Cảnh giác với món trà sữa trân châu
Lợi nhuận mang lại từ việc kinh doanh trà sữa trân châu không nhỏ, nên có những quán trà sữa trân châu chế biến bằng nguồn nguyên liệu không đảm bảo chất lượng vẫn mọc lên như nấm.
Việc hoang mang trước thông tin trà sữa trân châu chứa polymer từ năm 2009 đã tạm thời lắng đi, hiện nay, trà sữa trân châu này vẫn được coi là món khoái khẩu của giới trẻ khắp cả nước. Tuy hiện tại chưa có bằng chứng về việc trà sữa trân châu được làm từ bột nhựa sản xuất bỉm trẻ em đã thâm nhập chui thị trường Việt Nam, nhưng chắc chắn các loại trà sữa không nguồn gốc này rất nguy hiểm.
Mặc dù đã được khuyến cáo về chất lượng của trà sữa trân châu, nhưng mặc kệ cho chất lượng có ra sao thì các của hàng trà sữa trên địa bàn Hà Nội cùng như các tình thành trong cả nước vẫn mọc lên như nấm và kinh doanh rất ổn mà tín đồ của nó chính là giới trẻ.
Những viên trân châu trông rất hấp dẫn và bắt mắt
Có lẽ chưa có loại thức uống nào lại phong phú về tên gọi như thế, nào trà sữa bạc hà, sữa dừa, sữa mật ong, sữa nho, sữa kiwi, sữa cam, sữa dâu, sữa táo, sữa đậu xanh, sữa chanh dây… được ghi chi chít trên biển ở cửa quán hoặc trước bảng hiệu xe bán trà.
Dù có mùi vị, mầu sắc khác nhau như thế nào thì mọi ly trà sữa đều có một điểm chung không thể thiếu, đó là những hạt trân châu vừa dẻo vừa giòn vừa dai. Với nguyên liệu vô cùng phong phú như: sữa tươi, trà xanh, dưa vàng, dâu, cam… nhưng các “thượng đế” của chúng ta không hề hay biết rằng thứ nước uống mà họ cho là bổ dưỡng ấy, được sản xuất bằng nguyên liệu không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Video đang HOT
Dạo quanh Hà Nội để tìm hiểu thị trường, chúng tôi có mặt tại chợ Đồng Xuân. Qua tìm hiểu được biết ở đây có bán các loại trân châu đa dạng cả về màu sắc lẫn chủng loại, nhưng do thông tin việc trà sữa trân châu có chứa polymer nên gần như các cửa hàng chỉ bày bán một loại trân châu đen.
Loại rẻ, không nhãn mác giá 17.000 đồng/ kg, loại bình thường có nhãn là 18.000 đồng/kg. Người bán hàng cho hay, cả hai loại này đều cùng một nhà sản xuất, chỉ chênh lệch nhau giá cả vì thêm chi phí in ấn bao bì, chất lượng như nhau chính vì vậy các đại lý thường mua loại rẻ hơn để giảm chi phí.
Trên các sạp hàng, những túi hồng trà (40.000 đồng/gói) với bao bì hai màu chủ đạo xanh và đen được xếp cạnh nhau san sát. Người mua khó có thể biết được đó là cái gì nếu không được giới thiệu, vì trên sản phẩm chỉ có mấy dòng chữ loằng ngoằng mà chủ hàng thường nói là chữ Trung Quốc hoặc chữ Đài Loan. Lật đi lật lại gói hàng, tôi không thể tìm thấy bất cứ một chữ nào tiếng Anh (ngôn ngữ thường dùng cho hàng xuất khẩu) cũng như nhãn hiệu phụ bằng tiếng Việt như quy định của Bộ Thương mại về hàng nhập khẩu.
Một gói trân châu không rõ nguồn gốc này có thể chế biến được hàng trăm cốc trà sữa
Trong khi đó, theo đại diện của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, trong trường hợp các sản phẩm nhập từ nước ngoài mà không có nhãn phụ bằng tiếng Việt là vi phạm nghị định 178, chủ hàng sẽ bị phạt xử phạt hành chính, hộ kinh doanh không chứng minh được nguồn gốc sản phẩm cũng sẽ bị phạt tiền tương ứng theo giá trị lô hàng, tối đa là 20 triệu đồng.
Đáng ngạc nhiên hơn trong nguyên liệu làm trà sữa Trân châu không hề có loại sữa hộp, sữa đặc có đường nào mà chúng ta vẫn thường sử dụng hàng ngày. “Sữa” được dùng trong việc chế biến loại nước uống này là một loại bột có màu trắng ngà, được đóng đơn giản trong túi bóng trắng và buộc thắt nút bằng dây chun ở phía trên. Với công thức vô cùng đơn giản là: Trà hồng, bộ sữa, trân châu, đường, thạch và bột vị, khi khách gọi uống vị gì thì pha với vị đó.
