiền và người Mông chỉ đi làm thuê'.
Một số phượt thủ, nhiếp ảnh gia có tiếng đã chia sẻ những cảm xúc của mình với Hà Giang cũng như quan điểm với công trình Panorama trên đèo Mã Pì Lèng đang gây tranh cãi.
Ngắm cảnh không cần đến sàn bê-tông
Cảnh sắc Hà Giang. Ảnh: Lê Triều Dương.
Lê Triều Dương (biệt danh Du Già) là một người ưa xê dịch có tiếng, là người từng khám phá ra những cung đường, vùng đất mới, lạ. Chia sẻ với VietNamNet, anh nói, Hà Giang là vùng đất không chỉ riêng anh, mà rất nhiều người yêu du lịch mê đắm.
'Tôi đi Hà Giang không biết bao nhiêu lần, không thể đếm xuể. Biệt danh Du Già mà tôi dùng 20 năm nay cũng sinh ra từ tình yêu với Hà Giang'.
Anh nói, Du Già là tên một xã ở Hà Giang và bây giờ cũng là tên một cung đường trên cao nguyên đá. 'Tôi lấy cái tên Du Già với mong muốn nhiều người biết đến Hà Giang hơn, biết đến những địa danh ít đặt chân đến hơn là những nơi đã nổi tiếng như Mã Pì Lèng ngày ấy. Thế hệ phượt thủ 8x, 9x có một câu nói là 'Bất đáo Du Già phi phượt thủ' (tức là: Chưa đi qua Du Già thì chưa thành phượt thủ).
Với tình yêu dành cho Hà Giang và với góc nhìn của một người thích đi, đi nhiều, phượt thủ Du Già cho rằng việc xây dựng một công trình như Panorama trên đèo Mã Pì Lèng, tại chính điểm dừng chân đẹp nhất để ngắm trọn vực Tu Sản và dòng sông Nho Quế, là một sự phản cảm.
'Chắc chắn nó sẽ gây bức xúc cho người dân địa phương và dân yêu du lịch. Bởi vì công trình ấy không phù hợp với cảnh quan ở đây. Nếu có một Panorama mọc lên thì một thời gian nữa sẽ nở rộ ra hàng chục, hàng trăm Panorama khác'.
Phượt thủ sinh năm 1966 cũng cho rằng, khi cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu thì việc xây dựng bừa bãi, gây mất mỹ quan sẽ xâm phạm vào những tiêu chí của UNESCO.
Anh Lê Triều Dương với người dân bản địa. Ảnh: NVCC
Trước những ý kiến cho rằng, các công trình như Panorama sẽ mang lại tiện ích cho du khách đến với Hà Giang, anh khẳng định 'đó chỉ là ngụy biện'.
'Tôi nghĩ là ở đó không cần phải xây dựng gì cả. Nếu cần chỗ ăn nghỉ thì đã có thị trấn Đồng Văn, chỉ cách Mèo Vạc 20km. Nếu muốn ngắm cảnh thì chỉ cần đứng giữa thiên nhiên là đủ, chứ không cần phải có một sàn bê-tông. Vì thế, đưa ra lý do để khách sạn ấy tồn tại chỉ là sự ngụy biện'.
Phượt thủ Du Già chia sẻ, anh từng có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều danh thắng có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ tương đồng với Hà Giang và anh có nhìn thấy bàn tay của con người ở đó nhưng tất cả đều dựa trên sự tôn trọng thiên nhiên.
'Tôi thấy nhiều nơi ở Thái Lan, Trung Quốc, họ có khai thác nhưng quy hoạch có tầm nhìn lâu dài. Ví dụ như ở Phượng Hoàng Cổ Trấn,hay Trương Gia Giới của Trung Quốc, những chiếc cầu kính, cầu gỗ hay cầu bê-tông được dựng lên đều rất tôn trọng thiên nhiên. Họ giữ lại từng cái cây xung quanh chứ không chặt phá, đè lên thiên nhiên'.
'Tôi nghĩ là nếu có khai thác du lịch thì phải có quy hoạch bài bản, kỹ càng và phải có tầm nhìn lâu dài trên tinh thần tôn trọng tự nhiên'.
Anh Lê Triều Dương trên dòng sông Nho Quế. Ảnh: NVCC
Đồng tình với anh Lê Triều Dương, nhiếp ảnh gia phong cảnh nổi tiếng Hoàng Thế Nhiệm cho rằng, 'những gì thuộc về tự nhiên hãy trả cho tự nhiên'.
'Tôi đi các danh thắng được bảo tồn ở nước ngoài thì hầu như du khách chỉ đi bộ vào thôi. Người ta không cho đi xe. Ở Việt Nam cho xe lên đến tận nơi là tốt lắm rồi. Bây giờ còn xây cả một công trình trên đó nữa thì tôi thấy không được'.
Người Việt đi du lịch chỉ quan tâm ăn ngủ
Nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm - người đã đặt chân tới mảnh đất cao nguyên đá gần 20 năm nay cho rằng, 2 thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc của Hà Giang đã có nhiều thay đổi về mặt dịch vụ để phục vụ nhu cầu khách du lịch và vẫn còn có thể phát triển, mở rộng ra được nữa nếu muốn.
