Cảnh giác với tư duy kinh tế “ảo tưởng”
Cảnh giác với tư duy kinh tế “ảo tưởng”. Thế giới không tốt lên mà ta lại tốt lên. Nếu không được nhìn nhận cẩn thận dễ sinh ra ảo tưởng.
Giá dầu khiến cả thế giới bất an. Ta vừa hưởng lợi, vừa thiệt hại
Sáng 14.3, Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính 2015 (Dự thảo) được Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) công bố thu hút nhiều ý kiến của chuyên chuyên gia, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ.
“Cơ thể phát triển không đồng đều”
Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch NFSC nhận định: Điểm nổi bật trong nền kinh tế năm 2015 là đạt thành tựu kép: Kiểm soát được lạm phát trong khi vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong bối cảnh các nền kinh tế thế giới đều tăng trưởng chậm hơn nhiều so với dự báo.
Kể từ năm 2013 đến nay , hàng năm NFSC đều công bố báo cáo với mục tiêu để “Thay đổi tư duy làm chính sách, tăng thêm tính định lượng trong các phân tích dự báo. Tuy nhiên, công việc này vẫn gặp nhiều khó khăn vì dữ liệu thống kê của VN còn nhiều hạn chế và không sạch”, ông Ngoạn cho biết.
Báo cáo đã chỉ ra những khó khăn mà nền kinh tế năm 2016 phải đối mặt với việc kinh tế thế giới khó lường, nguồn lực tài chính quốc gia hạn chế trong bối cảnh Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo nền kinh tế cần tới 10 triệu tỷ đồng vốn đầu tư.
Mặc dù đưa ra những kết quả “xét nghiệm” tương đối lạc quan về nền kinh tế, song ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch NFSC cũng chỉ ra những lo lắng về sức khỏe của nền kinh tế.
“Tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng tăng 12,4%, tín dụng tăng 19% chứng tỏ cơ thể phát triển có phần không đồng đều. Hay như nhờ chống đô la hóa bằng cách triệt tiêu lãi suất khiến tỷ giá ổn định, nhưng rõ ràng tình trạng đô la hóa lại tăng lên”, ông Phước cho biết.
Video đang HOT
Liên quan đến Thông tư 36, cụ thể là đến BĐS và nợ xấu, ông Phước nói một cách hình ảnh : “Khi nhiệt độ tăng quá thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống” để không tạo ra tình trạng bong bóng BĐS trong tương lai. Tôi cho rằng không nên lo lắng nhưng cần phải có sự can thiệp sớm. Tín dụng BĐS cần phải được điều chỉnh từ NHNN”, ông Phước nhấn mạnh.
Năm 2016, gia tốc tăng trưởng sẽ chậm lại, do tăng trưởng chủ yếu phụ thuộc vào FDI, chứng tỏ nội lực trong nước còn yếu. Bội chi ngân sách cao trong bối cảnh trần nợ công khiến cho dư địa cho đầu tư phát triển hạn chế…là những cảnh báo được NFSC dự báo.
Sức khỏe yếu nên cẩn thận khi “phanh ngực”
Ghi nhận sự đóng góp tích cực của báo cáo song TS.Trần Đình Thiên , Viện trưởng Viện Kinh tế VN cho rằng: Báo cáo nhận diện bối cảnh thì tốt nhưng cần đánh giá tác động, đưa ra những kết quả sâu hơn bởi tác động của bối cảnh đến nền kinh tế rất mạnh. Chẳng hạn Trung Quốc tác động đến cả thế giới. Ta yếu lại mở cửa mạnh, nghĩa là “phanh ngực” thì rất sợ, vậy nên cần sự đánh giá chính xác.
“Giá dầu khiến cả thế giới bất an. Ta vừa hưởng lợi, vừa thiệt hại” cũng nên được phân tích đánh giá thấu đáo hơn.
Cảnh giác với tư duy “ảo tưởng”, TS Thiên cho rằng: “Thế giới không tốt lên mà ta lại tốt lên. Nếu không được nhìn nhận cẩn thận dễ sinh ra ảo tưởng”, ông Thiên cảnh báo.
Năm nay ngân sách rất gay. Thị trường tài chính cần nguồn lực để tái cơ cấu nền kinh tế. Vậy nút thắt cơ cấu ở đâu? Hiểm họa của năm nay như thế nào, cần phải được cảnh báo rõ hơn.
Cùng đồng tình với ông Thiên, nguyên Thống đốc NH Lê Đức Thúy cho rằng: Đánh giá cái đã qua để hình dung cái sắp tới nên hình dung gì, nên làm gì, nhìn 2016 có gì khả quan.
Chẳng hạn về dự báo năm 2016 VN sẽ xếp thứ 2 trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Liệu có khả quan như thế hay không?. “VN hay bị tư duy một chiều. Dự báo tốt cứ tin là nó tốt mà không lường hết những biến động”, ông Thúy nói.
Ông Thúy đặt vấn đề: “Nợ xấu dưới 3% là an toàn quá nhưng tại sao nợ ấu vẫn là vấn đề. Liệu sắp tới có nên mổ xẻ nợ xấu để tìm cho ra một hệ thống ngân hàng lành mạnh”. Hay như tình trạng cả lãi suất huy động và cho vay đều tăng thì không thể nói doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường như 2015.
