Cảnh giác với những luận điệu sai trái, lợi dụng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc để xuyên tạc, kích động chống phá
Thực tế không có chuyện Đảng, Nhà nước, quân đội, nhân dân ta né tránh, lãng quyên cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 hào hùng của dân tộc, không quan tâm đến công tác chính sách đối với những người có công trong cuộc chiến tranh này
Cách đây 40 năm, rạng sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã trắng trợn điều động một lượng lớn quân đội và vũ khí hiện đại tấn công vào 6 tỉnh trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Trong một số ngày quân xâm lược đã chiếm thị xã Lào Cai, thị trấn Đồng Đăng (20/2) ; chiếm thị xã Cao Bằng (21/2); chiếm thị trấn Bảo Lộc (22/2); chiếm thị xã Hà Giang (23/2); chiếm thị trấn Cam Đường (25/3) và một số nơi khác như Sapa và một phần thị xã Lạng Sơn,… Tuy nhiên, trước sự chống trả quyết liệt, kiên cường của quân và dân các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta quân xâm lược bị tổn thất, thương vong nặng nề; 62.500 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, 550 xe quân sự, 115 khẩu pháo và súng cối bị bắn cháy và phá hủy, nhiều tên xâm lược bị bắt . Đồng thời, cùng với sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đến ngày 5/3/1979, nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta đã giành thắng lợi, bảo vệ được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước; viết tiếp truyền thống chống giặc ngoại xâm vẻ vang của dân tộc.
Xe tăng địch bị quân ta đánh lật nhào trong đợt 17/2/1979. Ảnh: Mạnh Thường/TTXVN
Nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 – 17/2/2019), trên các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhiều bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh, cựu chiến binh, nhà nghiên cứu,… nhằm tái hiện lịch sử và tuyên truyền, nêu bật tinh thần chiến đấu anh dũng, quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; tuyên truyền khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công trong cuộc chiến tranh này; tuyên truyền khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong quan hệ với Trung Quốc,… Tuy nhiên, nhân dịp này các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, chống đối lợi dụng viết bài trên một số phương tiện thông tin, trang mạng xã hội tuyên truyên những luận điệu sai trái, thù địch, vu khống Đảng, Nhà nước né tránh, lãng quên cuộc chiến tranh, ngăn cản việc tự phát tổ chức kỷ niệm, không quan tâm đến chính sách đối với thương binh, thân nhân liệt sĩ, cựu binh, …. tham gia cuộc chiến tranh…. nhằm xuyên tạc, kích động sự chống phá Đảng, Nhà nước ta, chia rẽ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Thực tế đã bác bỏ những luận điệu xuyên tạc này. Đảng, Nhà nước, nhân dân ta không bao giờ lãng quên cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Năm 2014, trong hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và Chính phủ, khi một số đại biểu đề cập tới cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979″. Thủ tướng cho biết, tất cả chiến sĩ hy sinh đều nằm ở nghĩa trang, được nhang khói và nhấn mạnh: “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, ngày 9 tháng 11 năm 2011 quy định chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2012/NĐ-CP, ngày 3 tháng 4 năm 2012 quy định về chế độ hưu trí, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Để tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, nhiều địa phương ở các tỉnh biên giới phía Bắc phối hợp với các ban, ngành Trung ương, đoàn thể địa phương xây đài tưởng niệm, tu tạo nghĩa trang liệt sĩ, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lấy tên một số liệt sĩ để đặt tên đường phố, trường học.
Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 hào hùng của dân tộc ta cũng được phản ành sinh động trong nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc,… như tiểu thuyết Đêm tháng Hai của nhà văn Chu Lai và tiểu thuyết “Mình và họ” của nhà văn Nguyễn Bình Phương, tác phẩm Xác phàmcủa nhà văn Nguyễn Đình Tú…; bộ phim Đất mẹ của đạo diễn Hải Ninh và Thị xã trong tầm tay của đạo diễn Đặng Nhật Minh…; các bài hát Chiến đấu vì độc lập tự do của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Lời tạm biệt lúc lên đường của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận của nhạc sĩ Hồng Đăng, Những đôi mắt mang hình viên đạn của nhạc sĩ Trần Tiến và Hát về anh của nhạc sĩ Thế Hiển,… Những tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc này được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong và ngoài nước.