'Tuy nhiên, tâm lý của người Việt mình là đi đâu cũng thích ở trung tâm, bước xuống xe là phải có ngay nơi ăn, nghỉ, chơi nên các nhà nghỉ, nhà hàng ở Đồng Văn, Mèo Vạc mới chỉ tập trung ở những chỗ trung tâm nhất. Xa một chút là khách chê'.
'Kiểu đi du lịch ở ta là du lịch lười biếng, du lịch hưởng thụ, chứ không phải đi để thưởng lãm cái đẹp từ thiên nhiên. Tôi cho rằng đó là một thói quen không tốt, nên thay đổi'.
Cung đường Mã Pì Lèng, Hà Giang. Ảnh: Lê Triều Dương
'Ở nhiều nơi tôi đi trên thế giới, những khu bảo tồn thiên nhiên không dành cho người lười vận động. Anh phải đi bộ vào. Những người có tình yêu thiên nhiên thực sự, họ sẽ đi bộ vào và trân trọng từng bước chân vô đó, chứ không phải vào 'check-in' cái là ra'.
'Còn ở Việt Nam, tôi đi Sa Pa 30 năm nay nhưng giờ lên có khi còn bị lạc, vì xây dựng nhiều quá, phá vỡ mọi cảnh quan. Đó là một tài sản mà tôi rất tiếc'.
Phát triển du lịch Hà Giang: Người Mông phải là chủ thể
Đề xuất về hướng phát triển du lịch Hà Giang, anh Nhiệm cho biết: 'Hà Giang đã có Đồng Văn, Mèo Vạc phát triển rồi. Ở đó đã có chỗ chơi, ăn nghỉ, chỉ cách Mã Pì Lèng có gần 20km. Nếu muốn phát triển du lịch thì cứ phát triển ở đó, chứ đừng chạm đến thiên nhiên'.
'Kể cả cung đường Mã Pì Lèng và các bản làng người Mông dọc theo cung đường đó, quan điểm của tôi là hãy để nguyên. Còn nếu bây giờ lại đổ vào các bản làng, xây khách sạn, nhà nghỉ thì càng nguy hiểm hơn'.
'Làm thế nào để người dân hưởng lợi từ du lịch là một vấn đề vĩ mô, cần sự quản lý của chính quyền địa phương'.
Theo anh, nếu muốn đời sống người dân khấm khá hơn, thì phải ưu tiên cho sự phát triển của người dân tộc, chứ không phải người Kinh lên đó đầu tư, thu tiền và người Mông chỉ đi làm thuê.
'Còn làm thế nào để người Mông có thể là chủ thể thì cần sự hướng dẫn, quản lý của chính quyền địa phương'.
'Họ có thể làm 'homestay' theo hướng mộc mạc, đúng cách sinh hoạt của người bản địa, chỉ cần không quá tệ'.
Người dân bản địa ở Hà Giang. Ảnh: Trịnh Thanh Tùng
Những đứa trẻ người Mông cũng thay đổi sau nhiều năm dân phượt đổ lên Hà Giang. Ảnh: Trịnh Thanh Tùng
Chia sẻ quan điểm của mình, anh Trịnh Thanh Tùng - một người trẻ 8x mê 'phượt' nói, anh ủng hộ việc có một công trình trên Mã Pì Lèng với điều kiện nó phải phù hợp với cảnh quan, môi trường xung quanh. 'Thực tế là đã có nhiều công trình trước đó xây trên đèo Mã Pì Lèng rồi và nó không liên đới gì tới cảnh quan xung quanh cả'.
'Với Hà Giang, nếu khai thác quá sâu như Sa Pa thì tôi không thích và địa hình của Hà Giang cũng không đủ rộng để xây dựng như Sapa'.
Anh Tùng kể, Hà Giang bây giờ và cách đây 8 năm - khi anh đi lần đầu tiên - đã có sự thay đổi đáng kể. 'Lần đầu tiên tới Hà Giang, tôi bị ấn tượng bởi sự hoang vắng, cô tịch, cảm giác rất ngút ngàn và thấy mình bé nhỏ, thư thái trong không gian ấy'.
'Khi Hà Giang chưa đông đúc như bây giờ, trẻ con rất cởi mở, dễ thương. Còn bây giờ, khi du khách vừa dừng chân, trẻ con ở đâu ào tới xin kẹo. Tôi không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng'.
Nguyễn Thảo
Theo vietnamnet.vn
Khám phá cơ sở hạt nhân bí mật Dvina tại Belarus: Tàn tích sức mạnh quân sự của Liên Xô Cơ sở hạt nhân bí mật "Dvina" tại Belarus từng là nơi lý tưởng để triển khai các đơn vị quân sự tối mật của Liên Xô. Nhiều cơ sở quân sự được bố trí dọc theo biên giới phía Tây Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh gieo rắc nỗi sợ hãi với các nước NATO. Căn cứ tuyệt mật Dvina...