Cảnh giác với những thủ đoạn đột nhập trộm cắp tài sản
Thời gian gần đây, hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm trộm cắp tài sản nhà dân, diễn biến phức tạp và gia tăng, gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân.
Phương thức, thủ đoạn của tội phạm thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm, khi chủ nhà đi vắng hoặc ngủ say, cổng, cửa không được khóa cẩn thận. Hiện nay, đang bước vào mùa nắng nóng và đây cũng là thời điểm tội phạm lợi dụng ban đêm người dân hay mở cửa trên tầng cho thoáng mát, để đột nhập vào trộm cắp tài sản.
Sơ hở, lỏng lẻo… tạo điều kiện cho “đạo tặc”
Khoảng 18h ngày 24-2, nhà của anh Lê Văn Năm (52 tuổi) ở số 62, đường Lê Lợi, phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi xảy ra vụ đột nhập trộm cắp tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng. Lực lượng Công an phường Chánh Lộ và Công an thành phố Quảng Ngãi đã đến khám nghiệm hiện trường.
Hiện trường cho thấy, kẻ gian đột nhập theo cách mở cửa bằng chìa khóa chứ không phải phá cửa như các vụ trộm khác. Qua điều tra, anh Lê Văn Năm cho biết: “Do nhà đông người, nên thường ngày anh và người thân trong gia đình giao ước nơi cất chìa khóa, theo đó, ai đi ra khỏi nhà sau cùng thì để chìa khóa dưới mép cửa, ai về trước thì đến đó lấy chìa khóa để mở”.
Nhà anh Lê Văn Năm – nơi kẻ trộm đột nhập lấy hàng trăm triệu đồng
Chính vì sự chủ quan và cách bảo vệ tài sản lỏng lẻo như thế nên nơi cất chìa khóa đã lọt vào tầm mắt của kẻ gian. Chiều xảy ra vụ án, cả nhà anh Năm đi vắng, đến khoảng 18h, anh Năm về thì phát hiện cửa chính đã bị mở, mọi tài sản như tiền, máy tính xách tay bị kẻ gian trộm sạch. Chiếc chìa khóa đối tượng dùng để mở cửa chính là chìa khóa được cất giữ nơi giao ước.
“Tàng hình” qua cửa cuốn
Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khám phá, làm rõ một vụ án về phương thương thức mới của đối tượng phạm tội đột nhập vào nhà người dân để trộm cắp tài sản. Nguyễn Thành Dương (SN 1989) HKTT tại số 9, Chiềng Lề, TP Sơn La đã vô hiệu hóa cửa cuốn cửa hàng điện tử, máy ảnh lớn trên phố Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội để trộm cắp một số lượng tài sản lớn trị giá gần 700 triệu đồng.
Quên không khóa cửa sau lớp cửa cuốn nên cửa hàng ở số 6 Hàng Bài đã bị kẻ gian đột nhập
Video đang HOT
Theo khai nhận của Dương, đối tượng đã tìm hiểu cách phá khóa cửa cuốn rồi sau đó liên lạc mua thiết bị mở cửa cuốn của một người Trung Quốc với giá 10 triệu đồng. Sau đó, Dương đã dùng thiết bị này để dò và phá sóng để mở 2 lớp cửa cuốn của cửa hàng và chui vào trong trộm tài sản. Theo điều tra của cơ quan chức năng, thiết bị quét sóng mà đối tượng Nguyễn Thành Dương dùng để mở cửa cuốn có tên là A890 được sản xuất tại Trung Quốc.
Với thiết bị này Dương có thể đứng cách xa cửa hàng khoảng 5m, chờ chủ nhà điều khiển cửa cuốn bằng thiết bị điều khiển từ xa (khóa từ) rồi bật thiết bị dò mã. Do cửa cuốn phát ra sóng điện từ nên thiết bị của đối tượng này có thể sao mã khóa từ và thu lại. Chỉ trong vong khoảng 5 giây là thiết bị này đã có thể dò được tần số, thu được mã, sau đó mở cửa dễ dàng.
