Cảnh giác với tuyển dụng làm việc tại nhà
Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công dài hạn và địa điểm kinh doanh, không ít doanh nghiệp đã tổ chức tuyển nhân viên làm việc tại nhà. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho những người lao động có quỹ thời gian eo hẹp, song nếu không thận trọng, họ sẽ dễ dàng mắc bẫy.
Để tránh bị lừa, người lao động hãy kiểm tra kỹ thông tin về đơn vị tuyển dụng
trước khi tham gia dự tuyển
Lợi bất cập hại
Tại các thành phố lớn, xu hướng tuyển lao động làm việc tại nhà đã xuất hiện cách đây vài năm, song theo các chuyên gia trong lĩnh vực lao động, trào lưu này sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do công việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, các đơn vị phải tổ chức tái cấu trúc, thu hẹp bộ máy nhân sự và hoạt động sản xuất. Các công việc làm tại nhà hầu hết là việc bán thời gian như viết phần mềm, may gia công, thiết kế, tổ chức sự kiện, kế toán…
Là người có thâm niên công tác hơn 10 năm tại một công ty xây dựng, nhưng thời gian gần đây, do công ty gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên anh Vũ Hiếu – một kiến trúc sư chủ động xin nghỉ việc. Do có khả năng, lại được bạn bè giới thiệu nhiều mối làm ăn nên dù làm việc “tại gia”, anh Hiếu vẫn có điều kiện sống khá dư giả, thoải mái. Anh Hiếu nhận thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, từ nhà ở đến nhà xưởng, trụ sở cho các cơ quan, đơn vị… rồi mời một số bạn bè về làm cùng. “Việc được phân theo mảng và chúng tôi liên lạc với nhau chủ yếu qua điện thoại và mạng internet, chỉ khi cần trao đổi trực tiếp, mọi người mới hẹn gặp. Công việc tại nhà không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại mà còn giúp tôi chủ động và hăng say với công việc hơn” – anh Hiếu chia sẻ.
Trong thời điểm này, mục tiêu chung của các doanh nghiệp là chi phí tối thiểu nhưng hiệu quả, lợi nhuận phải tối đa. Khi làm việc tại nhà, chủ sử dụng lao động không phải trả lương cơ bản, các loại bảo hiểm, thực hiện các điều khoản ràng buộc khác…như khi ký hợp đồng lao động dài hạn mà chỉ có trách nhiệm thanh toán tiền công cho người lao động trên mỗi sản phẩm họ làm ra. Người lao động hoàn toàn chủ động về thời gian và họ có thể nhận nhiều công việc cùng một lúc. Đối tượng có nhu cầu làm việc tại nhà thường là những bà mẹ đang nuôi con nhỏ, người vừa nghỉ hưu nhưng vẫn còn đủ sức khỏe làm việc, sinh viên hoặc những người sinh sống ở các khu vực xa trung tâm…
Video đang HOT
Trước nhu cầu về việc làm tại nhà ngày càng cao của người lao động, đã xuất hiện các đối tượng lừa đảo, gửi thư rác với nội dung đăng tin tuyển dụng vào hộp thư điện tử của nhiều người. Mục đích chính của các đối tượng này là đánh cắp thông tin cá nhân để thực hiện mục đích xấu. Bạn Lê Thu Hải – sinh viên Trường ĐH Văn hóa chia sẻ, khi kiểm tra hộp thư, thấy thông tin tuyển dụng được gửi đến với mức lương cao, Hải rất mừng nên nhấp chuột vào đường dẫn ở trong thư. Ngay sau đó, Hải mất luôn địa chỉ email và mật khẩu.
Muôn mặt lừa đảo
Chị Đào Thị Vân ở khu đô thị mới Xa La, quận Hà Đông chia sẻ, do mới sinh con, bố mẹ hai bên ở xa nên chị phải ở nhà trông con. Đây cũng là lý do khiến chị Vân bị mất việc làm. Để có thêm thu nhập, chị Vân muốn tìm một công việc có thể làm tại nhà. Sau khi đọc được thông tin một công ty tuyển kế toán làm việc tại nhà với mức lương 4 triệu đồng/tháng, chị Vân đã nộp hồ sơ và được gọi đến phỏng vấn.