Như vậy, thực tế không có chuyện Đảng, Nhà nước, quân đội, nhân dân ta né tránh, lãng quyên cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 hào hùng của dân tộc, không quan tâm đến công tác chính sách đối với những người có công trong cuộc chiến tranh này. Chúng ta cần cảnh giác với âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc để tán phát những bài viết nhằm tuyên truyền những luận điệu sai trái, thù địch nhằm xuyên tạc, kích động sự chống phá Đảng, Nhà nước ta, chia rẽ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc./.
PGS, TS. Nguyễn Đức Độ
Theo Tổ Quốc
Video đang HOT
Cuộc chiến biên giới: 37 năm gặp lại cô bộ đội, tôi khóc gọi mẹ ơi
Bước vào cửa, vừa nhìn thấy bà Mùi, tôi đã rơi nước mắt. Tôi gọi mẹ ơi rồi chạy tới ôm bà. Người phụ nữ này không phải mẹ đẻ, không phải mẹ chồng, đây là người mẹ cơ duyên của tôi.
Bà là cô bộ đội đã ôm tôi chạy giặc và được nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường ghi lại tháng 2.1979. Sau 37 năm chúng tôi mới gặp nhau, chị Hoàng Thị Hiền kể với PV Dân Việt.
Cô bộ đội bế em bé trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (ảnh Trần Mạnh Thường).
Mò kim đáy bể thành công
Một buổi chiều xuân Kỷ Hợi (2019), chúng tôi tìm đến cơ quan của chị Hoàng Thị Hiền (cán bộ địa chính xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng). Lúc này đã hết giờ làm việc, chị đang cầm điện thoại trò chuyện video qua facebook với bà Bùi Thị Mùi (Hanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ). Chị hỏi: Mẹ hôm nay thế nào?. Phía bên kia một người phụ nữ tóc bạc trắng tươi cười nói: Con à, đã được nghỉ chưa? Câu chuyện giữa hai mẹ con như lâu ngày mới được gặp nhau.
"Ngày nào tôi cũng gọi cho mẹ Mùi", chị Hiền bảo.
Bà Mùi không phải mẹ đẻ hay mẹ chồng của chị Hiền. Đây là người mẹ của cơ duyên. Bà chính là cô bộ đội đã ôm chị chạy giặc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2.1979. Sau 37 năm hai người mới gặp nhau.
Bức ảnh "cô bộ đội bế em bé" do nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường chụp tháng 2.1979 ở cầu Tài Hồ Sìn quốc lộ số 3, xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, Cao Bằng đăng trên báo Nhân dân tháng 2.1979, sau này thành một câu chuyện cổ tích. Khoảnh khắc tình quân dân trong cuộc chiến được ghi lại rất xúc động nhưng vì sự cấp tốc của chiến tranh nên cô bộ đội, em bé và cả tác giả bức ảnh đều không kịp hỏi han để biết tên tuổi, địa chỉ của nhau.
Thế rồi vào năm 2016, nghĩa là 37 năm sau chiến tranh, nhờ những nỗ lực của nhà báo Mai Thanh Hải và báo Thanh niên, cô bộ đội và em bé ngày đó, cùng nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường đã có cuộc hội ngộ đầy xúc động trên mảnh đất biên viễn Cao Bằng.
Cuộc hội ngộ xúc động giữa cô bộ đội Bùi Thị Mùi, chị Hoàng Thị Hiền và nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường (ảnh VNE).
Trò chuyện với PV Dân Việt, nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường nói: Trong số những bức ảnh về biên giới tháng 2.1979 có 3 bức ảnh về nhân vật mà ông quan tâm, một trong 3 bức ảnh đó là "cô bộ đội bế em bé". "Nhiều lúc xem lại ảnh tư liệu tôi có ước mong tìm được cô bộ đội và em bé xem giờ ra sao", ông nói.
Ông kể tiếp: Vào khoảng đầu năm 2013, anh Mai Thanh Hải tìm đến nhà tôi và hỏi: Bác có phải là người chụp bức ảnh cô bộ đội bế em bé tháng 2.1979 không. Tôi nói: Đúng. Anh hỏi tiếp: Bác có biết cô bộ đội này giờ ở đâu. Tôi trả lời không biết.