Sự việc đối tượng đột nhập có thể “tàng hình” qua cửa cuốn đã gây xôn xao trong dư luận bởi từ trước đến nay, cửa cuốn vẫn luôn được coi là một loại cửa an toàn nhất song đã bị đối tượng vượt qua mà không để lại dấu vết. Có thể nói đây là một phương thức đột nhập mới của các đối tượng trộm cắp tài sản đánh vào tâm lý chủ quan mà người dân cần phải cảnh giác.
Đột nhập từ trên cao
Ảnh minh họa
Cuối tháng 4/2012, ông Trần Ngọc Thuận, ở tổ 1, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ phát hiện gia đình mình bị kẻ gian cậy tủ trộm cắp số tiền 1.000 USD, 2 chỉ vàng… Theo ông Thuận cho biết, cửa nhà của gia đình ông không hề có dấu vết bị cậy, phá khóa, vậy không biết kẻ gian đã đột nhập từ đường nào vào nhà ông. Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu thập dấu vết, Công an phường Tứ Liên phát hiện một số dấu vết tại cửa ban công nơi xảy ra mất trộm tài sản trên.
Lần theo dấu vết đó, cơ quan công an đã phát hiện thêm một số dấu vết khác dẫn lên tầng thượng của ngôi nhà, điều này cho thấy kẻ gian đã đột nhập từ trên cao xuống.
Đối tượng Trần Nam Trung (hàng xóm của gia đình nạn nhân) được mời đến trụ sở cơ quan công an để làm rõ. Trung khai nhận sau một thời gian “nghiên cứu”, ngày 20/4 Trung quyết định trèo vào nhà ông Thuận qua bức tường rào giữa hai nhà rồi lẻn vào phòng của ông Thuận cậy tủ lấy trộm 1.00 USD, 2 chỉ vàng cùng 750 nghìn đồng.
Trước đó một thời gian, chị Nguyễn Thị Yến, ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy phát hiện gia đình mình bị mất số tài sản khá lớn, chị Yến cho biết buổi sáng cùng ngày, trước khi đi làm chị đã khóa cửa nhà rất cẩn thận. Qua điều tra, Công an quận Cầu Giấy đã xác định được kẻ gian đột nhập vào nhà chị Yến qua tầng thượng rồi vào bên trong ung dung mở tủ trộm cắp và thoát ra ngoài bằng lối cũ.
Ngay sau đó Công an quận Cầu Giấy đã bắt giữ đối tượng Hoàng Văn Toàn (26 tuổi). Do thời điểm đó, Toàn cùng một số thợ xây đang sửa chữa nhà cho một gia đình liền kề với nhà chị Yến. Sau ít ngày làm việc tại đây, Toàn phát hiện gia đình chị Yến không đóng cửa tum tầng thượng nên Toàn nảy ý định đột nhập vào nhà chị Yến qua tum tầng thượng để trộm cắp.
Theo một cán bộ điều tra cho biết, nhiều gia đình trước đi làm thường khóa cửa nhà rất chắn chắn, nhưng họ quên mất trước đó họ đã lên tầng thượng phơi quần áo, hoặc tưới cây… rồi không đóng cửa tum, đó chính là sơ hở mà kẻ gian đã lợi dụng để trộm cắp.
Làm gì để phòng ngừa tội phạm đột nhập?
Những vụ án điển hình nêu trên cho thấy sự liều lĩnh, manh động và thủ đoạn tinh vi của nhóm đối tượng gây án. Cùng với việc tuần tra, kiểm soát của lực lượng Công an, cách tốt nhất để chống tội phạm đột nhập là người dân tự bảo vệ chính mình, nâng cao ý thức phòng ngừa.
Trước khi đi ngủ, phải kiểm tra kỹ hệ thống khóa cửa, phải đóng cửa sổ tầng nhà và tầng tum. Các gia đình kinh doanh loại hình dịch vụ đặc biệt thì ngoài việc lắp đặt hệ thống camera thì cũng nên có hệ thống cảnh báo. Các loại cửa đều phải lắp những loại khóa an toàn, các đối tượng không thể dùng các phương tiện thô sơ để phá hủy.
