Cảnh giác với hiện tượng nhiễu loạn thông tin từ mạng xã hội
Khi xã hội phát triển, công nghệ thông tin trở thành một trong những nhu cầu cần thiết đối với giới trẻ, đặc biệt là sự phát triển của các trang mạng xã hội. Tuy nhiên bên cạnh tính tiện ích vốn có của nó thì việc không thể kiểm soát thông tin, hoặc đua theo những trào lưu vô cảm, đang biến các trang mạng xã hội thành những cái bẫy nguy hiểm cho người sử dụng.
Nhiễu loạn thông tin
Thông tin tràn lan
Mạng xã hội đã và đang có tầm ảnh hưởng ngày càng lan rộng, không biết từ lúc nào, mạng xã hội đã trở thành nơi cung cấp thông tin nguồn một cách đắc lực cho tất cả chúng ta. Với một lượng người tham gia mạng xã hội đông đảo, trên diện rộng, thậm chí xuyên biên giới, các thông tin trên đó cũng được cập nhật nhanh chóng.
Tuy nhiên, mạng xã hội là nơi thể hiện quan điểm mang tính cá nhân, nhiều thông tin thiếu chính xác, vô bổ, thiếu sự kiểm chứng, xác thực về nội dung thậm chí còn mang ý đồ không minh bạch… do đã có không ít thông tin thiếu chính xác được đăng lên làm ảnh hưởng đến đời tư của người liên quan, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Với những tính năng, tiện ích vượt trội, dễ thao tác, thực hành, nhiều cá nhân, tổ chức đã tạo ra và sử dụng, quản lý những trang web, blog hay tài khoản mạng xã hội nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh doanh, đầu tư… trên không gian mạng. Xét về bản chất, đây là những tài khoản, trang mạng xã hội không có chức năng thông tin như các cơ quan báo chí chính thống của Đảng, Nhà nước.
Nguy hại tiềm ẩn từ những mạng xã hội
Video đang HOT
Tuy nhiên, về mặt hình thức, những trang này hoàn toàn có thể đăng tải thông tin như các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị; trong đó, chủ tài khoản hoặc quản trị viên (admin) có thể chia sẻ bất kỳ thông tin, bài viết nào họ muốn, nội dung thông tin phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm, khả năng, trình độ của người đưa tin mà không hề có sự sàng lọc, thẩm định tính khách quan, chân thực của thông tin trước khi đăng tải. Điều này dễ gây ra sự mơ hồ, sai lệch trong nhận thức của người đọc khi tiếp cận, nghiên cứu, sử dụng nội dung từ những tin, bài viết này. Đó là chưa kể đến, tình trạng nhiễu loạn thông tin từ việc các đối tượng phạm tội lợi dụng Internet, mạng xã hội để đăng tải thông tin sai sự thật, “bẫy” người dùng nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mại dâm, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy… đã và đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát.
Tác dụng tiêu cực tới an ninh trật tự
Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay, đó là tình trạng nhiễu loạn thông tin xuất phát từ hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tán phát quan điểm, tư tưởng sai trái nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, kích động biểu tình, bạo loạn thông qua mạng xã hội của các thế lực thù địch, phản động, chống đối trong và ngoài nước. Theo thống kê của Cơ quan An ninh, tính đến nay, có hơn 2.500 trang web, blog, mạng xã hội của các cá nhân, tổ chức phản động đang hoạt động và đăng tải các tin, bài viết, bình luận, phỏng vấn với mục đích tuyên truyền phá hoại tư tưởng nhằm chống phá Nhà nước; trong đó, nổi lên là các trang như: “ Dân làm báo”,” Quan làm báo”, “Dân luận”,” Việt Tân”…
Thông tin xấu, độc
Những tin, bài viết tuyên truyền chống phá trên mạng xã hội có số lượng và tần suất đăng tải lớn, nội dung đa dạng, phong phú trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc tinh vi, xảo quyệt, khó nhận biết, khó phân biệt thật, giả đã tác động mạnh mẽ, tiêu cực đến tư tưởng, hành vi của một bộ phận quần chúng nhân dân, nhất là các tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, văn nghệ sĩ.
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp người dân do bản lĩnh chính trị yếu kém, tư tưởng hám lợi, bất mãn, lại bị tác động bởi các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, lôi kéo của các thế lực thù địch, phản động, dẫn tới có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại lợi ích của quốc gia, dân tộc. Điển hình như các trường hợp: Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Hồ Đức Hòa, Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Thị Như Quỳnh… bị các đối tượng phản động bên ngoài tuyên truyền,lôi kéo và đã có các hành vi như: viết bài xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước; rải truyền đơn, kích động quần chúng nhân dân biểu tình, gây rối an ninh, trật tự.