"Tôi nói thêm với anh rằng cháu bé trong bức ảnh lúc đó khoảng 3 tuổi, nhà chắc chắn ở không xa khu vực cầu Tài Hồ Sìn (cầu Tài Hồ Sìn cách thị xã Cao Bằng khoảng 20km). Có thể ở ven thị xã Cao Bằng hoặc một xã nào của huyện Hòa An. Bởi lúc đó quân Trung Quốc bất ngờ đánh tới nếu là người dân ở những huyện xa như Thông Nông, Hà Quảng thì không thể chạy kịp đến cầu Tài Hồ Sìn", ông Thường cho biết.
Từ gợi ý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường, anh Mai Thanh Hải bắt đầu hành trình "mò kim đáy bể". Theo anh Hải, việc đi tìm kiếm hai người trong bức ảnh sau hơn 30 năm là cực kỳ khó khăn. Đến tháng 2.2014, sau rất nhiều nỗ lực của Ban Biên tập Báo Thanh niên và các phóng viên ở vùng miền, nhân vật em bé trong bức ảnh đã được tìm thấy.
Chị Hoàng Thị Hiền kể chuyện với PV Dân Việt (ảnh PV).
Cuộc đời tôi có thêm người mẹ
Kể lại với PV Dân Việt, chị Hoàng Thị Hiền (xóm 3 Ngọc Quyến, xã Hưng Đạo TP. Cao Bằng - em bé trong bức ảnh ngày đó) cho biết: Vào năm 1979, trên báo có đăng bức ảnh cô bộ đội bế em bé, bố mẹ chị đã cắt ảnh ra để lưu giữ như một kỷ niệm.
"Vào một chiều năm 2014, anh Mai Thanh Hải tìm đến nhà tôi và đưa bức ảnh ra hỏi. Tôi liền chạy vào nhà trong rồi cầm bức ảnh nhỏ cắt từ báo mà gia đình đã gìn giữ mấy chục năm qua ra. Tôi nói: Em đúng là cháu bé trong ảnh được cô bộ đội bế năm xưa", chị Hiền kể.
Tháng 2.1979, khi quân Trung Quốc đánh vào Cao Bằng, chị Hiền lúc đó 3 tuổi được mẹ bế chạy vào xã Bình Dương, Hòa An để ra quốc lộ 3 xuôi về phía Bắc Kạn. Vào đến Thin Tẳng, xã Bình Dương, đêm đó mẹ chị Hiền bị trúng đạn của quân thù, máu chảy nhiều, lịm dần đi. Cô bé Hiền ngồi cạnh mẹ khóc. May sao lúc đó có tốp bộ đội vừa chiến đấu ở tuyến trên đi tới. Những chú bộ đội đã khiêng mẹ chị Hiền, còn cô bộ đội đeo khẩu AK ra sau lưng, ôm bé Hiền chạy suốt đêm xuyên rừng ra Tài Hồ Sìn.
Hằng ngày chị Hiền và bà Mùi trò chuyện với nhau qua video facebook (ảnh PV).
Sáng hôm sau có 2 chiếc ô tô Gaz lên phía cầu Tài Hồ Sìn đón thương binh, mẹ chị Hiền được lên chiếc xe Gaz cùng các thương binh nặng, lúc này nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường cũng vừa xuyên đường mòn từ phía thị xã Cao Bằng (nay là thành phố Cao Bằng) đi ra. Nhìn thấy cảnh cô bộ đội ôm cháu bé, ông đã giơ máy ảnh lên bấm. Cô bộ đội Bùi Thị Mùi nhớ lại: "Lúc đó có 3 cái vội, ảnh chụp vội, đeo ba lô vội và lên xe vội. Nếu không nhanh sợ pháo của quân Trung Quốc bắn tới sẽ rất nguy hiểm".
Sau khi cuộc chiến tháng 2.1979 kết thúc, bố chị Hiền là tài xế cũng đã cất công đi hỏi thăm, tìm kiếm những cô chú bộ đội đã giúp vợ, con ông. Ông đã gặp được những người khiêng vợ mình nhưng riêng cô bộ đội Bùi Thị Mùi sau nhiều năm tìm kiếm vẫn không thấy. "Năm 1987, cuộc tìm kiếm dừng lại vì bố tôi qua đời, còn mẹ sức khỏe yếu do thương tích nên không thể đi xa", chị Hiền cho biết.