Cách thức xử lý với gói trân châu khô mua về cũng đơn giản, chỉ cần luộc trân trâu chừng 12 – 15 phút, vớt ra, rửa bằng nước lã, hạt trân châu lúc này đã đen như hạt cườm. Sau đó, tráng lại với nước đun sôi để nguội, có nước, trân châu sẽ không bị dính.
Những người buôn bán, kinh doanh đang đánh vào tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng là thích rẻ và bổ dưỡng. Nguy hiểm nhất là vì không được kiểm định nên có thể trong loại bột sữa này sẽ có một số thành phần độc.
Nếu dùng phải sẽ rất nguy hại, đặc biệt là có những loại hóa chất độc hại không có phản ứng ngay mà phải cần một thời gian dài mới biểu hiện triệu chứng. Lời khuyên tốt nhất cho mọi người là chỉ sử dụng những loại đồ ăn, thức uống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Người đưa tin
Ngày 8/3: Giá hoa cao gấp đôi năm trước?
Hơn 1 tuần nữa mới đến ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, nhưng các đấng mày râu đã rục rịch tìm hiểu giá cả, đặt hoa tặng những người phụ nữ thân yêu. Tuy nhiên, theo nhiều hộ trồng hoa tại làng hoa Tây Tựu (Hà Nội), thời tiết rét lạnh kéo dài làm sản lượng giảm nên ngày lễ 8/3 tới đây, hoa hồng sẽ khan hiếm và giá đắt.
Khan hiếm hoa hồng dịp 8/3
Hầu hết người dân trồng hoa tại Tây Tựu (Hà Nội) cho rằng, hoa cho ngày 8/3 năm nay sẽ khan hiếm hoa hồng. Hoa ly có nhưng lượng hoa cung cấp cho thị trường cũng rất ít, hoa loa kèn đến thời điểm này không còn bao nhiêu.
Chị Nhung, chủ một ruộng hoa hồng hơn 400 m2 tại Làng Đăm (Tây Tựu), thở dài cho biết: lượng hoa cắt bán cho ngày 8/3 sắp tới sẽ không nhiều nếu không muốn nói là rất ít ỏi. Cả ruộng hoa hồng bạt ngàn chỉ thưa thớt vài chục nụ được chụp giấy báo, còn lại đang bắt đầu nhú mầm hoặc đã nở bung do trời nắng lên 24-25 độ C mấy ngày gần đây.
Theo chị Nhung: "Năm nay, hồng gai chắc chắn khan hiếm. Trời rét dài như thế cây không thể phát triển được. Mấy hôm nắng lên hoa mới bắt đầu chớm nụ, nhưng chắc cũng không kịp để bán. Những cây có giấy báo bọc trên nụ vài hôm nữa cũng sẽ nở, không thể đợi đến được 8/3". Chị Nhung cho biết thêm, trước Tết giá hoa hồng bán tại vườn có lúc lên đến 500.000 đồng/mớ (gồm 50 cành), tính ra tới 10.000 đồng/cành. Nhưng, ra tháng Giêng âm lịch, giá hoa hồng lại hạ đến... "khủng khiếp" chỉ còn 2.000 đồng/cành.
Chung nỗi niềm với chị Nhung, anh Quyết (Thôn Hạ - Tây Tựu) cũng khẳng định: "Hoa hồng cũng có hàng để bán nhưng quá ít, nhiều nhà không có mà bán".
Khắp ruộng hoa hồng hơn 300 m2 của nhà anh Quyết chỉ có khoảng 5% có thể kịp cắt bán dịp lễ 8/3. Anh Quyết dự đoán, với đà thiếu hoa đã được báo trước như hiện nay, giá bán hoa hồng ngày 8/3 sẽ tăng vọt, có thể lên mức 600.000 đồng/mớ (8/3 năm ngoái, hoa hồng có giá 300.000đồng/mớ).
Bên cạnh những ruộng hoa hồng gai là những ruộng hoa ly cũng đang được người dân đặt hi vọng có đủ số lượng để bán. Nhiều hộ trồng hoa cho biết: Hiện nay, hoa ly cũng được chuộng nhiều do hoa này chơi được lâu chứ không tàn nhanh như hoa hồng.
Anh Ninh, chủ một vườn hoa ở Tây Tựu, nhận định: "Hoa ly sẽ nhiều hơn hoa hồng, nhưng so với những năm trước vẫn là ít. Trời rét lâu quá, hoa không nở được. Nhiều người trồng để thu hoạch vào dịp Tết, nhưng nhiệt độ dưới 10 độ C nên sau Tết hoa mới nở. Đợt rằm tháng Giêng hoa được cắt bán gần như hết nên 8/3 tới sẽ không còn bao nhiêu hoa". Được biết, giá hoa ly bán ở vườn trước Tết là 60.000 đồng/cây, giờ đã hạ xuống còn 25.000 đồng - 30.000 đồng/cây. Nhưng theo dự báo, giá hoa ly ngày 8/3 sẽ tăng rất cao, ít nhất là tăng 100% so với giá hoa năm ngoái.
