Cảnh giác với trung tâm môi giới nhà trọ
Năm nào cũng vậy, nắm bắt nhu cầu của tân sinh viên (SV) lên thủ đô nhập học, nhiều trung tâm môi giới nhà trọ (TTMGNT) lại thi nhau mọc lên. Với đủ chiêu trò, nhiều trung tâm “ma” đã khiến không ít kẻ trọ phải chịu cảnh mất tiền oan…
Một trung tâm môi giới nhà trọ trên phố Hạ Đình.
Người trọ lãnh đủ…
Theo tìm hiểu, chiêu thức quen thuộc được các TTMGNT sử dụng là dán tờ quảng cáo lên tường, đăng thông tin trên mạng (tại các trang rao vặt, quảng cáo miễn phí). Vì nhu cầu tìm nhà tại một số thời điểm khó, hoặc do chưa hiểu biết, nên nhiều người vẫn tìm đến “cò”. Trên thực tế, qua “cò”, nhiều người cũng tìm được căn nhà trọ ưng ý sau khi mất một khoản phí nhất định. Tuy nhiên, không ít người lại bị sập bẫy các “cò” xấu để rồi tiền mất, nơi trọ không tìm được và lại mua bực vào thân.
Lần theo quảng cáo: “Cho thuê nhà theo yêu cầu, đủ loại giá; riêng chủ; giá điện, nước theo hộ gia đình, có Internet”, chúng tôi tìm đến số nhà 34, ngõ 124 Khương Trung. Khi đến, chúng tôi mới té ngửa, vì đây là TTMG chứ không phải chủ nhà. Theo thỏa thuận, chúng tôi phải mất 100.000 đồng cho “cò” để được dẫn đi, còn sau khi thuê được nhà, chúng tôi phải mất thêm 50% tiền của một tháng trọ cho trung tâm.
Nơi đầu tiên chúng tôi được đưa đến là một phòng trọ cấp 4 nằm sâu trong ngõ Bùi Xương Trạch (quận Thanh Xuân) với giá 1.000.000 đồng/tháng, nhưng phòng chỉ rộng chừng 10m2, cửa ra vào chỉ vừa… một người đi, trần lợp bằng xốp, thủng lỗ chỗ, vữa trát trên tường bở vỡ lem nhem… Không hài lòng, chúng tôi yêu cầu “cò” dẫn đi nhà khác, nhưng bị “cò” từ chối vì đã hết trách nhiệm. Phải nói quá, “cò” này mới dẫn đến một khu khác, nhưng cũng không khá hơn…
Còn Tâm, SV năm thứ 4, Trường ĐH Phương Đông – vẫn chưa quên một “vố” đau. Sau những khoản phí lằng nhằng, cuối cùng Tâm cũng được “cò” chỉ đến ngõ 34, phố Quan Nhân, với lời giới thiệu: “Ở đây tiện nghi lắm, nhà tự quản, mà giá chỉ 800.000 đồng, chủ nhà lại rất tốt… Nếu có vấn đề gì trong vòng nửa năm, cứ quay lại, TT sẽ giải quyết”. Tuy nhiên, mới ở chưa đầy 2 tháng, Tâm đã ngớ người vì “chủ trọ” chỉ là người trông hộ phòng khi chủ đi vắng, nên đã tận dụng cho sinh viên thuê. Nay chủ nhà về nên phải trả. Vậy là số tiền đóng trước mấy tháng của Tâm coi như mất trắng vì “chủ trọ” đã… lặn mất tăm. Tìm trở lại TT thì TT cũng… bốc hơi.
Video đang HOT
Nhiều cảnh ngộ khác, người thuê trọ qua TT gặp phải: Tới NT bị hét giá cao hơn ban đầu, bị “cò” dẫn đi lòng vòng, khiến cho khách thấy nản mà bỏ cuộc…
…khó xử lý trung tâm “ma”
Những sai phạm và phiền nhiễu mà các TTMGNT gây ra rất dễ nhận thấy, song việc xử lý các đối tượng này lại không hề dễ dàng. Bởi phần lớn các TT đều không có giấy phép kinh doanh, thường hoạt động chui, tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Cơ sở hoạt động của TT thường đơn sơ: Chỉ một, hai chiếc bàn với vài nhân viên đặt tại một góc nhà thuê lại và mạng lưới “chân rết” xe ôm, các TT này trực tiếp làm việc với khách, khi được họ tìm đến. Nơi tập trung đông nhất các TTMGNT là khu vực các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân… nơi đông người lao động và SV cư trú.
