Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo tách “sổ đỏ”
Nắm bắt được nhu cầu và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số người dân vùng nông thôn, đối tượng đã đến tận nhà đề cập với nội dung có quen biết với một số cán bộ địa chính nên việc tách “sổ đỏ” rất nhanh.
Theo đó, nếu ai có nhu cầu thì phải chi từ 10 triệu đồng trở lên. Thủ đoạn lừa đảo này đã khiến nhiều người dân ở xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi điêu đứng vì tiền mất, nợ nần thêm chồng chất.
Hộ gia đình ông Nguyễn Nhì ở xã Tịnh An là một trong số các gia đình bị đối tượng lừa việc tách Giấy chừng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (còn gọi là sổ đỏ) lấy trên hàng chục triệu đồng rồi cao chạy xa bay.
Tháng 2-2011, biết ông Nhì có ý định tách thửa đất cho con, một đối tượng đến gạ gẫm là có quen với một số cán bộ địa chính nên việc tách sổ đỏ chỉ mất trong thời gian 1 tuần, muốn làm nhanh thì ông Nhì phải chi cho chúng 10 triệu đồng.
Ông Nhì bức xúc trình bày vụ việc với Công an huyện Sơn Tịnh
Cả nhà đều làm nghề nông, hoàn cảnh rất khó khăn nhưng nghe tách được thửa đất, ông Nhì mừng rỡ, đi vay tiền đưa cho đối tượng. Thế rồi, thay vì đợi 1 tuần, ông Nhì phải đợi cả gần 2 năm mà chẳng thấy sổ đỏ đâu. Bức xúc sự việc, ông Nhìn đã gửi đơn đến CAH Sơn Tịnh để trình bày sự việc.
Ông Nhì bức xúc: “Sau khi tôi đưa cho đối tượng 8 triệu đồng, khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, y quay lại bảo cho mượn thêm 6 triệu, nếu không có nhờ tôi vay nóng cho y 6 thêm triệu đồng nữa. Vì muốn có nhanh sổ đỏ, nên tôi cũng chạy đi vây nóng cho đối tượng 6 triệu đồng nữa…kể từ đó, y cũng đi luôn không đến nữa”.
Quá trình xác minh, điều tra, CAH Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã làm rõ chân dung đối tượng chuyên lừa đảo này. Ngày 14-8-2013, CAH đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Nguyễn Xuân Tưởng (SN 1983,trú tại xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Tại cơ quan điều tra đối tượng khai làm nghề tiếp thị, do thua cờ bạc nhiều quá nên đã nảy ý định đi lừa đảo lấy tiền. Theo tìm hiểu, năm 2010, Tưởng thua bạc đến 100 triệu đồng, vợ phải bán nhà để trả nợ cho y.
Mở rộng điều tra CAH Sơn Tịnh phát hiện Tưởng còn lừa đảo 4 trường hợp khác tại xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh, lấy tiền tẩu thoát. Điển hình như trường hợp của bà Lê Thị Thọ, SN 1933, ở xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh.
Đối tượng Nguyễn Xuân Tưởng
Vào tháng 17-6-2011, cũng với thủ đoạn lửa đảo đó, y đến nhà bà Thọ, hứa hẹn sẽ tách sổ đỏ cho bà trong vòng 30 ngày, với số tiền 14 triệu đồng. Nghe vậy, bà Thọ cho người chuyển cho Tưởng 5 triệu đồng trước. Sau khi nhận tiền, Tưởng đến UBND xã Tịnh An xin mẫu làm thủ tục đất đai viết đưa cho bà Thọ ký tên nhằm để tạo sự tin tưởng. Đến ngày 21-6-2013, Tưởng quay lại nhà bà Thọ nói đã làm xong việc tách sổ đỏ, yêu cầu bà đưa thêm 5 triệu đồng nữa để lo chuyện…Nhận được tiền, Tưởng lại tiếp tục nướng vào các sòng bạc.
Trung úy Trần Minh Tuấn – Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH CAH Sơn Tịnh cho biết: Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi có chủ trương mở rộng TP Quảng Ngãi qua địa bàn huyện Sơn Tịnh, nên tình hình đất đai đang nóng lên từng ngày. Trước tình hình trên đề nghị bà con nhân dân cần nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo, góp phần giữ ổn định tình ANTT trên địa bàn và chính tài sản của mình.
Trần Văn
Theo ANTD
3 trẻ chết sau tiêm: Hồi hộp chờ nguyên nhân
Theo dự kiến, 14 giờ chiều nay (22/7), các ngành chức năng của tỉnh Quảng Trị, Viện Vệ sinh dịch tể Trung ương sẽ có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị, để thông báo kết quả điều tra ban đầu về nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B.
Trong khi đó đã có nhiều luồng dư luận hoài nghi về chất lượng vắc-xin cũng như những băn khoăn liệu có nên tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h đầu sau sinh?
Có nên tiêm vắc-xin viêm gan B cho trong 24h đầu sau sinh?
Trả lời báo chí, GS.TS Nguyễn Khắc Mẫn, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu và sản xuất vắc-xin sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) nhận định, vắc-xin viêm gan B rất ít khi gây ra phản ứng nặng.
Việc 3 trẻ tử vong ngay sau tiêm ngay tại một nơi, trên cùng một lô vắc-xin, là rất đáng lo ngại. Còn GS.TS Nguyễn Đình Bảng - nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vắc-xin và sinh phẩm y tế quốc gia, cho rằng cần xem lại quy trình tiêm chủng và cân nhắc việc thay đổi lịch tiêm vắc-xin viêm ban B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh. "Tôi nghĩ việc thực hiện tiêm chủng đối với vắc-xin này chưa hợp lý chứ không nghi ngờ về chất lượng vắc-xin. Lọ vắc-xin được bảo quản trong tủ lạnh, vì vậy, cần phải làm ấm trước khi tiêm cho trẻ, nếu không trẻ có thể bị sốc vì lạnh, nhất là với trẻ vừa sinh", GS Bảng phân tích.
