Cảnh giác với sốt virut ở trẻ
Thời điểm chuyển từ hè sang thu, nhiệt độ trong ngày chênh nhau nhiều, khiến trẻ nhỏ mắc bệnh và nhập viện tăng, nhất là những trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp, viêm phổi, sốt virut…
Tỷ lệ bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện tăng nhanh: Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội khoảng 300 trẻ mỗi ngày, Thanh Nhàn 200 trẻ, Đức Giang 120, Bắc Thăng Long 160… Vì vậy, các phụ huynh cần chăm sóc trẻ để phòng tránh bệnh sốt virut trong thời tiết chuyển mùa.
Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị sốt virut
Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,…
Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng, không có máu, chất nhày.
Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
Kiên trì hạ sốt và bù nước
Video đang HOT
Sốt do vi rút, trẻ sốt cao liên tục trong nhiều ngày, có những trẻ chỉ sốt về đêm, về chiều, rồi kèm theo các triệu chứng sổ mũi nhiều, họng đỏ gây kích thích khiến bé có tiếng ho, rồi có cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ…
Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Kháng sinh không có hiệu quả điều trị sốt vi rút. Trẻ đã bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày, cơ thể đã mệt mỏi nay lại uống thêm kháng sinh, sức đề kháng càng giảm. Có trẻ còn bị tác dụng phụ của kháng sinh gây đi ngoài… sức khỏe càng yếu, khiến sốt càng kéo dài. Vì thế, điều quan trọng là dùng thuốc hạ sốt và bổ sung thêm nước (nước trái cây, dung dịch oresol…).
Lưu ý, nhiều trường hợp, trẻ mới dùng thuốc hạ sốt được 2 – 3 tiếng đã tái sốt lại thì không cho trẻ uống tiếp thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào bẹn, nách, trán… Nếu trẻ kèm theo triệu chứng sổ mũi nhiều thì cần rửa nước muối sinh lý hàng ngày giúp mũi thông thoáng.
Phải đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:
- Sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả.
Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.
Để phòng bệnh trong thời điểm chuyển mùa, cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày và chú ý mặc quần áo theo thời tiết.
Vì thời điểm này, về đêm khuya và sáng sớm đã hơi se lạnh, trong khi buổi trưa lại nắng gay gắt, nên cần điều chỉnh quần áo cho trẻ thường xuyên, vừa phòng nguy cơ nhiễm lạnh, vừa phòng nguy cơ đổ mồ hôi cũng gây cảm lạnh cho bé.
Theo BS Nguyễn Văn Tuấn
Sức khỏe & Đời sống
Mùa mưa cần đề phòng bệnh nấm
Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng, năng nóng mưa nhiều. Mùa mưa phải tiếp xúc nhiều với nước là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phat triên như vi nâm, vi khuân... gây bệnh. Đặc biệt những bệnh về nấm da.
Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân.
Hắc lào
Hắc lào hay còn gọi là Lác có tên khoa học là Dermatophyte do 3 loại nấm Trichophyton, Epidermophyton và Michosporum gây nên.
- Triệu chứng:
Vị trí thường găp nhất là ở bẹn (nấm bẹn) ở thân (nấm thân) và ở chân người ta gọi là nấm chân; ba lọai nấm này đều có chung triệu chứng là ngứa sau đó xuất hiện mảng đỏ gọi là mảng hồng ban, có hình tròn nên dân gian gọi là lác đồng tiền, đôi khi hình bầu dục, có bờ viền rõ rệt, trên bờ viền có mụn nước nhỏ, mảng đỏ lớn dần, ở vùng trung tâm có xu hướng lành, da sậm màu hơn và tróc vảy nhẹ; bệnh ngứa nhiều, nhất là về đêm, bệnh không điều trị kịp thời sẽ lây lan ra nhiều vị vị trí khác.
- Phòng và trị bệnh:
Về phòng bệnh, luôn giữ da khô sạch, tránh gãi gây trầy xước trên da, không nên mặc quần áo ẩm ướt, quá chật, quần áo, khăn tắm phải giặt, phơi nắng, ủi kỹ ở mặt trong, khi phát hiện bệnh phải được điều trị sớm, đúng thuốc, đủ thời gian và điều trị cùng lúc cho cả ngươi trong gia đình và tập thể, để dập tắt nguồn lây, không dùng quần áo, khăn lau chung với người bệnh .