Việc địa bàn hoạt động của các TT không cố định, nên đã gây khó khăn cho việc xử lý của cơ quan chức năng. Theo đại úy Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Trưởng Công an phường Thượng Đình – hễ thấy công an đi kiểm tra, các đối tượng này lại “giải tán” văn phòng, khi lực lượng chức năng đi khỏi, lại hoạt động như thường.
Theo ông Hùng, các tân SV nên tìm hiểu thật kỹ thông tin, thận trọng khi liên hệ với TT, để tránh rủi ro. Còn theo ông Ngô Văn Minh – Trưởng phòng Công tác HS-SV, Trung tâm hỗ trợ HS-SV (ĐHQG Hà Nội) – “các tân SV nên thông qua người quen, hoặc các tổ chức tình nguyện để tìm hiểu về NT. Hiện các trường đều có một bộ phận SV tình nguyện lo nhiệm vụ này. Nếu không, SV có thể liên hệ với Ban trường học của Thành đoàn HN để được tư vấn, sẽ rất thiết thực”.
Theo Lao Động
Nữ sinh viên sập hố 'làm thêm'
Những tờ rơi "tìm người giúp việc", "nghề phù hợp cho nữ sinh viên" được dán ở mọi ngóc ngách của thành phố.
Những tấm biển "tuyển gấp", "cần người làm thêm bán thời gian"... Những tờ rơi "tìm người giúp việc", "nghề phù hợp cho nữ sinh viên" được dán chi chít trên mọi ngóc ngách của thành phố. Đằng sau đó là những trung tâm "ma", những "độc chiêu" móc túi người cần việc, những cái bẫy với nữ sinh viên khốn khó.
"Vé đồng hạng" cho... các nạn nhân
Những tờ rơi "tìm người giúp việc", "nghề phù hợp cho nữ sinh viên" được dán chi chít trên mọi ngóc ngách của thành phố.
"Tôi mất 200.000 đồng làm thủ tục để được đi làm nhân viên bán vé máy bay theo quảng cáo. Sau đó, tôi được dẫn đến phòng bán vé của công ty trên phố Thái Hà, nộp thêm 100.000 đồng làm thẻ nhân viên và... mua tài liệu về nghiên cứu. Hôm sau đến chỗ làm thì được yêu cầu là phải bán được 5 vé trở lên mới có lương. Vì mất tiền nên tôi đã cố gắng làm thử nhưng cả 2h liền không bán được vé nào, đành chấp nhận mất tiền oan..." Thu Hằng, sinh viên ĐH Công đoàn Hà Nội.
Để tìm một công việc làm thêm, lựa chọn hàng đầu của sinh viên là các trung tâm môi giới việc làm. Nắm bắt được tâm lý đó, các trung tâm môi giới việc làm trá hình cũng liên tiếp tung ra những chiêu "móc túi". Thu Trang, sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội kể: "Mình đã mất 200.000 đồng để có một công việc là gấp phong bì với mức lương 500 đồng một sản phẩm. Sau khi nộp tiền và đến theo địa chỉ trung tâm cho thì chủ chỗ làm bắt thử việc một ngày. Lúi húi gấp theo chỉ bảo của họ cả một buổi thì được hẹn mai đến lấy hàng mang về nhà làm.
Ai ngờ, hôm sau tới thì được thông báo: Chị kiểm tra rồi, những sản phẩm hôm qua em gấp đều không đúng yêu cầu, nên chị không thể nhận em được". Mất oan 200.000 đồng, Thu Trang quay lại trung tâm xin họ bố trí cho việc khác thì họ trả lời: "Chị đã đưa em đến đúng chỗ như trong hợp đồng và họ cũng nhận em rồi, giờ em làm không được họ đuổi thì lỗi của em". Thế là Thu Trang đành chấp nhận mất tiền rồi ngậm ngùi ra về không biết kêu ai.
Còn Thúy Liễu, sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội thì bức xúc: "Cách đây hai tháng, khi đi qua đường Phạm Văn Đồng, đọc thấy các biển quảng cáo "tuyển gấp", mình đã ghé vào. Sau khi nghe một chị nhân viên tư vấn, mình thấy công việc đúng sở thích của mình, lương lại hấp dẫn nên đã nộp gần 300.000 đồng để nhận công việc "làm lễ tân cho các hội nghị". Hôm sau đến làm theo địa chỉ, thì công việc mà chị ta gọi là "nhân viên lễ tân trong hội nghị" lại là phục vụ trong một... quán nhậu"!.
