Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo tích hợp sổ đỏ vào ứng dụng VNeID
Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo mới vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đưa ra nhằm khuyến cáo người dùng cảnh giác.
Theo Cục An toàn thông tin, lợi dụng việc nhiều người dân chưa nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến việc cài đặt ứng dụng VNeID, các đối tượng lừa đảo đã liên tục gọi điện, sau đó gửi đường link qua các trang mạng xã hội yêu cầu người dân truy cập và cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật và yêu cầu kích hoạt, tích hợp sổ đỏ vào ứng dụng này.
Trong khi đó, cơ quan Công an khẳng định, tất cả cuộc gọi điện, liên lạc qua các ứng dụng mạng xã hội yêu cầu, hướng dẫn kích hoạt VNeID đều là giả mạo với mục đích lừa đảo, lấy cắp thông tin cá nhân của người dân.
Video đang HOT
Khuyến cáo người dân không nên cài đặt ứng dụng VNeID từ những nguồn không chính thống.
Qua các chiêu trò lừa đảo như trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân chỉ nên cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hay truy cập vào các đường link lạ trên bất kỳ một phương tiện truyền thông nào.
Lực lượng Công an chỉ hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử trực tiếp, hoàn toàn không qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. Nếu có thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân hãy liên hệ với cảnh sát khu vực hoặc cơ quan công an gần nhất, hoặc qua đường dây nóng Bộ Công an hoặc công an nơi cư trú.
Cũng theo Cục An toàn thông tin, trên địa bàn Hà Nội vừa xuất hiện thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao giả mạo người của UBND quận thông báo công dân sai dữ liệu dân cư.
Các đối tượng liên tục gọi điện, giả danh nhân viên, cán bộ làm việc tại UBND phường, quận, thông báo với nạn nhân rằng dữ liệu cá nhân bị sai, đề nghị ra UBND để chỉnh sửa; yêu cầu cung cấp thông tin CMND, thúc giục người dân đi làm CCCD… Thủ đoạn của các đối tượng nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân của người dùng để phục vụ vào mục đích xấu.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước và các cơ quan tư pháp để yêu cầu điều tra vụ án, nhận tiền hoặc yêu cầu đóng các khoản phí, nợ không xác định.
Tuyệt đối không làm theo các yêu cầu, hướng dẫn của nhóm đối tượng liên lạc trên qua điện thoại. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
Chiêu trò dụ dỗ đầu tư chứng khoán để lừa đảo
Việc gia tăng hình thức lừa đảo liên quan đến chứng khoán được người dùng tiếp tục phản ánh qua hệ thống tiếp nhận của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: VNCERT/CC
Theo VNCERT/CC, ban đầu, đối tượng sẽ tạo niềm tin cho người bị hại thông qua các khóa đào tạo đầu tư chứng khoán miễn phí, sau đó lôi kéo vào hội nhóm đầu tư trên mạng xã hội, như Telegram, Zalo... để theo dõi hoạt động đầu tư của các thành viên khác.
Tham gia nhóm đầu tư, người chơi sẽ thấy các "chuyên gia" đặt lệnh, hoạt động đầu tư nhộn nhịp, sinh lời hấp dẫn; được tư vấn mời chào chơi thử với số vốn ít... Thời gian đầu, đối tượng sẽ cho người chơi được hưởng lợi nhuận một cách đơn giản để làm tin; sau đó tiếp tục dụ dỗ người chơi đầu tư thêm tiền để thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Đến thời điểm đã tạo được lòng tin lớn, đối tượng sẽ tung tin bị thua lỗ nên cần đầu tư thêm để gỡ lại. Vì tin tưởng sẽ rút được tiền và kiếm thêm lợi nhuận dễ dàng, nhiều nạn nhân đã nộp tiền nhiều lần vào các tài khoản ngân hàng theo chỉ định của các đối tượng lừa đảo. Đây chính là cái bẫy nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân một cách dễ dàng.
VNCERT/CC khuyến cáo người dân khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) rồi phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, người dân cung cấp các bằng chứng đã có tới cơ quan công an, đề nghị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Lao động thất nghiệp sập bẫy đa cấp Thất nghiệp, nhiều người lao động ở TP.HCM gọi vào số điện thoại trên các bài viết tuyển dụng "việc nhẹ lương cao", hội nhóm mạng xã hội để xin việc để rồi sập bẫy đa cấp biến tướng và bị lừa hàng trăm triệu đồng. Gần đây, Báo Thanh Niên liên tục nhận được phản ánh về hoạt động của các công...