“Gạn đục khơi trong”
Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, thế hệ chúng ta đang được sống trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Trong đó, tiện ích nổi bật nhất là các mạng xã hội. Nhờ nó, chúng ta có điều kiện giao lưu, kết bạn, chia sẻ nhanh và rộng rãi hơn quan điểm của mình tới các vấn đề xã hội mình quan tâm.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã hội mang lại, vẫn còn đó những hạn chế, rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến lợi ích của người dùng, đặc biệt là tình trạng nhiễu loạn thông tin gây mất định hướng tư tưởng, nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, tổ chức. Đây là vấn đề nan giải, khó giải quyết triệt để trong một sớm, một chiều; bởi thế, trước tiên và hơn ai hết, mỗi người dùng Internet,mạng xã hội cần phải có nhãn quan sắc bén, bản lĩnh vững vàng, tự bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, tiêu cực; đồng thời, cần nâng cao ý thức cảnh giác, sàng lọc thông tin trước khi tiếp cận, nghiên cứu, sử dụng.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý đối với các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các mạng xã hội để kịp thời phát hiện, định hướng dư luận trước những luồng thông tin sai trái, độc hại; tham mưu với Đảng, Nhà nước rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung, Internet và mạng xã hội nói riêng.
Lực lượng Công an phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; qua đó, nhanh chóng phát hiện dấu hiệu sai phạm và khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, không để cho các thế lực thù địch, các loại tội phạm lợi dụng tiến hành các hoạt động tuyên truyền quan điểm, thông tin sai trái,thù địch, chống Đảng, Nhà nước ta và các hành vi phạm tội khác.
Theo Danviet
Thông tin tiếp về vụ bắt giữ 02 đối tượng phạm tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
Trong các ngày 17 và 21/3/2017, Cục An ninh mạng, Bộ Công an đã phối hợp Công an TP. Hồ Chí Minh và Công an tỉnh Thái Nguyên thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Bùi Hiếu Võ (SN 1962, trú tại P11-01, lô C, chung cư Hà Đô, đường Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) và Phan Kim Khánh (SN 1993, thường trú tại xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) để điều tra về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Đối tượng Bùi Hiếu Võ (trái) và Phan Kim Khánh (phải).
Qua điều tra, Cơ quan Công an xác định:
Đối tượng Phan Kim Khánh.
Từ tháng 5/2015, Bùi Hiếu Võ lập tài khoản facebook "Hieu Bui" đăng tải nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phỉ báng nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kích động các hoạt động phá rối an ninh, trật tự và bạo động. Bùi Hiếu Võ đã kích động sử dụng bom xăng và axit tấn công lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an. Trong quá trình hoạt động, Bùi Hiếu Võ đã móc nối với thành viên tổ chức khủng bố "Việt Tân" tại Úc để bàn bạc, trao đổi và cùng quản trị facebook "Hieu Bui". Ngoài ra, Bùi Hiếu Võ còn gửi một số bài viết có nội dung xấu cho các trang mạng phản động bên ngoài để tán phát lên không gian mạng.
Đối tượng Bùi Hiếu Võ.
Từ cuối năm 2015 đến nay, Phan Kim Khánh lập và quản trị 02 blog lấy tên là "Báo Tham nhũng" và "Tuần Việt Nam", 03 trang trên mạng xã hội Facebook lấy tên là "Báo Tham Nhũng", "Tuần Báo Việt Nam" và "Dân chủ TV", 02 kênh trên mạng xã hội YouTube lấy tên là "Việt Báo TV" và "Việt Nam online" liên tục đăng nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phần lớn được lấy từ các trang mạng phản động khác. Để hoạt động, Phan Kim Khánh đã móc nối với một số đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài nước bàn bạc, trao đổi thông tin và cùng quản trị, trong đó, có Nguyễn Văn Hải (tức Hải "Điếu Cày", đã bị kết án về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", hiện đã xuất cảnh sang Mỹ vì lí do nhân đạo). Bên cạnh đó, Phan Kim Khánh còn móc nối, tham gia quản trị một số trang mạng của tổ chức khủng bố "Việt Tân" và một số tổ chức phản động bên ngoài.
Tại Cơ quan điều tra, trước các tài liệu, chứng cứ thu được, Bùi Hiếu Võ và Phan Kim Khánh đã thừa nhận hành vi phạm tội, cùng mối quan hệ móc nối với các tổ chức, cá nhân phản động, chống đối bên ngoài để tiến hành hoạt động chống Nhà nước. Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh và Công an tỉnh Thái Nguyên đang tập trung điều tra để xử lý các đối tượng trước pháp luật.
Việc bắt giữ các đối tượng đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, cũng là lời cảnh tỉnh đến các đối tượng khác đang có âm mưu, hoạt động chống Nhà nước, hoạt động đi ngược lại lợi ích và truyền thống dân tộc.
Theo Cổng TTĐT Bộ Công An
Bắt khẩn cấp Bùi Hiếu Võ, Phan Kim Khánh vì vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự Vào 19 giờ ngày 21/3, trên Cổng thông tin Bộ Công an Việt Nam đưa tin, lực lượng Công an vừa bắt 2 đối tượng vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự. Đối tượng Bùi Hiếu Võ, sinh năm 1962, hộ khẩu thường trú tại P11-01, lô C, chung cư Hà Đô, đường Nguyễn Văn Công, P3, Gò Vấp, TP HCM -...