Theo GS Bảng, không nên tiêm vắc-xin cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh mà nên thực hiện mũi tiêm đầu tiên khi trẻ đã được 2 - 3 tháng tuổi để tránh những tác động lạ khi đứa trẻ mới chào đời. "Rất khó tìm nguyên nhân phần lớn vụ phản ứng sau khi tiêm vắc-xin. Khi khám sàng lọc nước tiêm phải thực hiện đầy đủ các bước như cân nặng, sức khỏe, có cơ địa dị ứng hay không, kỹ thuật tiêm, chỉ định tiêm, nhưng chúng ta thường ít lưu ý và thường bỏ qua. Nếu kiểm tra đầy đủ thì có thể tìm ra được nguyên nhân", GS Bảng lưu ý.
Người nhà đau đớn trước cái chết của cháu bé
Ông Nguyễn Trần Hiển, Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, trung bình mỗi năm có 10 - 12 trường hợp phản ứng nặng dẫn đến tử vong sau khi tiêm vắc-xin. Con số này còn tăng vọt kể từ năm 2012, với chuỗi phản ứng liên quan đến vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem (từng bị tạm dừng để điều tra nguyên nhân và được đề nghị sử dụng lại vào tháng 6).
Điều đáng nói, trước đó, đã có 9 trường hợp trẻ em bị tai biến, tử vong sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem. Đây là loại vắc-xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010, áp dụng tiêm miễn phí cho trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi. Vắc-xin này do Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ đến hết năm 2015. Sau khi liên tục có những ca tai biến, tử vong ở trẻ em sau tiêm, nhiều ý kiến cho rằng Bộ Y tế nên ngừng sử dụng ngay loại vắc-xin này để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ em tiêm chủng. Nhưng phải đến khi cháu bé thứ 5 tử vong, Bộ Y tế mới ra quyết định tạm ngừng sử dụng loại vắc-xin này. Và chỉ hơn 1 tháng sau, ngày 20/6, Bộ Y tế ngay lập tức đề nghị sử dụng loại vắc-xin này.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi - BV Bạch Mai cho rằng, quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia là tiêm vắc-xin viên gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, tuy nhiên không thể áp dụng một cách cứng nhắc với tất cả các trường hợp mà trước khi tiêm bác sĩ cần phải khám cẩn thận cho tất cả các bé. Sau khi khám, nếu bác sĩ khẳng định trẻ không bị bệnh gì, sức khỏe tốt thì mới tiêm mũi vắc-xin viêm gan B, lý do vì ngày đầu sau sinh của trẻ có diễn biến rất khó lường. Thực tế có những trẻ sinh ra có khóc, bú tốt, nhưng chỉ sau 6 - 12 giờ đã bị suy hô hấp. Nếu không theo dõi kỹ sức khỏe của trẻ mà tiêm vắc-xin luôn trong thời gian này, có thể trẻ bị tai biến hoặc tử vong là do bệnh chứ không phải do vắc-xin nhưng chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề phức tạp.
Một số chuyên gia khác về tiêm chủng khuyến cáo, không nhất thiết phải tiêm mũi viêm gan B ngay 24 giờ đầu sau sinh mà có thể tiêm trong tháng đầu sau sinh, khi đứa trẻ đã cứng cáp hơn để giảm thiểu tỷ lệ tai biến.
Hồi hộp chờ nguyên nhân
Ngay trong tối 21/7, đoàn chuyên gia của Bộ Y tế do GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư dẫn đầu đã đến Quảng Trị. Đoàn đã lập tức có cuộc làm việc nhanh với lãnh đạo Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị để nắm thêm thông tin.
Báo cáo với đoàn, ông Nguyễn Xuân Tường, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị báo cáo rằng, hai lô vắc-xin V-GB 020812E và V-GB 030812E (ba liều đã tiêm cho ba trẻ tử vong thuộc hai lô này) được cấp theo chương trình tiêm chủng mở rộng về Quảng Trị với 8.000 liều, đã được phân bổ về các cơ sở tiêm chủng 3.600 liều và hiện vẫn còn khoảng 4.400 liều. Phía đoàn chuyên gia chưa có bình luận gì về nguyên nhân vụ ba cháu bé sơ sinh bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin phòng viêm gan B tại H.Hướng Hóa mà chủ yếu chỉ lắng nghe báo cáo và đặt một số câu hỏi liên quan.
Ông Nguyễn Đức Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, nhận định ban đầu từ phía các cơ quan chức năng địa phương qua việc khám nghiệm ban đầu, có thể ba trẻ tử vong do sốc phản vệ. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn chưa thê khẳng định nguyên nhân cuối cùng. Hiện tỉnh Quảng Trị đã thông báo về toàn tuyến y tế cơ sở dừng việc tiêm chủng lô vắcxin nói trên.
Nguyên nhân dẫn đến 3 cháu bé sơ sinh chết sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B, vẫn còn chờ đến chiều nay (22/7).
Theo Khampha
Giả con dấu Bộ Công an lừa tiền từ thiện Nguyễn Hữu Phước được cho là mạo nhận nhân viên Đoàn ca múa nhạc Công an nhân dân, làm giả con dấu Bộ Công an và tỉnh Quảng Nam để lừa tiền các tổ chức, cá nhân dưới chiêu "làm từ thiện". Công an huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) vừa bắt khẩn cấp Nguyễn Hữu Phước (ngụ huyện Thăng Bình, Quảng Nam) để...