Cũng rơi vào tình trạng như Thu Trang, Lan Anh, sinh viên Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội cho biết: "Cầm tờ rơi trên tay với nội dung tuyển gấp 30 cộng tác viên làm việc với chuyên gia nước ngoài, ưu tiên sinh viên sinh năm 1991, 1992. Lương là 1 - 2 triệu đồng/ tháng. Mình liền gọi cho số điện thoại ghi trên đó, để nhận lịch phỏng vấn. Theo đúng hẹn, mình đến 87B Cự Lộc, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội và gặp chị Trần Thùy Dung là người trực tiếp phỏng vấn. Với mấy câu hỏi mình dễ dàng được nhận vào làm, nhưng phải nộp 200.000 đồng làm hồ sơ. Mình đã đồng ý ngay vì nghĩ được làm việc với người nước ngoài vừa kiếm thêm thu nhập vừa học hỏi kinh nghiệm giao tiếp. Hôm sau đến làm thì công ty ấy đã "biến mất tăm", gọi điện thì không ai nhấc máy...".
Đi với "ma" để xem... "áo giấy"!
Để làm rõ những thông tin các sinh viên bị lừa đảo cung cấp, trong vai người đi xin việc, chúng tôi đến một trung tâm giới thiệu việc làm trên đường Phạm Văn Đồng. Một cô gái trạc tuổi 30 tự xưng là giám đốc trung tâm vừa chơi game trên máy tính vừa hỏi chuyện chúng tôi. Sau màn "phỏng vấn" độc nhất vô nhị đó, chúng tôi được bố trí công việc trực điện thoại cho một công ty du lịch mà cô gái này không nói tên. Tuy nhiên: "Nếu các em xác định đi làm thì nộp 250.000 đồng tiền hồ sơ rồi sẽ có người đưa đi nhận việc". Nói là "tiền hồ sơ" nhưng khi đi nhận việc không hề có một bộ hồ sơ nào được mang theo.
Đặc điểm "nhận dạng" của những "việc làm ảo" trên các tờ rơi, áp-phích là khônguhm ghi rõ thông tin, địa chỉ của nơi tuyển dụng, chỉ đề tên và số điện thoại với dòng chữ "liên hệ trực tiếp".
Chúng tôi được dẫn đến một quán cà phê nằm trên đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội) với lý do gặp quản lý của công ty và trao đổi công việc. Khi chúng tôi đề nghị gặp trực tiếp tại văn phòng làm việc công ty thì nhận được câu trả lời: "Công ty mới chuyển đến, đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa có phòng tiếp khách. Sau khi thỏa thuận và cả hai đều đồng ý thì mới đưa nhân viên đến làm luôn". Sau đó chúng tôi phải nộp thêm 100.000 đồng, số tiền mà người quản lý gọi là "để chắc chắn các em sẽ làm việc, vì nếu nhận rồi mà không đến lại làm nhỡ việc công ty. Khi nào thành nhân viên chính thức sẽ được trả lại". Chúng tôi đã làm theo mọi yêu cầu để có thể tận mục sở thị những "quái chiêu" tiếp theo.
Và đúng như lời kể của một vài nạn nhân trước đó, sau hai ngày hẹn gặp, người tự xưng là "quản lý công ty du lịch lữ hành" nói trên đưa chúng tôi đến một văn phòng không tên trên đường Trần Duy Hưng để nhận việc hoàn toàn khác với thỏa thuận ban đầu: Phát tờ rơi. Để biện minh cho sự vô lý này, người quản lý giải thích rành rọt: "Quy định của công ty là thời gian đầu nhân viên phải đi phát tờ rơi nhằm "học đường" và tăng kỹ năng giao tiếp để khi trở thành nhân viên chính thức mới có thể chỉ đường cụ thể qua điện thoại". Họ cũng đưa ra những yêu cầu khắt khe để không bao giờ người xin việc có thể trở thành nhân viên chính thức như: Phải có ít nhất 3 người cầm tờ rơi mang mã số của người phát đến xin tư vấn. Quả là một việc khó hơn... lên giời!
Quả là chuyện lừa đảo việc làm với sinh viên đang ngày một tinh vi, khó lường hơn!
Theo Giadinhnet
Dịch vụ 'tút' xe máy hét giá, 'đuổi' khách không hết Những ngày cận Têt, tâm ly "năm mơi, cai gi cung mơi đê lây may" khiến không ít người mạnh tay chi tiền đê "tut" lai chiêc xe cua minh. Những ngày này, tại các điểm dich vu lam đep xe như dan decal, sơn tut, boc yên ở Hà Nội tấp nập khách vào, ra do nhu câu lam mơi phương tiên...