Cảnh giác với nước giải khát bằng… hóa chất
Cái nắng gay gắt ở Thành phố Hồ Chí Minh đã khiến nhu cầu giải khát của người dân tăng cao. Đây cũng là dịp các “quán” giải khát di động mọc lên như nấm.
Các loại nước này không được kiểm soát và có nguồn gốc không rõ ràng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, nhất là trong lúc đang xuất hiện dịch tả.
Giải khát bằng… hóa chất
Hầu như trên bất kỳ con đường nào tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng có xe bán nước giải khát di động với đủ các loại như sâm lạnh, rong biển, chanh dây, sữa đậu nành… với giá rất bình dân. Người đi đường chỉ cần bỏ ra chỉ khoảng 2.000-4.000 đồng là có 1 ly sâm mát lạnh.
Với giá bình dân, đi đâu cũng có, luôn thỏa mãn được cơn khát nên những loại nước này thu hút khá nhiều khách đi đường.
Theo những người bán nước giải khát ở vỉa hè Công viên Tao Đàn, thời tiết nắng nóng như hiện nay, trung bình mỗi ngày họ bán cả trăm ly, có khi không còn nước để bán.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, để làm ra những ly sâm, sữa đậu nành thật sự thì phải mất rất nhiều thời gian và trải qua khá nhiều công đoạn như rửa, vò, nấu, lọc tạp chất…
Hơn nữa, nếu muốn có một loại nước giải khát nguyên chất thì giá thành sẽ cao hơn nhiều so với giá bán ngoài thị trường. Nhưng để đáp ứng nhu cầu “ngon, bổ, rẻ” của người tiêu dùng, nhiều người bán đã pha chế các loại phẩm màu, hương liệu, đường hóa học… để chế biến thành các loại nước giải khát.
Đa phần những loại hương liệu này được lấy từ chợ hóa chất Kim Biên (quận 5). Tại đây, đủ các loại bột từ chanh, tắc, bưởi, cam… được bày bán với giá khoảng 10.000 đồng/gói. Mỗi gói như thế người bán có thể pha được cả trên chục ly.
Còn để chế biến loại sữa đậu nành thơm ngon thì chỉ cần hóa chất tạo màu, mùi và cho thêm bột béo cùng một lượng đường hóa học vừa đủ. Các chất dùng để pha nước giải khát bày bán ở chợ Kim Biên hầu hết đều không rõ nguồn gốc, không địa chỉ, tên cơ sở sản xuất.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một loại nước giải khát khác cũng khá phổ biến và giải được cơn khát tức thì là trà đá. Tuy nhiên, đây lại là loại nước không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.
Những lần đi thực tế thanh, kiểm tra của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện hầu hết các quán ăn vỉa hè đều làm trà đá từ các loại đá ướp đồ ăn, dụng cụ để nước bị cáu bẩn, hoặc để gần với khu vực làm đồ ăn sống, đôi khi các loại trà để pha cho khách cũng làm từ các loại trà rẻ nhất, thậm chí còn bị hỏng, mốc.
Rước bệnh vào người
Nước uống đường phố hiện đang được bày bán tràn lan mà không được kiểm soát. Theo cơ quan y tế, việc quản lý các loại nước này còn gặp nhiều khó khăn, vì người bán loại nước này ngày càng nhiều, còn lực lượng thanh kiểm tra lại quá mỏng.
Các đợt thanh tra về loại nước uống đường phố cho thấy đa số các loại nước uống này đều bị nhiễm khuẩn rất cao, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như không được che đậy, bị bám bụi đường, dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ, người bán không đeo găng tay và dùng đường hóa học để chế biến. Đây là nguyên nhân chính khiến người uống mắc các bệnh đường ruột và cả những bệnh mãn tính.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh, đa số các loại nước giải khát như sữa đậu nành, nước mía, rau má, sâm… không nhãn mác được bày bán trên thị trường có chứa vi khuẩn E.Coli – một loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột, kiết lị, tiêu chảy và vi khuẩn chỉ thị nhiễm phân.
Ngoài ra, hai loại vi khuẩn không được phép có trong thực phẩm là vi khuẩn tụ cầu và vi khuẩn kị khí cũng đều có trong nhiều loại nước giải khát được bày bán trên vỉa hè.
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đa số các loại hóa chất có trong thức uống đường phố thường không biểu hiện ngộ độc ngay mà gây ra những tác hại lâu dài như mắc các bệnh về xơ gan, ung thư, vô sinh…
Hiện Thanh tra Sở Y tế cũng đã tiến hành lấy các mẫu thức uống trên đường phố về kiểm tra để đưa ra cách giải quyết kịp thời.
Trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện cũng thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên sử dụng các loại nước uống đường phố không rõ nguồn gốc nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân./.
Theo VNE
Duy trì hứng khởi với thức uống 'đúng chuẩn'
Làm sao để chọn được loại nước không chỉ đơn thuần có công dụng giải khát mà còn mang lại những lợi ích thiết thực cho sức khỏe? Đó là vấn đề đang rất được các bạn trẻ năng động ngày nay quan tâm. Đâu là thức uống "đúng chuẩn" để cơ thể luôn sẵn sàng với các hoạt động trong ngày? Cùng lắng nghe tư vấn của Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh (Phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) về vấn đề này.