Thường được dùng thuốc thoa tại chỗ như Canesten dạng kem, thoa 2-3 lần/ngày, thoa trong 2-4 tuần hoặc Nizoral dạng kem thoa 1 lần /ngày, thoa trong 3-4 tuần.
Kết hợp với thuốc uống như Itraconazol với biệt dược là Canditral hay Sporal, uống với liều 100 mg (1 viên) x 2 viên, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày, hoặc 1 viên uống trong 15 ngày.
Lang ben
Lang ben là một bệnh do vi nấm gây nên, có tên khoa học là Pityrosporum Orbiculaire mà trước kia người ta gọi là Malassezia furfur.
-Triệu chứng:
Bệnh có triệu chứng cơ bản là dát đổi màu thường khởi đầu ở nang lông, từ từ lan ra thành mảng, giới hạn rõ, có thể hình hình đa cung hay ngoằn ngoèo, do biểu hiện chủ yếu là đổi màu của da nên còn gọi là nấm đổi màu; có màu trắng, hồng hoặc nâu đen, tuỳ thuộc vào vị trí và độ dầy của da, màu trắng hoặc hồng thường gặp ở vùng phơi bày ánh sáng như ở mặt, ngực, chi trên... Màu đen hay nâu thường phân bố vùng da non hoặc vùng kín ở nách-đùi. Người bị lang ben thường không ngứa hoặc ngứa ít và có cảm giác như châm chích khi ra mồ hôi.
- Điều trị:
Lang ben rất dễ điều trị nhưng hay tái phát, có thể do điều trị không đúng thuốc, không đủ liều hoặc thoa thuốc còn xót trong những vùng nhiễm nấm nhưng chưa đổi màu, hoặc không chú ý nguồn tiếp tục lây như quần áo đã nhiễm nấm trước đó hay người thân trong nhà, cũng cần nên nhớ rằng thuốc Griseofulvin ngày nay hầu như không có tác dụng với lang ben.
Thuốc uống dùng Itraconazol 100mg x 2 viên uống 1 lần duy nhất /ngày, uống trong 7 ngày, hoặc Ketoconazol (Nizoral) 200mg x 1 viên/uống trong 10 ngày, uống trong lúc ăn.
Thuốc thoa thường Canesten dạng kem thoa 2 lần/ngày thoa trong 4 tuần, hoặc Lamisil 1% dạng kem thoa 2 lần /ngày thoa trong 2 tuần.Về phòng bệnh, tắm Selsun mỗi tuần 1 lần, mỗi tháng uống 2 viên Ketoconazol 200mg , uống trong 6 tháng, không dùng quần áo, khăn lau chung với người bệnh .
Viêm kẽ ngón chân
Bệnh viêm kẽ ngón chân do nấm thường do vi nấm hạt men Candida gây nên, do môi trường ở kẽ ngón chân ẩm thấp làm vi nấm phát sinh, bệnh phát sinh do mang vớ kín ẩm suốt ngày, dẫn đến viêm kẽ do da ẩm thấp, mắc mưa càng làm bệnh nặng thêm, Candidalà vi nấm hạt men sống ký sinh ở da người, không gây bệnh, gặp điều kiện thuận tiện như môi trường ẩm ướt, nấm sẽ phát triển và gây bệnh, nhất là ở vị trí kẽ ngón chân thứ tư và năm.
- Triệu chứng:
Bệnh có biểu hiện da trở nên đỏ hồng, rướm máu, quanh rìa da bị mủn có màu trắng, ít ngứa, có cảm giác hơi đau rát, nếu tổn thương kéo dài gây ngứa và dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu.
-Phòng và điều trị:
Về phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh chân, không đi giày- vớ trong thời gian dài nhất là khi giày hay vớ ẩm ướt, rửa chân sạch bằng xà phòng và lau khô chân sau khi tiếp xúc với nước nươc bẩn, nước cống rãnh, dùng thuốc khử có Iốt như Betadine, nước muối, các loại bột diệt nấm ở bàn chân và kẽ ngón chân, luôn giữ cho kẽ ngón chân khô ráo, tránh đi mưa.
Theo SSM
Tips cho teen để hạn chế... bị cướp giật ngoài đường Những vụ cướp giật trên đường phố ngày càng nhiều. Bạn hãy đặc biệt lưu ý những cách sau để có thể đề phòng và hạn chế được những trường hợp nguy hiểm như thế xảy ra nhé. Đề phòng, cảnh giác là hai thứ không hề thừa khi bước ra đường. Thời gian gần đây lại đang nổi lên khá nhiều vụ...