Tuy vậy, khi phỏng vấn, chị Vân chỉ được hỏi mấy câu rất chung chung trong thời gian rất ngắn, như “nghỉ làm lâu chưa, mức lương bao nhiêu, đã có mấy con”… Trước khi kết thúc phỏng vấn, người đặt câu hỏi nói với chị Vân nếu muốn đi làm phải nộp 300.000 đồng, gọi là phí đào tạo và duy trì phần mềm, khoản thu này không có hóa đơn. Để được việc, chị Vân chấp nhận nộp tiền và ra về, đợi điện thoại từ công ty. “Đã hai tuần trôi qua, tôi chưa nhận được thông tin nào về công việc của mình. Tôi gọi lại thì người trực điện thoại cho biết “công ty đang trong quá trình hoàn thiện bộ máy và phần mềm quản lý nhân viên” nên tôi tiếp tục phải chờ. Tôi yêu cầu được rút lại khoản tiền đã nộp thì không được chấp nhận” – chị Vân thở dài.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, không ít người lao động khi tìm đến nhà tuyển dụng, họ được yêu cầu phải mua một sản phẩm của công ty này nếu muốn được trúng tuyển. Và trong vòng 1 tháng, nếu người trúng tuyển không giới thiệu được ít nhất 3 -5 người khác mua sản phẩm, họ sẽ bị mất việc.
Theo ông Phạm Đình Nam – Giám đốc một Trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, việc tìm được một công việc làm tại nhà với thu nhập ổn định không đơn giản. Trước tiên, mỗi cá nhân cần xác định cách làm việc này có hợp với mình hay không bởi khi nhận việc làm tại nhà, họ sẽ không được hưởng chế độ đãi ngộ như với nhân viên cố định. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần thường xuyên giữ kết nối với nhà tuyển dụng để đảm bảo công việc mình đang làm sẽ được trả lương, sắp xếp công việc nhà hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng hạn.
Cũng theo ông Nam, để tránh bị lừa, người lao động hãy kiểm tra thật kỹ thông tin về đơn vị tuyển dụng (tên công ty, địa chỉ, giấy đăng ký kinh doanh, uy tín của công ty này…) trước khi tham gia dự tuyển.
Huệ Linh
Theo ANTD
Nhiều giáo viên hợp đồng mất việc
Tỉnh Thanh Hóa có quyết định chuyển đổi 24 trường THPT bán công sang THPT công lập từ tháng 3/2010. Cũng từ đây, nhiều giáo viên ký hợp đồng giảng dạy đã nhiều năm với các trường trên bỗng dưng mất việc dù quyết định chuyển đổi có ghi rõ "ưu tiên" tuyển dụng họ.
Tỉnh Thanh Hóa có quyết định chuyển đổi 24 trường THPT bán công sang THPT công lập từ tháng 3/2010. Cũng từ đây, nhiều giáo viên ký hợp đồng giảng dạy đã nhiều năm với các trường trên bỗng dưng mất việc dù quyết định chuyển đổi có ghi rõ "ưu tiên" tuyển dụng họ.
Ông Nguyễn Huy Hậy (là thương binh hạng 3/4) ở thôn Trù Ninh, xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) phản ánh: "Con gái tôi là Nguyễn Thị Gia, tốt nghiệp Đại học Sư phạm chính quy khoa Địa lý với trình độ khá, được nhận dạy hợp đồng với Trường THPT Lê Viết Tạo từ năm học 2009-2010 đến hết năm học 2010-2011. Thời điểm con tôi được hiệu trưởng trường nhận dạy hợp đồng, trường đang thiếu giáo viên môn Địa lý. Năm học 2011-2012, trường chấm dứt hợp đồng giảng dạy với con gái tôi và nhận một giáo viên địa lý từ trường khác chuyển về".
Nhiều giáo viên ký hợp đồng giảng dạy đã nhiều năm bỗng dưng mất việc
Bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho hay, có hơn 200 giáo viên hợp đồng như cô Gia ở 24 trường THPT bán công của tỉnh trước đây. Cô Gia không được chuyển sang công lập là đúng với quy định của UBND tỉnh.
Tuyển dụng có đúng quy định?
