Cảnh giác với Nhật Bản, Trung Quốc duyệt binh lớn
Trung Quốc duyệt binh lớn, Quân đội Trung Quốc đang diễn tập cho một cuộc duyệt binh lớn vào tháng 9 và dự kiến sẽ công bố các loại vũ khí mới tự sản xuất.
Quân đội Trung Quốc đang diễn tập cho một cuộc duyệt binh lớn vào tháng 9 và dự kiến sẽ công bố các loại vũ khí mới tự sản xuất.
Đây sẽ là cuộc diễu binh đầu tiên trong nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ông Tập Cận Bình.
Trung Quốc có thể sẽ có 4 cuộc diễu hành lớn trong các năm tới nhằm đối mặt với các hành động quyết đoán hơn của Nhật Bản dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Shinzo Abe, người muốn nới lỏng các chính sách Quốc phòng của Nhật, được quy định trong hiến pháp.
Những cuộc duyệt binh này cũng để thể hiện rằng ông Tập Cận Bình có toàn quyền sử dụng lực lượng vũ trang trong bối cảnh một loạt các vụ càn quét tham nhũng trong quân đội nhằm vào các vị tướng.
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – ông Tập Cận Bình
Video đang HOT
Với tư cách là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông Tập Cận Bình sẽ duyệt các cuộc duyệt binh và trong buổi lễ, ông sẽ được các tướng quân chào theo cung cách quân sự.
“Các cuộc diễu binh sẽ “được diễn ra thường xuyên hơn” trong suốt nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình”, nguồn tin cho hay.
Tần suất của các cuộc diễu binh sẽ gia tăng đáng kể so với quá khứ. Những vị lãnh đạo tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình, cựu Chủ tịch nước ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào, chỉ tổ chức các cuộc duyệt binh trong năm 1999 và 2009 để kỷ niệm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949.
Cuộc diễu hành tới đây, được tổ chức vào ngày 3/9 tại Bắc Kinh, sẽ đánh dấu 70 năm kết thúc Thế Chiến II. Đây là lần duyệt binh đầu tiên dưới thời ông Tập Cận Bình kể từ khi ông giữ chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương vào cuối năm 2012 và Chủ tịch Trung Quốc vào đầu năm 2013.
Các binh sĩ hiện tại đang tập dượt bí mật ở vùng ngoại ô Bắc Kinh cho lễ kỷ niệm, nguồn tin giấu tên cho hay.
Hiện chưa có thông tin về các loại vũ khí mới sẽ được trình diễn, nhưng Trung Quốc đã có một chương trình phát triển công nghệ cao đầy tham vọng, bao gồm tên lửa diệt vệ tinh, tên lửa phòng không cũng như các loại máy bay chiến đấu.
Trung tướng Song Puxuan, cựu hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh vào tháng 1/2015, sẽ dẫn đầu đoàn diễu binh vào tháng 9 tới, nguồn tin cho biết.
Nguyễn Trung (theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc diễu hành quân sự để "răn đe Nhật Bản"
Theo bài báo cáo giới quân sự đưa tin cho biết vào ngày 27 - 1, Trung Quốc dự kiến sẽ tổ chức một cuộc diễu hành quân sự quy mô lớn đầu tiên tại nước này kể từ năm 2009, nhằm "đe dọa Nhật Bản"
Trung Quốc thường tránh né việc phô diễn sức mạnh quân sự có tính chất rộng lớn nói trên. Song, nước này đã cho tổ chức diễu hành vào những dịp trọng đại như: kỷ niệm 50 và 60 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lần lượt vào năm 1999 và 2009. Theo tờ Nhân dân Nhật báo, cuộc diễu hành năm nay sẽ được tổ chức để đánh dấu kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2.
Trong bài viết của mình, nhà phê bình về tài chính Trung Quốc và toàn cầu Hu Zhanhao nhận xét: Một lý do khác chính quyền muốn tiến hành cuộc duyệt binh là "để đe dọa Nhật Bản và tuyên bố cho cả thế giới biết về quyết tâm duy trì trật tự toàn cầu sau chiến tranh của Trung Quốc".
Nữ quân sĩ thuộc lực lượng Nhân dân giải phóng quân Trung Quốc (PLA) đang diễu hành trong ngày Quốc khánh tại Bắc Kinh (ảnh: AFP)
Ông lập luận: "Chỉ thông qua phô diễn khả năng quân sự thì Trung Quốc mới có thể cho Nhật Bản thấy thái độ và quyết tâm của mình. Đồng thời, cũng là để cho phía Nhật Bản biết rằng bất cứ ai dám thách thức kế hoạch giữ gìn trật tự thế giới sau chiến tranh và xâm phạm đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, nước đó sẽ trở thành kẻ thù và cần phải chuẩn bị tâm lý đề phòng Trung Quốc phản công".
Các nguyên nhân khác dẫn đến phê duyệt diễu hành bao gồm việc phô bày sức mạnh quân sự và củng cố niềm tự hào của người dân Trung Quốc. Bài viết trên đã không thông báo ngày giờ cụ thể nhưng cho biết sự kiện sẽ không được tổ chức vào ngày Quốc khánh. Vào ngày hôm qua, một số hãng thông tấn Trung Quốc đã xác nhận tin tức của Nhân dân Nhật báo là có thật.
Tình hình tranh chấp lãnh thổ và lịch sử tại các hòn đảo không người ở trong vùng biển Hoa Đông Trung Quốc giữa Bắc Kinh và Tokyo đang ngày càng trở nên căng thẳng. Tháng 12 năm 2013, chính quyền Bắc Kinh đã "nổi giận" sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe viếng thăm đền thờ Yasukuni ở Tokyo để tưởng nhớ đến các binh sĩ Nhật Bản tử trận trong Thế chiến 2.
Hai bên đã có những bước tiến để làm giảm mối quan hệ căng thẳng, thông qua một thỏa thuận vào tháng 11 mở đường cho cuộc họp song phương chính thức đầu tiên giữa Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề diễn đàn các nhà lãnh đạo APEC châu Á-Thái Bình Dương tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, cuộc gặp mặt đã diễn ra trong bầu không khí "lạnh nhạt".
Những ký ức về chiến tranh do Nhật Bản gây ra được Bắc Kinh sử dụng như một công cụ quan trọng để củng cố tình cảm dân tộc và làm tiêu tan bất kỳ sự bất mãn nào với chế độ cai trị của Đảng Cộng sản nước này. Mặt khác, Trung Quốc vẫn còn đề cao cảnh giác với các động thái của Tokyo và thường xuyên "nhắc nhở" đất nước láng giềng phải đối diện với sự thật lịch sử của chiến tranh và không được phép tái diễn chúng.
Theo Tri Thông
Pháp luật TPHCM
Đảng Cộng hòa chiến thắng trong Quốc hội Mỹ, Kiev hy vọng sớm nhận được vũ khí Cô vân cua Bô trương Nôi vu Ukraine, Zoran Shkiryak trao đôi trên kênh truyên hinh 112 răng, cac lanh đao cua Ukraine rât hy vong nhưng nha lâp phap ung hô Ukraine cua Đang Công hoa My se thông qua yêu câu cua Kiev va băt đâu cung câp cac loai vu khi va thiêt bi quân sư cho nươc nay. Măc...