Giải mã nhu cầu về nước của cơ thể
Trước hết cần hiểu rằng, việc uống đủ 8 ly nước mỗi ngày không đảm bảo sẽ bù đắp tuyệt đối việc mất nước diễn ra liên tục của cơ thể. Lý do là vì cơ thể cần được bổ sung đầy đủ cả nước cũng như ion và chất điện giải hòa tan, hai thành phần "bất khả phân ly" của dịch cơ thể, đóng vai trò chủ chốt trong việc vận chuyển oxy và dưỡng chất thiết yếu đến từng tế bào và các cơ quan trong cơ thể để đảm bảo mọi hoạt động sống.
Thế nên, việc chỉ uống nước thường mà không chủ động bù đắp các chất điện giải và ion thiết yếu cho cơ thể như Ca2 , K , Na , Cl-... thì chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của cơ thể. Khi đó, dù được tiếp nước liên tục, cơ thể vẫn phải "kêu cứu", gây nên tình trạng thiếu sức sống, khó tập trung, dễ nhức đầu và mệt mỏi. Bạn vì thế cũng khó đạt được 100% phong độ để hoàn thành một ngày lao động, học tập và làm việc hiệu quả.
Nước thường không bù đắp được lượng ion và chất điện giải cơ thể mất đi mỗi ngày
Tăng giảm lượng nước đúng cách
Vậy đâu là lý do bạn cần bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể mỗi ngày? Đơn giản là cơ thể bạn mất nước liên tục trong tất cả hoạt động hàng ngày, thậm chí mất nước mỗi giờ, thông qua các hoạt động tưởng chừng đơn giản như hít thở, đi lại, hoạt động thể lực,... nên việc bù nước cho cơ thể cần được chú trọng và thường xuyên. Hơn thế nữa nếu không bổ sung nước kịp thời cho cơ thể có thể đối mặt với các triệu chứng như choáng váng, nhức đầu, chóng mặt, thậm chí tử vong.
Đặc biệt, đối với các trường hợp vận động nhiều như chơi thể thao có thể sẽ bị mất nhiều nước liên tục càng đòi hỏi sự bù nước cho dịch cơ thể một cách khoa học và chuẩn xác: trước, trong và sau khi vận động.
Cơ thể cần bù đắp "đúng và đủ" nước khi vận động thể thao cũng như các hoạt động trong ngày
Theo BS. Minh Hạnh, nên ưu tiên bù nước đầy đủ cho cơ thể trong suốt quá trình vận động thể thao bằng thức uống bổ sung ion và chất điện giải, để giúp cân bằng điện giải và thúc đẩy sự vận hành của dịch cơ thể tốt hơn. Hơn thế nữa, cơ thể khi được bù đắp đủ nước cũng như ion và chất điện giải sẽ tạo điều kiện tốt cho máu lưu thông tốt hơn, đưa oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu đến từng đơn vị tế bào, đảm bảo cơ chế tự tái tạo năng lượng và gia tăng sức bền của cơ thể, đem lại cho bạn cảm giác sảng khoái và nguồn năng lượng dồi dào giúp hoạt động hiệu quả và duy trì sức khỏe tốt.
Ngoài ra, BS. Minh Hạnh cũng có một lưu ý nhỏ, cần tinh ý lựa chọn thức uống có thành phần ion và chất điện giải gần giống nhất với tỉ lệ nước, ion và chất điện giải có trong cơ thể nhằm giúp cơ thể hấp thụ nước nhanh và hiệu quả hơn, đem lại cho bạn cảm giác năng lượng dồi dào.
Bổ sung đầy đủ nước, ion và chất điện giải cho cơ thể giúp hoạt động hiệu quả hơn
Không chỉ bù nước cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày và khi chơi thể thao, việc bổ sung đúng và đủ nước trong từng tình trạng sức khỏe khác nhau cũng rất cần được lưu tâm. Cụ thể hơn, khi bị sốt hay tiêu chảy, người bệnh cần đảm bảo bù đắp nước ion và chất điện giải liên tục cho cơ thể vì quá trình mất nước bên trong cơ thể lúc này diễn ra rất nhanh chóng. Việc bổ sung nước ion và các chất điện giải này sẽ giúp cơ thể giữ được sự cân bằng nước-điện giải, và giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Tinh ý hơn khi chọn nước uống
Ngày nay, nhiều người có sở thích dùng nước uống có gas, nước tăng lực thậm chí là nhiều loại thức uống không rõ nguồn gốc với nhiều caffeine hay thành phần nhân tạo dù chúng có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Hậu quả là, nguy cơ bị các bệnh tim mạch, huyết áp và đái tháo đường tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống về lâu dài. BS. Minh Hạnh khuyên chúng ta cần kỹ tính hơn trong việc chọn nước uống hàng ngày cho cơ thể, bắt đầu bằng việc hạn chế các thức uống chứa chất bảo quản, nhiều caffeine và calorie, thay vào đó cần ưu tiên lựa chọn thức uống có thành phần tương tự như nước trong cơ thể tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn, từ đó việc cân bằng nước, ion và chất điện giải nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Theo VNE
Nguy cơ ung thư cao từ nước uống đường phố Theo các chuyên gia, các loại nước uống mất vệ sinh bán ở vỉa hè có thể gây nguy cơ mắc ung thư vì chất lượng trôi nổi không được quản lý và chế biến từ các loại hóa chất nguy hiểm hay các vi sinh vật tổn hại đến hệ tiêu hóa mà về lâu dài có thể gây ung thư trực...