Theo lời anh Ninh, 8/3 năm ngoái, một cây hoa ly bán tại vườn giá 30. 000 đồng nhưng năm nay sẽ tăng gấp đôi thậm chí gấp 3 lên mức 50.000 đồng - 60. 000 đồng/cây. Còn khi đến tay người tiêu dùng từ các cửa hàng hoa trong ngày lễ, chắn chắn giá đội lên không thể dưới 90.000 đồng/cành.
Còn bác Lương, người có thâm niên trồng hoa tới 20 năm tại Tây Tựu, cũng không giấu được nỗi buồn về mùa hoa năm nay. Theo bác Lương, cúc không có hi vọng gì cho ngày Quốc tế phụ nữ vì không ai tặng nhau hoa cúc. Violet và hoa loa kèn cũng chẳng còn bao nhiêu, do bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc liên tục. Mấy nhà cạnh vườn của bác Lương có violet cũng đã được đặt hết, đang được đợi để chở đi từ khoảng 5-8/3 tới. Bác than thở: "Năm ngoái được mùa thì giá rẻ, còn năm nay giá cao lại không có hoa mà bán".
Trong bối cảnh được dự đoán hoa hồng khan hiếm, giá tăng thì hoa đồng tiền đang được kỳ vọng sẽ "cứu cánh" cho những hộ trồng hoa bởi năm nay hoa đồng tiền được mùa. Những người trồng hoa lâu năm cho biết, đây là loại hoa ít chịu ảnh hưởng của thời tiết và được trồng trong nhà vòm ni lông nên không bị ảnh hưởng trực tiếp của gió rét, vì vậy có điều kiện để chớm nụ và đơm bông đúng theo "ý đồ" người trồng.
Kỳ vọng hoa nhập
Theo khảo sát của phóng viên, những ngày này tại chợ hoa Quảng Bá, mặt hàng chủ đạo là hoa lay ơn và hoa ly. Anh Cường, tiểu thương bán hoa tại chợ, cho biết: "Đúng là hoa hồng hiện đang khan hiếm, do đợt Tết âm lịch và rằm tháng Giêng vừa qua lượng hoa được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, cũng không đáng ngại lắm vì các kho lạnh đang nhập dần hoa về để cung cấp cho thị trường vào dịp 8/3".
Nhiều chủ cửa hàng hoa đã bắt đầu chuẩn bị hoa cho ngày 8/3 dịp kinh doanh quan trọng của năm
Tại một quầy bán hoa khác trong khu vực có tập trung nhiều hoa hồng, cô Thanh (chủ quầy) nói: "Hoa hồng đang bán ở đây phần lớn được nhập từ Đà Lạt với giá nhập về đã 5.000 - 6.000 đồng/cành. Với đà này, giá hoa hồng ngày 8/3 có thể tăng lên 15.000 - 20.000 đồng/cành. Giá các chi phí khác tăng nên giá hoa cũng phải tăng theo".
Ngay thời điểm này, nhiều shop hoa trên địa bàn Hà Nội cũng bắt đầu chuẩn bị hoa cho ngày lễ 8/3. Chị Thơ - chủ shop hoa trên đường Xuân Thủy - cho biết: "Giá hoa hồng giờ đã ở mức 10.000 đồng/cành nên tới ngày 8/3 có thể sẽ tăng lên mức 20.000 đồng - 30.000 đồng/cành". Do được các mối giao hoa "cảnh báo" hoa có thể khan hiếm nên chị Thơ đã đặt trước các chủ vườn nên chị vẫn tự tin shop sẽ có đủ lượng hoa đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Cũng theo dự đoán của chị Thơ, năm ngoái hoa ly dao động ở mức 30.000 - 50.000 đồng/cành nên có thể tăng giá 100%, lên tới 100.000 đồng/cành. Nếu mua bó hoa ly 10 bông, nhiều khách hàng sẽ phải chi số tiền không nhỏ, xấp xỉ khoảng 1 triệu đồng.
Trong khi đó, nhân viên bán hàng của shop hoa Thùy Dương trên phố Kim Mã cho rằng: Đúng là đang có hiện tượng khan hiếm hoa hồng. Tuy nhiên, cửa hàng cũng không phải đặt trước, mà gần ngày 8/3 mới lấy tại đại lý về. Còn hoa ly ngày thường đã 50.000 đồng/ cành, đến ngày 8/3 có thể lên đến gần 100.000 đồng/cành.
VGT(Theo VTC News)
Cò mồi trục lợi từ tin đồn tăng phí làm hộ chiếu Không biết từ đâu rộ lên tin đồn sắp tăng phí làm hộ chiếu. "Đục nước", "cò mồi" được dịp lộng hành trục lợi người đi đăng ký làm hộ chiếu tại Cục quản lý xuất nhập cảnh trên địa bàn Hà Nội trong những ngày gần đây. Đổ xô đi làm hộ chiếu trước tin đồn tăng phí Ghi nhận của PV...