“Báo cáo cần phải đưa ra những nhận định để giúp cho có cái nhìn thực chất hơn”, ông Thúy đề xuất.
Theo Danviet
Nhập siêu quay trở lại sau 3 năm xuất siêu
Thẩm tra báo cáo kinh tế, xã hội của Chính phủ, Uỷ ban Kinh tế bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng nhập siêu trong năm 2015 đã quay trở lại và việc tăng khai thác dầu thô khi giá ở mức thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Lo ngại việc tăng khai thác dầu thô
Một trong những điểm lo ngại lớn được Uỷ ban kinh tế nêu ra là tình trạng nhập siêu trong năm 2015 đã quay trở lại sau 3 năm (2012-2014) xuất siêu. Mặc dù, việc nhập siêu vẫn nằm trong chỉ tiêu Quốc hội nhưng nhiều ý kiến cho rằng khu vực kinh tế trong nước luôn ở tình trạng nhập siêu, giai đoạn 2011-2014 nhập siêu 56,3 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2015 nhập siêu 15,8 tỷ USD.
Có ý kiến lo ngại nếu thiếu chính sách đủ mạnh thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước thì cơ cấu sản xuất doanh nghiệp trong nước sẽ ngày càng thu hẹp, khó khắc phục tình trạng nhập siêu hiện nay.
Một số ý kiến cũng cho rằng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp. Việc khai thác dầu thô vượt kế hoạch đề ra, mặc dù góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước nhưng trong điều kiện giá dầu ở mức quá thấp sẽ ảnh hưởng hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp 9 tháng đầu năm chỉ tăng trưởng ở mức 2,08% so với mức tăng 2,94% của cùng kỳ năm 2014, nông nghiệp là ngành đóng góp xuất khẩu lớn và xuất siêu khoảng 10 tỷ USD/năm nhưng giảm cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu, chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu tình trạng được mùa mất giá, khó khăn tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng quá lớn đến thu nhập của người sản xuất nhất là nông dân.
Về tình hình ngân sách, Uỷ ban kinh tế nhấn mạnh, cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, cơ cấu chi ngân sách chưa phù hợp, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh. Bội chi ngân sách nhà nước dự kiến là 5% GDP không đạt mục tiêu giảm xuống còn 4,5% GDP (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ).
Có ý kiến cho rằng chưa khắc phục được việc sử dụng một phần bội chi ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên và trả nợ. Nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015 và áp lực nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh; kỷ cương, kỷ luật tài chính chưa nghiêm.
Kinh tế có thể khó khăn hơn năm 2015
Về dự báo tình hình, mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2016, nhiều ý kiến trong Ủy ban kinh tế đề nghị cần đánh giá thêm các mặt thuận lợi, thời cơ, thách thức mới, nhất là sau các chuyến thăm và làm việc rất thành công của các đồng chí lãnh đạo cao nhất nước ta tại một số nước có nền kinh tế lớn gần đây và sự kiện kết thúc đàm phán TPP.
"Có ý kiến cho rằng phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 dự kiến khó khăn hơn năm 2015 với tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm nhất là các nước đối tác kinh tế lớn với nước ta.
Với thực trạng bội chi ngân sách nhà nước cao, nợ công gần sát trần giới hạn, chu kỳ trả nợ ngày càng lớn, nợ xấu không thể xử lý nhanh, lãi suất cho vay ở mức cao khó giảm theo diễn biến tăng chỉ số giá tiêu dùng trong khi thị trường vốn phát triển chậm thì dư địa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ không còn nhiều, mức độ điều hành linh hoạt sẽ khó khăn", ông Giàu nhấn mạnh.
Về bội chi ngân sách nhà nước, đa số ý kiến trong Uỷ ban kinh tế cho rằng phục hồi của nền kinh tế chưa mạnh mẽ, nếu như tiếp tục giảm đầu tư công quá lớn trong khi xã hội hóa đầu tư vào khu vực dịch vụ công chưa nhiều sẽ dẫn đến giảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội, việc duy trì mức chi khá cao là cần thiết để giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
Vì vậy, đề nghị bội chi ngân sách nhà nước là dưới 5%. Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần báo cáo rõ lộ trình giảm bội chi ngân sách nhà nước và nợ công trong giai đoạn 2016-2020, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia...
Ủy ban kinh tế cũng đề nghị đa dạng hóa, phát triển đồng bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động các loại thị trường, bảo đảm vận hành thông suốt và cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.
Thực hiện cơ chế thị trường, cần sớm tách dịch vụ công có khả năng sinh lời ra khỏi các cơ quan quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa đối với cung cấp dịch vụ công, đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo_24h
Hàng không và sự văn minh Các hãng hàng không của Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng ghi nhận. Chỉ trong mấy năm gần đây, hành khách đi máy bay tăng đột biến, bỏ lại những ga tàu hỏa hoang vắng đìu hiu ngay cả mùa tết. Để biết sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia, một trong những cách đo đạc khá chuẩn...