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 27/2, ông Bùi Khắc Hùng - Hiệu trưởng Trường THPT Lê Viết Tạo cho biết: Sau khi nhà trường nhận quyết định chuyển đổi sang hệ công lập năm 2010, đến năm 2011-2012, ngành chức năng mới cho phép tuyển dụng số giáo viên đang thiếu.
Tuy nhiên, việc tuyển dụng được thực hiện theo hình thức tiếp nhận thuyên chuyển giáo viên đã biên chế từ trường thừa sang trường thiếu. Sau khi tiếp nhận thuyên chuyển xong mà vẫn thiếu thì mới tuyển dụng giáo viên mới.
Thời điểm đó, có 8 giáo viên hợp đồng đang giảng dạy những môn mà theo chỉ tiêu biên chế là đang thiếu giáo viên. Trong đó có những giáo viên đã giảng dạy hơn 5 năm.
Khi thực hiện tuyển dụng giáo viên cho đủ biên chế theo quy định, trường đã chấm dứt hợp đồng với 8 giáo viên trên và đầu năm học 2011- 2012 tiếp nhận 7 giáo viên đã biên chế từ các trường khác chuyển về.
Cụ thể: 1 giáo viên dạy Địa lý từ trường THPT Hậu Lộc 1; 1 giáo viên Tin học từ trường THPT Thạch Thành 4; 2 giáo viên Tiếng Anh từ trường THPT Mường Lát và Thường Xuân 2; 1 giáo viên Kỹ thuật công nghiệp từ trường THPT Cẩm Thủy 2; 1 giáo viên dạy Hóa từ trường THPT Cẩm Thủy 2; 1 giáo viên dạy Giáo dục quốc phòng từ THPT Mường Lát.
Cũng đầu năm 2011-2012, Sở GD-ĐT Thanh Hóa thông báo công khai việc tuyển dụng 315 giáo viên về 57 trường THPT (có chi tiết tuyển dụng từng môn của mỗi trường).
Đối chiếu trên bảng chỉ tiêu mà Sở GD&ĐT thông báo, thấy: THPT Hậu Lộc 1 cần tuyển 1 giáo viên môn Địa lý; THPT Mường Lát cần tuyển 4 giáo viên Tiếng Anh; THPT Thạch Thành 4 cần tuyển 1 giáo viên dạy Tin học; THPT Cẩm Thủy 2 cần tuyển giáo viên môn Hóa học...
Trong khi đó, văn bản số 667 hướng dẫn thuyên chuyển giáo viên năm 2011 của Sở GD-ĐT Thanh Hóa ghi: "Đối với trường giải quyết chuyển giáo viên đi: Không giải quyết thuyên chuyển giáo viên đang trong thời gian thử việc; tập trung giải quyết đối với những bộ môn thừa so với nhu cầu. Đối với các trường ở miền núi và vùng khó khăn, cần quan tâm giải quyết đối với giáo viên đã công tác lâu năm, khi có nhu cầu cá nhân và điều kiện để thuyên chuyển".
Như vậy, những giáo viên mà Trường THPT Lê Viết Tạo tiếp nhận không phải là thừa từ những trường cho giáo viên chuyển đi. Trong đó có giáo viên chuyển đi đã không giảng dạy ở trường miền núi hoặc trường ở vùng khó khăn...
Ông Bùi Khắc Hùng lý giải thêm: "Trong quyết định chuyển đổi có nói "ưu tiên" tuyển dụng những giáo viên đang hợp đồng với nhà trường, nhưng không có hướng dẫn cụ thể nào nói rõ là "ưu tiên" như thế nào. Chúng tôi buộc phải chấm dứt hợp đồng, và đề nghị các giáo viên này nộp hồ sơ về Sở xét tuyển theo quy định".
Theo Hoàng Lam (Tiền Phong)
Vào biên chế - 100 triệu đồng Thị trường tham nhũng có rất nhiều thứ để bán và cũng có rất nhiều thứ để mua. Đã bán, đã mua thì phải có giá. Tuy nhiên, giá cả của các thứ được bán, mua trên thị trường này thường chỉ mập mờ, lấp lửng như ma trơi ở ngoài nghĩa địa. Bạn chẳng có cách gì để biết được chính xác...