Trong những trường hợp phát hiện trộm đột nhập, phải bình tĩnh xử lý, trong đó có biện pháp đảm bảo an toàn cho chính mình, sau đó liên lạc với cơ quan Công an nơi gần nhất.
Nếu phát hiện trộm đã đột nhập vào nhà
Nên trở về phòng ngủ, bấm hoặc gài chốt cửa. Đánh thức người bên cạnh và cho họ biết, thật khẽ, hiểm nguy đang hiện diện bên ngoài. Nếu đó là người hay giật mình, nên dùng tay bịt miệng họ trước khi đánh thức. Trong trường hợp nếu muốn ra khỏi phòng, hãy chắc rằng trên tay mình đang có phương tiện tự vệ. Trước khi làm điều này, nên dồn người yếu và trẻ em vào nhà vệ sinh, ở yên trong đó, chốt chặt cửa. Trong những tình huống này, nhà vệ sinh, kho hay sân thượng là những nơi an toàn nhất. Với trẻ lớn, nếu không có nhà vệ sinh trong phòng, nên cho chúng chui xuống gầm giường. Với trẻ nhỏ, xé ngay một miếng băng keo lớn chuẩn bị sẵn, dán kín miệng chúng. Chẳng nguy hiểm gì đâu, chúng vẫn thở được bằng mũi; Lê Văn Luyện giết cháu bé sơ sinh chính vì tiếng khóc của bé.
Khi bước ra ngoài, hãy xác định trong bóng tối vị trí và số lượng kẻ đột nhập. Nhà của mình, mình thuộc, chắc chắn sẽ có lợi thế hơn chúng. Nếu kẻ đột nhập nhiều hơn một, hãy rúc vào một chỗ nào đó và im lặng. Nếu là một, vẫn phải im lặng quan sát. Khi thấy đối tượng manh động, cầm sẵn dao (thường thì chúng bỏ túi) và mình đủ tự tin vào chính mình và người bên cạnh, có thể tấn công phủ đầu bằng những đòn đập mạnh, tốt nhất là vào tay hoặc ống chân. Lưu ý, phải đảm bảo rằng trong trường hợp này, trẻ con vẫn được an toàn trong phòng riêng đã chốt cửa.
Trường hợp bị khống chế
Phải tuyệt đối làm theo tất cả những yêu cầu của chúng, không để chúng có cảm giác bất an, và hãy phục tùng. Hãy chỉ nơi để ví, túi xách, đọc mã số hoặc tự mở két sắt cho chúng, phải cho chúng có một số ít tiền hoặc gì đó để ra đi. Không nên nhìn thẳng và đừng bao giờ ra vẻ cố gắng ghi nhớ mặt chúng. Nếu có nhận ra người quen cũng tuyệt đối vờ như không biết. Khi chúng tra khảo: “Nhà giàu mà sao có ít tiền vậy?”, đừng nói mình không có tiền, chúng sẽ cảm thấy tự ái vì bị lừa. Hãy đưa ra một lý do chân thành rằng vừa gom tiền mua hay làm gì đó, chỉ còn lại bấy nhiêu đây.
Trường hợp bị tấn công
Hãy kêu to lên để người trong nhà gọi công an hoặc trợ giúp của hàng xóm. Nếu đang một mình, vẫn phải làm điều này. Hãy tìm lối gần nhất và thoát ra. Nhưng việc hô hoán với hàng xóm không được khuyến khích bởi việc này chỉ làm chúng manh động thêm. Bình xịt hơi cay sẽ phát huy tác dụng trong lúc này. Trong bóng tối, kẻ đột nhập thường không biết mức độ chấn thương của nạn nhân nên cách cuối cùng trong tình huống này là nằm im giả chết, mặc cho chúng lục lọi, cho đến khi rút đi.
Tóm lại, đừng kháng cự nếu tự thấy mình yếu thế hơn chúng, trong trường hợp nhà có nhiều đàn ông khoẻ mạnh thì dễ rồi. Đa số trộm khi bị bắt thường khai rằng chúng chỉ muốn tài sản chứ không phải máu hay mạng người, nhưng khi thấy sự an toàn của mình bị đe doạ, chúng sẽ rút dao. Mười thằng trộm gần đủ mười có dao. Là để phòng thân. Vì vậy, dẫu biết của-đau-con-xót nhưng luôn nhớ rằng, còn người còn của. Đừng tự đặt mình vào gần hơn với nguy hiểm vì tiếc. Và cuối cùng, trong bất cứ trường hợp nào cũng cần giữ bình tĩnh. Không bình tĩnh không thể làm được gì!