Trở lại với cuộc tìm kiếm của anh Mai Thanh Hải và báo Thanh niên, sau khi tìm được chị Hiền, anh Hải tiếp tục tìm kiếm cô bộ đội. Anh và các đồng nghiệp đã đi hỏi thăm, qua nhiều tỉnh, nhiều đơn vị chiến đấu, gặp rất nhiều nhân vật từ Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, tuy nhiên các nỗ lực đều không có kết quả.
Tháng 2.2016, báo Thanh niên đăng bài viết "Tìm cô bộ đội 37 năm về trước" ngay lập tức anh Hải nhận được tin nhắn của một độc giả rằng cô bộ này tên Mùi đang ở Hanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ. Anh Hải lên đường và tìm gặp được bà Mùi.
"Hôm anh Mai Thanh Hải gọi điện báo cho tôi đã tìm được cô bộ đội năm xưa, cảm xúc trong tôi hồi hộp khó tả. Đêm đó tôi đi xe khách giường nằm từ Cao Bằng về Hà Nội (để từ Hà Nội lên Phú Thọ) không sao chợp mắt được. Chỉ mong sao sớm được gặp cô", chị Hiền nhớ lại.
Nhà vợ chồng bà Mùi ở Đội 7, xã Hanh Cù, đó là ngôi nhà tềnh toàng. Bà nhập ngũ năm 1976, khi đó 18 tuổi, sau cuộc chiến 1979, đến năm 1980 bà giải ngũ về địa phương làm kế toán cho hợp tác xã. Năm 1981, bà xây dựng gia đình, tuy nhiên sau đó bị tai nạn lao động, bị liệt chân phải ngồi xe lăn.
"Hôm anh Hải dẫn tới, vừa vào cửa nhìn thấy bà Mùi, tôi đã rơi nước mắt. Tôi gọi mẹ ơi rồi chạy tới ôm bà. Từ hôm đó tôi gọi bà là mẹ", chị Hiền kể. Chị Hiền cho biết thêm, 3 năm qua chị và chồng con vẫn thường xuyên từ Cao Bằng về Phú Thọ để thăm vợ chồng bà Mùi. Nhờ công nghệ hiện đại, hiện hằng ngày chị và bà Mùi thường xuyên liên lạc với nhau bằng video của facebook.
Nhớ những giây phút gặp lại em bé trong bức ảnh năm xưa bà Mùi nghẹn ngào chia sẻ: Khi chị Hiền bước vào cửa tôi nhận ra ngay bởi cằm và trán giống hệt như của cô bé năm 1979 mà tôi đã bế chạy. Chị Hiền đến ôm tôi khóc gọi là mẹ. Tôi nghẹn ngào không nói được.
"Tôi không có con, mà đến tuổi xế chiều lại có người gọi là mẹ. Tôi bị tai nạn nên rất suy sụp. Tôi yếu mà chồng cũng già yếu. Tôi rất thèm được như những người phụ nữ khác, muốn được có con, rất thèm được gọi là mẹ. Tự nhiên em bé ngày xưa đến gọi tôi bằng mẹ, điều này làm cho tôi có động lực, cần kiên cường sống thêm. Từ ngày đó tôi thấy khỏe ra. Mỗi khi Hiền gọi điện tôi thấy rất phấn khởi", bà Mùi nói.
Chị Hoàng Thị Hiền kể: Nhờ anh Mai Thanh Hải kết nối các nhà hảo tâm, bà Bùi Thị Mùi được giúp đỡ xây một ngôi nhà khang trang. Ngôi nhà khánh thành vào đúng ngày 2.9.2018.
Theo Danviet
Sự trùng hợp về cuộc chiến bảo vệ biên giới Cuốn sách ra mắt vào thời điểm này có giá trị rất lớn: Vừa tròn 40 năm kỷ niệm ngày thành lập Quân đoàn 14, cũng là tròn 40 năm kỷ niệm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Sự trùng hợp này đã thôi thúc chúng tôi phải làm điều gì đó để tri ân hàng vạn...