Theo Tổng hợp
Bắt đối tượng trốn lệnh truy nã 22 năm
Sáng 4-7, Phòng Cảnh sát truy nã (PC52, Công an tỉnh Nghệ An) đã dẫn giải Lê Văn Nam trốn lệnh truy nã 22 năm cùng 5 đối tượng trốn lệnh truy nã ở các tỉnh phía Nam, về đến TP Vinh (Nghệ An).
Lê Văn Nam bị bắt sau 22 năm trốn lệnh truy nã về tội trộm cắp tài sản.
Theo hồ sơ, năm 1993, Nam (nguyên Phó Trưởng Phòng đào tạo - dạy nghề, Trung Tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Phước, quê xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, Nghệ An) đang làm giáo viên ở xã Hùng Tiến, tham gia trộm cắp tài sản rồi bỏ trốn nên bị Công an tỉnh Nghệ An ra lệnh truy nã toàn quốc. Tuy nhiên, Nam trốn vào tỉnh sông Bé (nay là Bình Phước) khai man lí lịch rồi làm giả hồ sơ, xin làm giáo viên. Nam từng làm giáo viên giảng dạy tại nhiều trường ở tỉnh Bình Phước rồi lên làm Trưởng Phòng đào tạo - dạy nghề, Trung Tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Phước. Sau đó, Nam bị kỷ luật. Khi Nam bị Công an thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và Phòng PC52, Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ thì Nam đang làm Phó Trưởng Phòng đào tạo - dạy nghề, Trung Tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Phước.
Cùng bị bắt với Nam đợt này còn có Trần Mạnh Dương (Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Tân Lộc Thành, quê tỉnh Bạc Liêu) bị Công an TP Vinh truy nã về tội phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Mặc dù mới tốt nghiệp lớp 5, nhưng trong vòng một năm (từ 2010 đến 2011) Dương đã ra TP Vinh lập công ty rồi xuất bán hóa đơn, chứng từ gây thất thoát cho nhà nước hơn 3,2 tỉ đồng tiền thuế. Thời gian qua, Dương sống chui nhủi ở TP HCM, thay tên, đổi họ để trốn lệnh truy nã.
Phòng Cảnh sát truy nã (PC52, Công an tỉnh Nghệ An) đã bắt và dẫn giải 6 đối tượng đang trốn truy nã ở TP. HCM và các tỉnh phía Nam về Nghệ An.
Ngoài ra, bị bắt dẫn giải về Nghệ An còn có Nguyễn Đình Bình (quê xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương, Nghệ An), Lê Thị Thủy và Trương Thị Loan (cùng trú huyện Nghi Lộc, Nghệ An), Trần Minh Đương (quê Rạch Giá, Kiên Giang), Võ Hữu Hùng (trú xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) cùng trốn truy nã tại TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Cùng ngày, Trung tá Nguyễn Đức Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An đã tặng hoa, chúc mừng, biểu dương và thưởng nóng 5 triệu đồng cho ban chuyên án thuộc Phòng PC52, Công an Nghệ An đã phối hợp với các cơ quan chức năng bắt giữ thành công 6 đối tượng và di lý về Nghệ An an toàn.
ĐẮC LAM
Theo_PLO
22 năm trốn lệnh truy nã vẫn "ngoi" lên làm cán bộ ngành giáo dục Với hành vi trộm cắp tài sản, 22 năm trước Lê Văn Nam bị truy nã toàn quốc nhưng y đã bỏ trốn, khai man lý lịch, thi vào viên chức. Trước khi bị bắt, đối tượng này đã giữ nhiều vị trí quan trọng trong ngành Giáo dục tỉnh Bình Phước. Ngay 26/6, Công an thị xã Đồng Xoài - Bình Phước...